Tóm tắt Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp dạy học sinh yếu kém

doc 14 trang sangkien 30/08/2022 8300
Bạn đang xem tài liệu "Tóm tắt Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp dạy học sinh yếu kém", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • doctom_tat_sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_day_hoc_sinh.doc

Nội dung text: Tóm tắt Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp dạy học sinh yếu kém

  1. Một số giải pháp dạy học sinh yếu kém Năm học :2009-2010 Tóm tắt sáng kiến kinh nghiêm Một số giải pháp dạy học sinh yếu kém A-Đặt vấn đề I/ Lý do : Thế kỷ 21 đã mở ra một thời đại mới, thời đại khoa học công nghệ và tin học. Chủ nhân của ba phương diện ấy chính là con người. Con người được sinh ra theo quy luật tự nhiên của loài người, nhưng nó thực sự phát triển bền vững và toàn diện trong chiếc nôi của một nền giáo dục hiện đại. Với những xu thế phát triển của thế giới (xu thế toàn cầu hóavà yêu cầu đào tạo con người cho hội nhập quốc tế) Giáo dục cần đào tạo những con người làm sao để nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam- hình thành nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển xã hội một cách nhanh và bền vững chuẩn bị từng bước đi vào nền kinh tế tri thức. Và sự chuẩn bị đó được bắt đầu và phải bắt đầu từ trẻ em- lứa tuổi học sinh tiểu học. Trẻ em khi sinh ra 100% được thiên nhiên phú cho cơ thể người và bộ óc nguời. Tuy nhiên trong quá trình phát triển của cá thể, trẻ em lĩnh hội quá trình giáo dục của nhiều môi trường khác nhau (thuận lợi và phức tạp) đã biến chúng thành những đứa trẻ khác nhau và tất nhiên không loại trừ một số yếu tố di truyền. Điều đó giải thích vì sao cùng một độ tuổi, cùng một môi trường lớp học mà lại xảy ra đến 3, 4 đối tượng học sinh mà theo các nhà giáo dục thì đó là các đối tượng học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu, kém. Đối với trẻ em hiện đại từ 6 tuổi trở đi, cuộc sống thường ngày và gia đình không kham nổi việc giáo dục trẻ đành nhường sứ mệnh cao cả đó cho nhà trường. Chỉ có giáo dục nhà trường, bằng phương 1
  2. Một số giải pháp dạy học sinh yếu kém Năm học :2009-2010 pháp nhà trường mới có thể tạo ra cái mới cho các em. Trong các đối tượng học sinh kể trên thì học sinh yếu kém (những học sinh đạt dưới điểm 5) cần được quan tâm lớn nhất, bởi vì các em chưa có những yếu tố mà các bạn đã có. Người giáo viên cần tạo ra cái mới cho các em. Các em phải được đứng vững trong hàng ngũ của sự hội nhập thế giới. Bởi vì ngay từ khi sinh ra các em đã là con người. Và mỗi trẻ em đều có khả năng bỏ ngỏ như nhau để trở thành chính mình, không phụ thuộc vào hoàn cảnh xuất thân, đây là quan điểm của một nền giáo dục thực sự nhân văn và dân chủ. Và cũng không đơn giản để người giáo viên dễ dàng “ triển khai” những điều còn quá ít ỏi có ở những học sinh yếu kém mà không bị cái gì cản trở và cũng không cản trở ai. Thực hiện quy chế “dạy thật- học thật- đánh giá thật” người giáo viên càng phải trăn trở với các học sinh yếu kém. Bởi vì đánh giá thật phải nhận được một kết quả thật- kết quả thật đó phải là một kết quả sáng sủa để động viên được các em vươn tới. Khó khăn như vậy nên người giáo viên trong vai trò của nhà giáo dục cần có trách nhiệm định ra hướng đi hiệu quả trong chương trình dành cho học sinh yếu kém giúp các em đủ tự tin để tiếp tục học các lớp trên. II./ Thực trang và nguyên nhân sự yếu kém: 1. Khó khăn cơ bản : a/ Học sinh Đa phần học sinh yếu kém đều rơi vào một số lí do tương đối giống nhau đó là: - Tố chất kém. 2
  3. Một số giải pháp dạy học sinh yếu kém Năm học :2009-2010 - Hoàn cảnh gia đình khó khăn ( cha mẹ li dị, không người đỡ đầu, điều kiện kinh tế túng bấn ) - Không có ý thức chăm chỉ học tập dẫn đến hổng kiến thức từ lớp dưới. - Tâm lí thất thường. Tất cả các lí do đó một phần đều xuất phát từ sự ít quan tâm của gia đình, phó thác cho nhà trường và giáo viên phụ trách. Nghiên cứu cho thấy thời gian học tập và vui chơi ở trương chỉ chiếm 1/3 quỹ thời gian trong ngày (8 giờ) còn 2/3 thời gian còn lại các em cần tự có định hương cho bản thân dưới sự kèm cặp giúp đỡ của người thân. Và điều đó thật sự ít xảy ra đối với các học sinh ở vùng xa, nông thôn chúng tôi. Trong các môn học học bắt buộc ở tiểu học thì Toán và Tiếng Việt chiếm một lượng lớn kiến thức tương đối và không dễ dàng để học sinh yếu kém có thể tiếp thu một cách đồng bộ. Đặc biệt môn Tiếng Việt đó quá trình đọc, viết kém dẫn đến các em thường bị tắc các môn học khác, dần dần mất đi sự hứng thú trong học tập. b/ Giáo viên: - Phụ trách lớp học gồm đủ các đối tượng, việc phân chia kiến thức trong một tiết học còn hạn chế vì bị sự chi phối của thời gian. - Ngoài thời gian lên lớp, hoạt động tập thể, thời gian phụ đạo cho học sinh học sinh yếu kém còn quá ít. - Tâm lí giáo viên đôi khi còn nản chí dưới những học sinh yếu. 2. Thuận lợi 3
  4. Một số giải pháp dạy học sinh yếu kém Năm học :2009-2010 Mặc dù khó khăn như thế nhưng phân tích về học sinh yếu kém ở khối 5 nói chung, ở lớp 5B nói riêng vẫn có một số thuận lợi nhất định. ➢ Các em đang ở độ tuổi học sinh lớp 5, lượng kiến thức bị hổng ở lớp 1, 2, 3, 4 chủ yếu là đọc, viết, cộng, và một số dạng toán cơ bản hầu như có thể bù đắp giàn trải trong cả quá trình. ➢ Các em chưa có biểu hiện mặc cảm, tự ti trước lớp và cô giáo. ➢ Thích được khen và biểu dương trước lớp. Những thuận lợi đó giúp giáo viên cảm thấy yên tâm hơn trước khi bước vào lớp học. III/ Khảo sát tình hình: Sau đây là bảng danh sách và chất lượng học sinh yếu kém Lớp 2A năm 2008- 2009: Khảo sát chất lượng đầu T năm Họ và tên Đặc điểm T Toán Đọc Viết T. Việt 1 Nguyễn Văn 4 5 3 4 Tiếp thu chậm Hoàng 2 Ng Thị Hạnh 5 1 1 1 Hoàn cảnh khó khăn 3 Chu Văn Thời 5 1 1 1 Phụ huynh không quan tâm 4 Dương Đình 3 2 3 3 Trí nhớ kém á 4
  5. Một số giải pháp dạy học sinh yếu kém Năm học :2009-2010 5 Bùi Thị Phú 5 2 3 3 Tâm lí thất thường 6 Trần Văn 1 2 1 2 Không chăm chỉ Thắng Tổng hợp: yếu 1. Toán: 3 em 2. Tiếng Việt: 6 em 3. Toán, Tiếng Việt: 3 em B- Giải quyết vấn đề I/ Công tác chuẩn bị 1. Giáo viên: - Nhận lớp, ổn định nề nếp, tìm hiểu học sinh, bố trí chỗ ngồi thích hợp - Khảo sát chất lượng cả lớp, phân loại học sinh, lập danh sách học sinh yếu kém - Khảo sát lần 2 với học sinh yếu kém để khẳng định lần cuối - Xác định học sinh yếu kém môn nào - Tìm hiểu nguyên nhân gây yếu kém ( cụ thể từng em) Ngoài các việc làm trên giáo viên không quên chuẩn bị tâm lí thật tốt. Xác định trong một lớp học phải có học sinh yếu kém và học sinh yếu kém giống như những đứa con ốm yếu nhất trong gia đình cần được chăm sóc và bồi dưỡng một chế độ đặc biệt. 2. Học sinh - Chuẩn bị tốt đồ dùng, sách vở theo hướng dẫn của giáo viên. - Tập phân loại, sử dụng sách vở theo từng môn học. - Chịu sự giúp đõ của giáo viên cũng như bạn bè. II/ Lập kế hoạch : 5
  6. Một số giải pháp dạy học sinh yếu kém Năm học :2009-2010 - Lập kế hoạch gặp gỡ, liên lạc với phụ huynh học sinh với quan điểm hợp tác có trách nhiệm nhưng cũng không quên dự kiến cho một số trường hợp, tình huống có thể xảy ra để có sự ứng phó: • Phụ huynh rất quan tâm đến học sinh, sẵn sàng hợp tác. • Phụ huynh thờ ơ tỏ ra vô trách nhiệm. • Phụ huynh có quan tâm nhưng hoàn cảnh gia đình khó khăn. - Lập kế hoạch kiểm tra chất lượng định kì, nhiều hình thức (kiểm tra 15’, 40’) - Lập kế hoạch dạy học trong các tiết học chính khóa. - Lập thời gian biểu phụ đạo ( xin ý kiến nhà trường) - Lập hồ sơ theo dõi HS yếu nhằm có cơ sở điều chỉnh kế hoạch dạy học. Hồ sơ chủ yếu gồm: • Sổ theo dõi chất lượng HS hàng tuần, hàng tháng, hàng kì. • Kết quả kiểm tra các môn. • Bài kiểm tra đối chứng. III/ Thực hiện nhiệm vụ: Một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà người GV cần thực hiện với HS yếu đó là: kế hoạch dạy học chính khóa và kế hoạch phụ đạo. I. Kế hoạch dạy học chính khóa: Dạy học chính khóa là dạy học theo chương trình chung của bộ GD- ĐT ban hành. Khó khăn lớn nhất của GV là làm sao phân bố lượng kiến thức phù hợp cho cả 3 đối tượng mà không ảnh hưởng đến thời gian của tiết học khác. 6
  7. Một số giải pháp dạy học sinh yếu kém Năm học :2009-2010 Để HS yếu kém có thể “ bắt nhịp” được cùng các bạn người GV cần tạo cơ hội để các em được bày tỏ ý kiến, được thực hành cùng các bạn. Chẳng hạn những yêu cầu đơn giản GV nên dành cho HS yếu làm mẫu chứ không phải là học sinh K- G như thông thường a/ Đối với những HS yếu toán: Đặc điểm những HS này là trí tuệ kém, tiếp thu chậm. Vì vậy GVphải thật sự bình tĩnh và kiên trì dẫn dắt.Toán học là một bộ môn đòi hỏi tư duy từ cái cụ thể, những học sinh yếu kém về mặt tư duy rất kém nên GV đôi khi phải áp đặt kiến thức đối với những HS này. + Điều trước nhất muốn học được Toán HS phải đọc, viết đúng 10 chữ số ( từ 0 -9 và ngược lại) + Với bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia cũng là một vấn đề vì HS chỉ thực sự giải quyết được những vấn đề về toán khi biết cách thực hiện cộng,trừ, nhân, chia. ở lớp 5, đang học về các kiến thức tổng hợp về số tự nhiên , phân số, số thập phân, cộng trừ nhân chia số đo thời gian nên việc rèn kĩ năng cho các em đòi hỏi có tính tổng hợp khái quát GV cần tạo cơ hội để các em được thực hiện trong sinh hoạt hàng ngày, trong giờ tự học. Những câu hỏi đ hỏi chính xác , cụ thể không trìu tượng chính là cách dể các em tư duy từ cái cụ thể và HS yếu, sẽ không ngại trả lời và thậm chí rất thích được trả lời. Dần dần kĩ năng làm bài ở học sinh sẽ được hình thành. 7
  8. Một số giải pháp dạy học sinh yếu kém Năm học :2009-2010 +Với phép nhân và phép chia: HS lớp 2 đang thực hiện ở mức độ tính nhẩm và PP chủ yếu để ghi nhớ bảng nhân đó là đọc thuộc lòng. Đối với HS yếu kém khiến các em hiểu được bản chất của phép nhân là rất khó. Vì vậy,khi giải toán có lời văn để các em xác định bài giải cần thực hiện phép tính nào thì GV cần giúp HS nhận ra một số dấu hiệu ( thuật ngữ ) của bài toán. VD: 1. Mỗi xe đạp có 2 bánh xe. Hỏi 8 xe đạp có mấy bánh xe? 2. Mỗi nhóm có 3 học sinh. Hỏi 10 nhóm như vậy có bao nhiêu học sinh? Khi HS đã có kĩ năng cộng trừ nhân chia thành thạo các em sẽ tiếp tục học các kĩ năng mới, kiến thức mới thuận lợi hơn. +/ Và một PP được coi là tích cực đó là giáo viên phải tạo cơ hội hướng dẫn các HS yếu làm mẫu chứ không phải chỉ là học sinh K, G làm mẫu. Và các em phải được thực hành và thường xuyên thực hành có như thế kiến thức và kĩ năng mới tồn tại một cách bền vững. b/ Đối với những học sinh yếu Tiếng Việt ( đọc, viết) Những HS yếu đọc, viết có đặc điểm tương đối giống nhau đó là 1 phần do trí nhớ kém, phần còn lại do ít đọc mà đọc kém thường dẫn tới viết kém. Vì vậy những học sinh này cần được đọc nhiều và đọc theo nhiều cách. Việc hướng dẫn HS yếu đọc trong các tiết chính khóa là rất khó khăn vì phần lớn kiến thức về âm, vần bị hổng từ lớp 1 mà thời gian của 1 tiết học chính khóa không cho phép giáo viên ôn tập cho các em về âm, vần khó nhớ dễ lẫn lộn. Như vậy với các HS này yêu cầu các em đọc trước và đọc các tiếng từ có vần khó trong một số câu nào đó. GV không nên yêu cầu qua cao đối với những HS này. 8