Báo cáo biện pháp Một số biện pháp giáo dục kỹ năng thực hành cuộc sống cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số biện pháp giáo dục kỹ năng thực hành cuộc sống cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- bao_cao_bien_phap_mot_so_bien_phap_giao_duc_ky_nang_thuc_han.doc
Nội dung text: Báo cáo biện pháp Một số biện pháp giáo dục kỹ năng thực hành cuộc sống cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi
- MỤC LỤC NỘI DUNG Trang PHẦN I – ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 3 3. Nhiệm vụ nghiên cứu. 3 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4 5. Phương pháp nghiên cứu 4 6. Kế hoạch nghiên cứu. 4 PHẦN II - GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 5 1. Cơ sở lý luận 5 2. Cơ sở thực tiễn – phân tích thực trạng của đơn vị 5 3. Các biện pháp thực hiện 6 3.1 Biện pháp 1: Khảo sát và lập kế hoạch tổ chức hoạt động giáo 6 dục kỹ năng sống. 3.2 Biện pháp 2: Xây dựng môi trường lớp học giúp trẻ thực hành 8 các kỹ năng sống. 3.3 Biện pháp 3: Thiết kế đồ dùng, đồ chơi dạy kỹ năng thực hành 9 cuộc sống. 3.4 Biện pháp 4: Hình thành kỹ năng sống cho trẻ thông qua các 12 hoạt động ở trường mầm non 3.5 Biện pháp 5: Lồng ghép hoạt động giáo dục kỹ năng sống trong 23 các ngày lễ, hội, tham quan, picnic. 3.6 Biện pháp 6: Phối kết hợp cùng phụ huynh trong việc giáo dục 25 kỹ năng sống cho trẻ. 4. Kết quả đạt được 27 PHẦN III - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 28 1. Kết luận 28 2. Bài học kinh nghiệm 28 PHẦN IV – TÀI LIỆU THAM KHẢO 29
- PHẦN I - ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Giáo dục mầm non là ngành học mở đầu trong hệ thống giáo dục quốc dân, chiếm vị trí quan trọng. trong giáo dục. Mầm non có nhiệm vụ xây dựng những cơ sở ban đầu, đặt nền móng cho việc hình thành nhân cách con người. Trẻ em là hạnh phúc của mọi gia đình, là tương lai của cả dân tộc, viêc bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ không phải chỉ là trách nhiệm của mọi người và của toàn xă hội và của cả nhân loại . Đây là thời điểm mấu chốt và quan trọng nhất, thời điểm này tất cả mọi việc đều bắt đầu: bắt đầu ăn, bắt đầu nói, bắt đầu nghe, nhìn và vận động bằng đội chân, đôi tay của mình tất cả những cử chỉ đó đều hình thành thói quen tốt, kể cả thói xấu. Đặc biệt khi chúng ta đã bước sang thế kỷ 21 thế kỷ nền văn minh trí tuệ, của nền khoa học hiện đại, đòi hỏi con người cần phải năng động sáng tạo, chủ động, có trang bị kiến thức, kỹ năng để phù hợp với sự phát triển của thời đại. Trẻ em là công dân của xã hội, là thế hệ tương lai của đất nước nên ngay từ thủa lọt lòng chúng ta cần chăm sóc giáo dục trẻ thật chu đáo. Đặc biệt giáo dục kỹ năng sống cho trẻ càng có ý nghĩa quan trọng hơn bởi. Xã hội hiện đại mang đến cho cuộc sống con người nhiều tiện ích, sự thoải mái nhưng cũng tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm, đặc biệt là đối với con trẻ. Điều này đòi hỏi mỗi trẻ đều phải có những kỹ năng để xử lý cũng như bảo vệ chính bản thân mình. Xã hội đang phát triển cuốn theo nhiều bộn bề cuộc sống chính vì vậy phụ huynh ít có thời gian quan tâm đến con . Trẻ giai đoạn 0- 6 tuổi đang hình thành và phát triển nhân cách quan trọng là hình thành và phát triển, rèn luyện kỹ năng sống. Trong điều kiện thực tế đó giáo dục kỹ năng sống được đưa vào trường mầm non, phụ huynh mong muốn trẻ được giáo dục tốt ở trường. Giáo dục “Kỹ năng sống” cho trẻ là giáo dục cách sống tích cực trong xã hội hiện đại . Giáo dục cho trẻ những kỹ năng mang tính cá nhân và xã hội nhằm giúp trẻ có thể chuyển kiến thức, thái độ, cảm nhận thành những khả năng thực thụ , giúp trẻ biết xử lý hành vi của mình trong các tình huống khác nhau trong cuộc sống . Một cá nhân nếu có đầy đủ kiến thức trong cuộc sống nhưng lại chưa có kỹ năng cuộc sống ( Bao gồm rất nhiều kỹ năng ) và biết sử dụng linh hoạt kỹ năng này thì không đảm bảo cá nhân đó có thể đưa ra các quyết định hợp lý, giao tiếp có hiệu quả và có mối quan hệ tốt với mọi người. Kỹ năng sống chính là năng lực tâm lý xã hội để đáp ứng và đối phó những yêu cầu và thách thức trong cuộc sống hàng ngày. 1/29
- Một nghiên cứu gần đây về sự phát triển trí não của trẻ cho thấy khả năng giao tiếp, khả năng biết tự kiểm soát, thể hiện các cảm giác của mình, biết cách ứng xử phù hợp và biết tự cách giải quyết các vấn đề cơ bản một cách tự lập rất quan trong đối với trẻ. Chính vì vậy, việc đi sâu lồng ghép dạy kỹ năng sống cho trẻ phù hợp với từng độ tuổi từ lứa tuổi mầm non vô cùng cần thiết và đó cũng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của năm học 2016- 2017 Trong xã hội hiện nay, giáo dục kỹ năng sống đã trở thành một nhu cầu thiết yếu. Bởi sự bùng nổ của thông tin, với những văn hóa không phù hợp thuần phong mỹ tục của dân tộc, với những suy thoái về đạo đức, với những đua đòi của thế hệ trẻ, cùng với những mặt trái của công nghệ thông tin, mặt trái của xã hội, với muôn ngàn cạm bẫy giới trẻ hiện nay tiếp cận rất nhiều loại tác động, tốt có, xấu có, thường xuyên chịu tác động đan xen của những yếu tố tích cực và tiêu cực, luôn bị đặt vào hoàn cảnh phải lựa chọn những giá trị, phải đương đầu với những khó khăn, thách thức, những áp lực tiêu cực từ gia đình và xã hội. Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là giúp trẻ biết cách chăm sóc và bảo vệ bản thân mình, tạo sự tự tin cho trẻ giúp trẻ thích nghi được với môi trường xung quanh, không những thế còn giúp cho trẻ biết cách giao tiếp và ứng xử trong cuộc sống hàng ngày, trẻ biết cách phối hợp với các bạn chơi trong nhóm. Để giúp trẻ có kỹ năng sống không có nghĩa là phải dạy trẻ những gì cao siêu vượt quá tầm hiểu biết của trẻ, mà chúng ta giúp trẻ trải nghiệm những hoạt động hàng ngày của một xã hội thu nhỏ như: làm việc, sinh hoạt, vận động, giao tiếp trong cuộc sống, xoay quanh bản thân, gia đình, và môi trường xã hội, những người lạ không quen biết. Để giúp trẻ sống hài hòa, thích nghi và thoải mái trong đời sống xã hội, biết cách đối phó với những tình huống bất thường phát sinh hay không bị mất bình tĩnh trước những nguy cơ đột ngột, trẻ cần được học và rèn luyện ngay từ nhỏ, từ những bản năng tự nhiên như việc học ăn, học nói, học đi, đứng, ngủ nghỉ, đến việc học để có kiến thức và nhận thức về bản chất của cuộc sống, tôn trọng môi trường sống, môi trường thiên nhiên xung quanh ta, và giao tiếp, ứng xử trung thực, khôn ngoan, lịch sự với mọi người. Kỹ năng sống là một bộ phận quan trọng của giáo dục phát triển toàn diện, có mối quan hệ mật thiết với giáo dục đạo đức, thẩm mỹ và lao động. Hơn nữa một nghiên cứu gần đây về sự phát triển trí não của trẻ cho thấy khả năng giao tiếp, khả năng biết tự kiểm soát, thể hiện các cảm giác của mình, biết cách ứng xử phù hợp và biết tự cách giải quyết các vấn đề cơ bản một cách tự lập rất quan trong đối với trẻ. Chính vì vậy, việc đi sâu lồng ghép dạy kỹ năng sống cho trẻ phù hợp với từng độ tuổi từ lứa tuổi mầm non vô cùng cần thiết và đó cũng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường trong năm học 2017-2018. 2/29
- Nhận thức được điều đó Đảng và nhà nước ta trong những năm gần đây đã đặc biệt chú trọng tới công tác chăm sóc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non. Vậy GD kỹ năng sống là một trong những nội dung giáo dục quan trọng của nhà trường nhằm đào tạo thế hệ trẻ Việt Nam phát triển trí tuệ, kỹ năng, phong phú về tinh thần và trong sáng về đạo đức. Trong quá trình GD KNS cho trẻ mầm non, các nhiệm vụ GD KNS được hoàn thành bằng các hình thức khác nhau. Hình thức GD KNS ở trường mầm non là sự tổng hợp giáo dục về những kỹ năng nhiều dạng của trẻ, mà cơ bản là tính tích cực, tự lập của chúng.Thực tế hiện nay trong trường mầm non, giáo dục kỹ năng sống đã được đầu tư, quan tâm. Song, các biện pháp và hình thức tổ chức chưa thật phong phú, đa dạng và sáng tạo.Câu hỏi “ Làm thế nào để hình thành kỹ năng sống cho trẻ tại trường?” luôn làm tôi trăn trở. Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng thực hành cuộc sống cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi” với mong muốn góp một phần nhỏ bé trong việc phát huy tính tích cực, tự lập của trẻ mẫu giáo bé. Sau một năm áp dụng những biện pháp dạy kỹ năng thực hành cuộc sống cho trẻ tôi đã thu được kết quả đáng mừng 98% trẻ lớp tôi nhanh nhẹn, tự lập có các kỹ năng sống tốt. Đặc biệt,với những hình thức cô đưa ra, trẻ nhận thức rất nhanh và biết ứng dụng trong cuộc sống thông qua việc trẻ được trải nghiệm trong hoạt động vui chơi từ đó tạo cho trẻ sự mạnh dạn, tự tin. Thông qua việc trẻ được thảo luận, suy nghĩ tìm ra cách giải quyết đã giúp trẻ phát triển ở nhiều mặt: Trẻ phát triển được các kỹ năng phán đoán, suy luận, biết đưa ra quyết định của mình. 2 . Mục đích nghiên cứu Đề tài này, tôi điều tra và đánh giá thực tế về vốn kỹ năng sống của trẻ 3 – 4 tuổi từ đó nghiên cứu và đề ra một số biện pháp đưa kỹ năng thực hành sống trong hoạt động học và chế độ sinh hoạt hàng ngày giúp trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp, thích nghi, tự phục vụ, phát triển trí thông minh, mạnh dạn, trẻ tự tin, sáng tạo nhằm giúp trẻ hứng thú với các hoạt động qua đó sẽ giúp trẻ tự lập, chủ động và tích cực. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu. - Nghiên cứu những vấn đề có liên quan đến kỹ năng sống, kỹ năng tự phục vụ của trẻ 3 - 4 tuổi - Tìm hiểu thực trạng về kỹ năng thực hành sống của trẻ 3 - 4 tuổi ở trường mầm non. - Đề xuất một số biện pháp phát triển kỹ năng thực hành cuộc sống cho trẻ mẫu giáo Bé 3 - 4 tuổi. 3/29
- 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Căn cứ vào yêu cầu của đề tài tôi chọn đối tượng nghiên cứu là trẻ mẫu giáo bé ( 3 -4 tuổi) - Nghiên cứu và áp dụng một số biện pháp phát huy tính tích cực, tự lập và chủ động trong các hoạt động giáo dục kỹ năng thực hành cuộc sống của trẻ mẫu giáo bé 3 -4 tuổi. - Địa điểm: Tại lớp mẫu giáo bé do tôi phụ trách. 5. Phương pháp nghiên cứu. 5. 1. Phương pháp nghiên cứu lý luận. - Đọc, thu thập, phân tích, khái quát hóa, hệ thống hóa những tài liệu có liên quan tới đề tài: tâm lý học, sinh lý học, giáo dục học mầm non, giáo dục kỹ năng thực hành cuộc sống, kỹ năng tự phục vụ 5. 2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn. 5.2.1 Phương pháp quan sát - Quan sát việc thực hiện trong các hoạt động giáo dục kỹ năng thực hành cuộc sống, quan sát hứng thú của trẻ trong các giờ học kỹ năng thực hành sống. 5.2.2 Phương pháp trò chuyện. - Trò chuyện với trẻ, tìm hiểu để nắm được tình hình tâm lý, sức khỏe của trẻ từ đó có những biện pháp phù hợp với từng trẻ. 5.2.3 Phương pháp thống kê toán học. - Dùng công thức toán học để xử lý số liệu thực tiễn đã thu thập được. 5.2.4 Phương pháp thực nghiệm sư phạm. 6. Kế hoạch nghiên cứu. - Từ ngày 12/09/2017 đến ngày 20/10/2017 chọn đề tài và trang bị lý luận. - Từ ngày 21/02/2018 đến ngày 28/02/2018 tổ chức cho trẻ thực hiện các biện pháp trong các hoạt động. - Từ ngày 01/3/2018 đến ngày 20/3/2018 phân tích kết quả và viết sáng kiến kinh nghiệm. 4/29