Báo cáo biện pháp Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng phát triển ngôn ngữ ở trường mầm non
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng phát triển ngôn ngữ ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- bao_cao_bien_phap_mot_so_bien_phap_giup_tre_24_36_thang_phat.doc
Nội dung text: Báo cáo biện pháp Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng phát triển ngôn ngữ ở trường mầm non
- Một số biện pháp giúp trẻ 24 – 36 tháng phát triển ngôn ngữ ở trường mầm non MỤC LỤC I.Đặt vấn đề II.Giải quyết vấn đề 1.Cơ sở lý luận 2.Thực trạng 3.Các biện pháp Biện pháp 1:Tạo môi trường cho trẻ hoạt động Biện pháp2: Sáng tạo một số hình thức phục vụ tiết học Biện pháp 3: Làm đồ dùng sáng tạo Biện pháp 4: Sử dụng các bài thơ, bài hát, trò chơi phù hợp theo từng chủ điểm Biện pháp 5: Ứng dụng công nghệ thông tin vào trong NBTN Biện pháp 6: Tiếp cận với phụ huynh làm tốt công tác phối hợp. Biện pháp 7:Chia tách lớp hợp lý 4.Kết quả III.Kết luận và kiến nghị 1.Kết luận 2. Bài học kinh nghiệm DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Hoạt động học Nhận biết tập nói HĐH NBTN 1/28
- Một số biện pháp giúp trẻ 24 – 36 tháng phát triển ngôn ngữ ở trường mầm non I. ĐẶT VẤN ĐỀ “Tiếng nói” xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử loài người, “ tiếng nói ” là phương tiện để con người trao đổi thông tin, để giao tiếp, học tập. Có thể nói rằng nếu không có tiếng nói thì con người, xã hội không thể phát triển được. Trong công tác giáo dục trẻ mầm non hiện nay chúng ta càng thấy rõ vai trò của tiếng nói. Vì trẻ mầm non chưa biết chữ, trẻ tiếp thu được kiến thức nhờ giao tiếp với mọi người xung quanh và thông qua giao tiếp trẻ được phát triển ngôn ngữ, ngôn ngữ là yếu tố góp phần giúp trẻ phát triển về mọi mặt: đức, trí, thể, mỹ và hình thành cơ sở ban đầu của nhân cách con người. Muốn cho việc học nói của trẻ được thuận lợi thì một trong những điều kiện quan trọng là trẻ được tích lũy nhiều vốn từ và trên cơ sở hiểu biết đầy đủ ý nghĩa của những vốn từ đó, trẻ sẽ biết cách sử dụng “số vốn” đó một cách thành thạo. Trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay, mọi người đều lo làm ăn, kiếm sống, thời gian các bậc cha mẹ trò chuyện với con trẻ để phát triển vốn từ còn ít, do vậy vốn từ của trẻ em ngày nay phát triển còn hạn chế, chủ yếu trẻ được tiếp xúc và phát triển vốn từ qua ti vi, phim ảnh chưa được sự chỉ bảo, uốn nắn của người lớn. Do vậy mà vai trò của người giáo viên mầm non trong việc cung cấp vốn từ cho trẻ lứa tuổi mầm non và nhất là trẻ nhà trẻ lứa tuổi 24-36 tháng làm quen và học tốt môn Nhận Biết Tập Nói là việc vô cùng quan trọng và cần thiết vì ở lứa tuổi nhà trẻ, trẻ còn non nớt vụng về cần được chăm sóc kĩ lưỡng về mọi mặt cả tinh thần lẫn thể chất, nhất là trẻ đang trong giai đoạn bi bô tập nói. Cô giáo là người chịu trách nhiệm hướng dẫn, bảo ban, chỉ bảo cho trẻ mọi điều và việc quan trọng hơn cả là người giáo viên phải chú ý và quan tâm đến trẻ hơn xem trẻ nói có đúng ngữ pháp không, có đủ câu chưa, đã tròn âm chữ khi phát âm ra chưa? Không những vậy mà giáo viên còn dậy cho trẻ thêm những vốn kiến thức sơ khai: như việc chào hỏi lễ phép tưởng như đơn giản nhưng cũng không kém phần khó khăn vất vả. Để giải quyết những vấn đề đó trẻ nhà trẻ sẽ được làm quen thêm về một số hoạt động của lứa tuổi nhà trẻ trong đó hoạt động học Nhận biết tập nói là điển hình và qua hoạt động học Nhận biết tập nói - Làm quen với các sự vật hiện tượng ở xung quanh trẻ. -Trẻ sẽ phát âm chuẩn các vốn từ về các sự vật hiện tượng ở xung quanh trẻ. -Trẻ được làm quen và hình thành những khả năng tư duy, tưởng tượng mà hàng ngày các cô giáo và cha mẹ vẫn thường cho trẻ thấy qua các góc cho - Ở lớp, qua mảng chủ điểm, qua các giờ học và qua cả các tranh ảnh mà trẻ được tiếp xúc với những sự vật hiện tượng đó. Tuy nhiên trên thực tế ở lớp tôi hiện nay thì Hoạt động học Nhận biết tập nói cho trẻ vẫn còn gặp phải nhiều khó khăn như: - Lớp tôi có một số trẻ vẫn còn non nớt, khả năng phát âm của trẻ kém, nhiều trẻ còn ít nói, chậm nói tạo ra sự phát triển không đồng đều giữa các trẻ 2/28
- Một số biện pháp giúp trẻ 24 – 36 tháng phát triển ngôn ngữ ở trường mầm non - Bên cạnh đó phụ huynh lại không coi trọng việc học tập của các con ở lứa tuổi này vì nghĩ rằng còn bé nên chưa cần học tập nhiều. Do đó, để việc cảm thụ và nói chính xác các từ khi trẻ phát âm một cách tốt nhất thì cô giáo phải là người củng cố lại cách phát âm cũng như cung cấp thêm vốn từ cho trẻ để trẻ có đủ kiến thức học và phát âm cho chuẩn, cho đúng. Và đó là lý do tôi quyết định chọn đề tài : “Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng phát triển ngôn ngữ ở trường mầm non ” Để giúp trẻ nắm được kiến thức cũng như trả lời được câu hỏi của cô một cách mạch lạc, to, rõ ràng và thông qua các hình thức đó giúp trẻ tiếp cận gần hơn với bộ môn Nhận biết tập nói để trẻ hiểu nội dung và hòa mình vào các sự vật hiện tượng có trong môi trường tự nhiên trong cuộc sống của trẻ hằng ngày. Nhận thức được tầm quan trọng đó tôi luôn suy nghĩ, tìm tòi để tìm ra các hình thức, biện pháp giúp trẻ có những giờ học Nhận biết tập nói sao cho chất lượng nhất, bổ ích nhất giúp trẻ phát triển tư duy cũng như vốn hiểu biết của trẻ được thăng hoa một cách tự nhiên, thoải mái. Ở nhà trẻ ,Hoạt động với đồ vật là hoạt động chủ đạo, mà Nhận biết tập nói là phương pháp chính trong tất cả các tiết học và các hoạt động trong ngày diễn ra của trẻ, nhất là ở lứa tuổi nhà trẻ nói chung và trẻ 24-36 tháng nói riêng. Theo đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, lứa tuổi nhà trẻ thì tư duy trực quan, trẻ tiếp thu các kiến thức một cách dễ dàng nhất thông qua các hình ảnh, trò chơi, mọi vật xung quanh trẻ Muốn việc tiếp thu các kiến thức mà cô cần cung cấp cho trẻ được dễ dàng thì hình thức truyền đạt gây sự chú ý của trẻ là vô cũng quan trọng, chính vì những suy nghĩ trên tôi đã mạnh dạn đưa ra một số hình thức, trò chơi đưa vào thực hiện cho trẻ Nhận biết tập nói theo từng chủ điểm. 3/28
- Một số biện pháp giúp trẻ 24 – 36 tháng phát triển ngôn ngữ ở trường mầm non PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1.Cơ sở lí luận Như chúng ta đã biết trẻ ở lứa tuổi nhà trẻ khi bước và năm học đầu tiên, tạm rời xa gia đình (những người thân bên trẻ) để đến với vòng tay cô giáo, với các bạn cùng lứa tuổi vời đầy bỡ ngỡ. Trẻ chủ yếu quấy khóc và rất cần tình thương, sự vỗ về của cô giáo. Các cô cũng rất vất vả trong giai đoạn đầu trẻ đến lớp, nhất là tạo lòng tin cho phụ huynh cũng như khích lệ trẻ để trẻ thích đến lớp. Trẻ nhà trẻ lứa tuổi 24-36 tháng còn non nớt vụng về cần được chăm sóc kĩ lưỡng về mọi mặt cả tinh thần lẫn thể chất, nhất là trẻ đang trong giai đoạn bi bô tập nói. HĐH NBTN giúp trẻ hiểu rõ hơn về đặc điểm cấu tạo các hiện tượng sự vật ở thế giới xung quanh từ đó giúp trẻ phát triển toàn diện : Đức, trí, thể, mỹ và nhất là phát triển ngôn ngữ mạch lạc. Và thông qua HĐH NBTN trẻ được làm quen với các sự vật hiện tượng ở xung quanh trẻ.Trẻ sẽ phát âm chuẩn các vốn từ về các sự vật hiện tượng ở xung quanh trẻ.Trẻ được làm quen và hình thành những khả năng tư duy, tưởng tượng mà hàng ngày các cô giáo vẫn thường cho trẻ thấy qua các góc cho ở lớp, qua mảng chủ điểm, qua các giờ học và qua cả các tranh ảnh mà trẻ được tiếp xúc với những sự vật hiện tượng đó. Bên cạnh đó qua quá trình thực nghiệm này sẽ giúp cho cha mẹ trẻ hiểu được rằng trẻ ở lứa tuổi nhà trẻ 24-36 tháng cũng cần phải được học tập bồi dưỡng tích lũy vốn từ và làm quen với các sự vật hiện tượng của thế giới xung quanh ngay từ khi còn nhỏ. Với những lý do trên chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy để giúp trẻ 24-36 tháng học tốt HĐH NBTN, để trẻ có được vốn từ phong phú, ngôn ngữ mạch lạc, khả năng tư duy về sự vật hiện tượng thế giới xung quanh một cách hiệu quả nhất thì phải có sự kết hợp chặt chẽ từ cả hai phía Gia đình và Nhà trường. 2.Thực trạng Trường mầm non của tôi được công nhận là trường chuẩn Quốc gia mức độ 1, số cháu ra lớp đông, được phụ huynh đánh giá cao về chất lượng chăm sóc giáo dục.Trong năm học tới tiếp tục thực hiện theo chương trình giáo dục mầm non mới . Tôi được phân công phụ trách một lớp Nhà trẻ với số trẻ là 40 cháu cùng 03 giáo viên khác. Qua thực tế lớp tôi gặp phải một số thuận lợi và khó khăn như sau: a.Thuận lợi: - Ban giám hiệu nhà trường luôn tạo điều kiên để giáo viên thực hiện chương trình tốt nhất, được tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn, dự kiến tập tại trường, trường bạn - Lớp có phòng rộng, thoáng mát sạch sẽ, có đầy đủ đồ dùng đồ chơi, có phương tiện hiện đại phục vụ cho việc dạy và học như đàn, tivi, máy vi tính,máy chiếu 4/28
- Một số biện pháp giúp trẻ 24 – 36 tháng phát triển ngôn ngữ ở trường mầm non - Bản thân tôi là giáo viên có trình độ trên chuẩn và dạy 8 năm liên tục ở lớp nhà trẻ 24- 36 tháng, có kiến thức và vốn kinh nghiệm - Trẻ tuy có non nớt nhưng rất ngoan và biết nghe lời. Nhất là khi trong giờ học, trẻ hồn nhiên vô tư, trong sáng, hòa mình với cô một cách tự nhiên không gò ép, vì vậy đã tạo ra một lứa tuổi rất riêng trong môi trường mầm non. b.Khó khăn: - Việc trang trí, tổ chức các hoạt động của trẻ còn sơ sài, chưa có chiều sâu. - Lớp có 01 giáo viên trẻ, mới vào nghề chưa có nhiều kinh nghiệm cũng như nghệ thuật lên lớp ở lứa tuổi nhà trẻ. - Phụ huynh coi nhẹ tầm quan trọng của việc cung cấp các kiến thức cho trẻ, nhất là lứa tuổi nhà trẻ. Vì các bậc phụ huynh chỉ coi trọng việc chăm sóc trẻ là chính còn việc học nhiều phụ huynh vẫn còn phó mặc hoặc cho rằng không quan trọng vì trẻ vẫn còn đang ở lứa tuổi nhà trẻ. - Vốn từ của trẻ còn rất nghèo nàn, một số trẻ mới nói được 1 từ : Châu, Dũng, Phú, Đức, Nga, Bảo Khảo sát chất lượng giáo dục trẻ Qua khảo sát đầu năm tôi thấy một số trẻ chưa có kĩ năng phát âm chuẩn, trẻ vẫn còn nói ngọng, vốn từ, vốn hiểu biết về thế giới xung quanh còn rất hạn chế. Kết quả đạt được như sau: Các Luyện tập phối hợp NB, quan sát, ghi Hiểu, nói, trả lĩnh các giác quan nhớ lời theo yêu cầu vực Xếp loại Đ CĐ Đ CĐ Đ CĐ Đầu 25 15 21 19 27 13 năm Tỷ lệ % 62,5% 37,5% 52,5% 47,5% 67,5% 32,5% Sau khi nắm bắt được đặc điểm tình hình của lớp tôi đã đề ra “Một số biện pháp giúp trẻ 24-36T phát triển ngôn ngữ ở trường mầm non ” 3.Các biện pháp Biện pháp1:Tạo môi trường cho trẻ hoạt động: Với trẻ mầm non nói chung và trẻ lứa tuổi nhà trẻ nói riêng thì nhận thức và phát âm đúng các từ ngữ là việc khó khăn, vì bản thân trẻ còn nói ngọng và cô là người củng cố, uốn nắn trẻ nói cho đúng, nói chuẩn, nói đủ câu để trẻ phát triển được ngôn ngữ cũng như tư duy một các tốt nhất. Chính vì vậy mà phải cho 5/28