Báo cáo biện pháp Một số biện pháp dạy kĩ năng chia sẻ cảm xúc cho trẻ mẫu giáo bé trong trường mầm non

doc 27 trang Minh Hường 20/08/2023 16882
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số biện pháp dạy kĩ năng chia sẻ cảm xúc cho trẻ mẫu giáo bé trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_mot_so_bien_phap_day_ki_nang_chia_se_cam_x.doc

Nội dung text: Báo cáo biện pháp Một số biện pháp dạy kĩ năng chia sẻ cảm xúc cho trẻ mẫu giáo bé trong trường mầm non

  1. A. ĐẶT VẤN ĐỀ: I. Lí do chọn đề tài: * Về lí luận: Trong cuộc sống, con người nói chung vốn có rất nhiều nhu cầu như ăn, ở, mặc, đi lại, giải trí, giao lưu trong đó nhu cầu giúp cho con người mở rộng các mối quan hệ và các cơ hội học hỏi, tìm tòi, sáng tạo để bản thân ngày càng phát triển hoàn thiện, đó chính là nhu cầu giao lưu, chia sẻ. Với trẻ em nói chung, trẻ mầm non nói riêng cũng vậy, những nhu cầu bản năng ( được ăn, ở, mặc ) giúp trẻ tồn tại và lớn lên, song những nhu cầu xã hội trong đó có nhu cầu chia sẻ cảm xúc lại giúp cho đứa trẻ ngày càng hoàn thiện và phát triển về tâm lí. Tâm lí của đứa trẻ phát triển tốt sẽ kích thích đứa trẻ phát triển toàn diện hơn về mọi mặt như thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, thẩm mỹ. Mặt khác, trong các cuốn sách viết về tâm lí học trẻ em cũng đều khẳng định rất rõ việc giao lưu cảm xúc ở trẻ nhỏ có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc hình thành và phát triển tâm lí, cũng như sự phát triển toàn diện của đứa trẻ về sau. Điều đó cũng khẳng định rõ rằng: Việc dạy trẻ biết chia sẻ cảm xúc với mọi người xung quanh cũng là một việc làm vô cùng cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Trong xây dựng các kế hoạch giáo dục trẻ mầm non, cụ thể là kế hoạch mục tiêu đầu chủ đề, nếu lĩnh vực phát triển thể chất luôn được đưa lên đầu tiên để khẳng định rằng phát triển thể chất là yếu tố tiên quyết cho sự phát triển toàn diện của đứa trẻ, thì lĩnh vực phát triển tình cảm - quan hệ xã hội cũng được đưa lên trước cả các lĩnh vực phát triển ngôn ngữ, nhận thức và thẩm mỹ để thể hiện mục tiêu phát triển tình cảm - quan hệ xã hội trong đó có yếu tố chia sẻ cảm xúc cũng hết sức quan trọng và vô cùng cần thiết. * Về thực tiễn: Với điều kiện phát triển năng động của xã hội hiện nay, phần lớn các bậc phụ huynh có nhiều điều kiện thuận lợi về vật chất để chăm sóc, đáp ứng tốt các nhu cầu về bản năng và một số nhu cầu khác như nhu cầu học tập, giải trí cho trẻ. Tuy nhiên, đa số họ lại không có nhiều thời gian để gần gũi và quan tâm nhiều đến việc mang lại cho mỗi đứa trẻ những tâm lí cảm xúc lành mạnh, hài hòa để đứa trẻ có thể tự tin hòa nhập và chia sẻ cảm xúc với mọi người xung quanh. Bởi vậy mà nhiều trẻ em sinh ra tâm lí ích kỉ, tranh giành với bạn, thậm trí bướng bỉnh đòi lấy bằng được đồ của người khác làm của mình, có trẻ thì rụt rè, khép kín, cũng có những trẻ bị tự kỉ có thể do nguyên nhân bị ức chế nhiều về cảm xúc mà không được chia sẻ, giúp đỡ Điều đó cũng ảnh hưởng tới lễ
  2. giáo trong ứng xử của đứa trẻ dẫn tới việc giao tiếp của đứa trẻ sẽ bị hạn chế, không được hài hòa, thiếu hiệu quả. Để mỗi trẻ em có thể phát triển tâm lí hài hòa, phát triển toàn diện các mặt, việc dạy trẻ biết chia sẻ cảm xúc với mọi người xung quanh là việc làm vô cùng cần thiết. Đó cũng là một mục tiêu hết sức quan trọng để có thể phát triển toàn diện ở trẻ, giúp trẻ đáp ứng được yêu cầu phát triển của xã hội. Để tổ chức tốt hoạt động dạy trẻ chia sẻ cảm xúc với mọi người xung quanh, vai trò của việc phối kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội luôn là điều kiện cần để có thể mang lại hiệu quả dạy trẻ. Trên thực tế, việc tổ chức các hoạt động dạy trẻ chia sẻ cảm xúc ở trường mầm non vẫn còn có những khó khăn nhất định do các nội dung chương trình dạy trẻ rất phong phú, nhưng nội dung và tài liệu hướng dẫn dạy trẻ chia sẻ cảm xúc lại rất khiêm tốn, còn chung chung. Thêm vào đó, là một giáo viên mầm non nhiều năm trong nghề, bản thân thường xuyên tiếp xúc với trẻ mẫu giáo, chứng kiến nhiều sự ích kỉ trong ứng xử của trẻ với bạn và của trẻ với người khác, nhất là trẻ ở lứa tuổi nhà trẻ và mẫu giáo bé . Do vậy, tôi đã trăn trở, suy nghĩ để tìm ra những biện pháp để dạy trẻ biết chia sẻ cảm xúc với mọi người xung quanh. Bởi vậy, tôi đã lựa chọn đề tài “Một số biện pháp dạy kĩ năng chia sẻ cảm xúc cho trẻ mẫu giáo bé trong trường mầm non”. * Mục đích nghiên cứu: Nhằm hình thành và phát triển tâm lí, tình cảm - quan hệ xã hội cho trẻ mầm non nói chung, trẻ mẫu giáo bé nói riêng. Từ đó góp phần phát triển toàn diện cho trẻ. * Đối tượng nghiên cứu: Là các kĩ năng chia sẻ cảm xúc của trẻ mẫu giáo bé cần có để phát triển hoàn thiện tâm lí, tình cảm - quan hệ xã hội cũng như các mặt phát triển khác như thể chất, ngôn ngữ, nhận thức và thẩm mĩ của trẻ. * Đối tượng khảo sát, thực nghiệm: Là trẻ mẫu giáo bé trong trường mầm non * Phương pháp nghiên cứu: Trên cơ sở đặc điểm phát triển tâm sinh lí của trẻ mẫu giáo bé, tôi suy nghĩ, nghiên cứu để tìm ra các biện pháp dạy kĩ năng chia sẻ cảm xúc cho trẻ thông qua các phương pháp quan sát, dùng đồ dùng trực quan, đàm thoại, ghi chép,thực nghiệm, thực hành luyện tập, * Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu: - Phạm vi nghiên cứu là trẻ mẫu giáo bé ở 2 lớp: lớp Mẫu giáo bé C1 và lớp Mẫu giáo bé C2)
  3. - Thời gian nghiên cứu: Tôi bắt đầu nghiên cứu từ tháng 9/2015 đến 120/3/ 2016. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: I. Thực trạng nghiên cứu: 1. Thuận lợi: - Trường có 19 lớp ( gồm 16 lớp mẫu giáo và 3 lớp nhà trẻ). - Trong những năm học vừa qua, được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo quận Long Biên, trường chúng tôi có một cơ sở vật chất khang trang, rộng rãi. Trường có đầy đủ các phòng chức năng riêng với diện tích được mở rộng hơn trước. - Bên cạnh đó, Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm, chỉ đạo sát xao hoạt động dạy các kĩ năng giao tiếp và thực hành ứng xử cho trẻ. - Trường có nhiều giáo viên có kinh nghiệm tổ chức 1 số hoạt động giáo dục lễ giáo và dạy kĩ năng sống cho trẻ, có năng lực sư phạm tốt, được tập huấn về công tác dạy kĩ năng sống do phòng giáo dục và đào tạo Quận tổ chức. - Hầu hết phụ huynh luôn quan tâm,ủng hộ lớp trong các hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ, nhất là việc uốn nắn cho trẻ có những thói quen hành vi ứng xử mang tính lễ giáo, văn minh, biết hợp tác, chia sẻ với bạn bè, người thân và những người gần gũi xung quanh trẻ. - Các giáo viên trong lớp tôi đều là những giáo viên có nhiều năm công tác nên có nhiều kinh nghiệm nuôi dạy trẻ. Hơn nữa, cả 3 cô giáo là những người có trách nhiệm trong công việc, yêu nghề, mến trẻ, luôn biết phối hợp nhịp nhàng, linh hoạt trong tổ chức các hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ. 2. Khó khăn: - Một vài phụ huynh trong lớp chưa nhiệt tình phối hợp cùng giáo viên trong việc giáo dục các kĩ năng giao tiếp, thực hành ứng xử trong cuộc sống để trẻ biết chia sẻ cảm xúc cần thiết với những người thân và những người gần gũi quanh trẻ. - Giáo dục kĩ năng sống cũng như việc dạy trẻ các kĩ năng chia sẻ cảm xúc vẫn còn là một trong những đề tài mới trong vài năm gần đây được đề cập đến, nhưng vẫn chưa được khai thác một cách triệt để nhất, đầy đủ nhất các nội dung và phương pháp cụ thể để dạy cho trẻ.
  4. - Các tài liệu hướng dẫn dạy kĩ năng chia sẻ cảm xúc còn hạn chế về số lượng, hoặc chỉ mang tính chất định hướng, chưa đưa ra những phương pháp hướng dẫn cũng như trình tự, cách thức dạy cụ thể. - Khoảng 80% trẻ trong lớp chưa mạnh dạn, chưa có kĩ năng chia sẻ cảm xúc với người thân, bạn bè và cô giáo một cách tích cực. II. Các biện pháp: 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN Giáo dục “Kỹ năng sống” cho trẻ là giáo dục cách sống tích cực trong xã hội hiện đại . Giáo dục cho trẻ những kỹ năng mang tính cá nhân và xã hội nhằm giúp trẻ có thể chuyển kiến thức , thái độ , cảm nhận thành những khả năng thực thụ, giúp trẻ biết xử lý hành vi của mình trong các tình huống khác nhau trong cuộc sống . Một cá nhân nếu có đầy đủ kiến thức trong cuộc sống nhưng lại chưa có kỹ năng cuộc sống ( Bao gồm rất nhiều kỹ năng ) và biết sử dụng linh hoạt kỹ năng này thì không đảm bảo cá nhân đó có thể đưa ra các quyết định hợp lý, giao tiếp có hiệu quả và có mối quan hệ tốt với mọi người. Kỹ năng sống chính là năng lực tâm lý xã hội để đáp ứng và đối phó những yêu cầu và thách thức trong cuộc sống hàng ngày. Một nghiên cứu gần đây về sự phát triển trí não của trẻ cho thấy khả năng giao tiếp, khả năng biết tự kiểm soát, thể hiện các cảm giác của mình, biết cách ứng xử phù hợp và tự biết cách giải quyết các vấn đề cơ bản một cách tự lập rất quan trọng đối với trẻ. Chính vì vậy, việc đi sâu lồng ghép dạy kỹ năng sống cho trẻ lứa tuổi mầm non là vô cùng cần thiết . Kỹ năng sống của trẻ bao gồm rất nhiều kỹ năng : Kỹ năng giao tiếp ứng xử , kỹ năng vệ sinh, kỹ năng thích nghi với môi trường sống, kỹ năng hợp tác chia sẻ Dạy kỹ năng sống cho trẻ là truyền cho trẻ những kinh nghiệm sống của người lớn. Nhằm giúp trẻ có những kỹ năng đương đầu với những khó khăn trong cuộc sống. Trẻ biết vận dụng, biến những kiến thức của mình để giải quyết những khó khăn trong cuộc sống cho phù hợp. Muốn vậy, người lớn phải tạo cho trẻ có môi trường để trải nghiệm, thực hành. Nhưng trên thực tế, trong xã hội hiện nay các gia đình thường chú trọng đến việc học kiến thức của trẻ mà không chú ý đến phát triển các kỹ năng cho trẻ. Luôn bao bọc, nuông chiều, làm hộ trẻ khiến trẻ ỷ lại, ích kỷ, không quan tâm đến người khác và các kỹ năng trong cuộc sống rất hạn chế. Khó khăn cho trẻ trong việc có tình huống bất ngờ xảy ra.
  5. Ở Việt Nam, từ năm học 2008-2009, Bộ Giáo dục- Đào tạo đã phát động phong trào “Xây dựng trường học thân thiện- học sinh tích cực”, với yêu cầu tăng cường sự tham gia một cách hứng thú của học sinh trong các hoạt động giáo dục trong nhà trường và tại cộng đồng với thái độ tự giác, chủ động và ý thức sáng tạo. Trong năm nội dung thực hiện có một nội dung rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh. Về phía các bậc cha mẹ trẻ em luôn quan tâm đến việc làm sao để kích thích tính tích cực học tập của trẻ, ai cũng muốn con mình được học đọc và học viết ngay trong những năm tháng học ở mẫu giáo, đặc biệt là các bậc cha mẹ có con chuẩn bị vào lớp một. Đối với giáo viên mầm non thường tập trung lo lắng cho những trẻ có những vấn đề về hành vi và khả năng tập trung trong những năm tháng đầu tiên trẻ đến trường. Đơn giản là vì những trẻ này thường không có khả năng chờ đến lượt, không biết chú ý lắng nghe và làm việc theo nhóm, điều này làm cho trẻ không thể tập trung lĩnh hội những điều cô giáo dạy! Vì vậy, giáo viên phải tốn rất nhiều thời gian vào đầu năm học để giúp trẻ có được những kỹ năng sống cơ bản ở trường mầm non. Nghi thức văn hóa trong ăn uống là một nét văn hóa mà trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhưng ít được quan tâm chú ý tới và ít người biết được rằng: Văn hóa trong ăn uống là một trong những tiêu chí đánh giá nhân cách của con người. Vì thế, trẻ cần được rèn luyện kỹ năng thực hiện các nghi thức văn hóa ăn uống. 2.CƠ SỞ THỰC TIỄN: Qua quá trình thực hiện công tác chăm sóc giáo dục trẻ tại trường Mầm non tôi đã gặp những thuận lợi khó khăn sau: * Về thuận lợi. - Luôn được sự quan tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường. - Lớp được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, phương tiện và trang thiết bị dạy học hiện đại. - Giáo viên được tham gia các lớp tập huấn bồi dưỡng chuyên môn do Phòng GD, nhà trường tổ chức. - Giáo viên nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ. Được sự tín nhiệm và ủng hộ nhiệt tình của các bậc phụ huynh. - Trẻ trong lớp đồng đều, tỷ lệ bé ngoan bé chuyên cần đạt cao, Trẻ tự tin, nhanh nhẹn. * Về khó khăn:. - Qua quá trình thực hiện tôi nhận thấy, giáo viên còn hạn chế trong việc nhận thức nội dung giáo dục các kỹ năng cho trẻ.