SKKN Xây dựng và sử dụng bộ câu hỏi định hướng bài học phần Dẫn xuất hidrocacbon Hóa học Lớp 11 nâng cao nhằm nâng cao hiệu quả tự học cho học sinh

doc 53 trang sangkien 27/08/2022 5560
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Xây dựng và sử dụng bộ câu hỏi định hướng bài học phần Dẫn xuất hidrocacbon Hóa học Lớp 11 nâng cao nhằm nâng cao hiệu quả tự học cho học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_xay_dung_va_su_dung_bo_cau_hoi_dinh_huong_bai_hoc_phan.doc

Nội dung text: SKKN Xây dựng và sử dụng bộ câu hỏi định hướng bài học phần Dẫn xuất hidrocacbon Hóa học Lớp 11 nâng cao nhằm nâng cao hiệu quả tự học cho học sinh

  1. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1. Với sự phát triển như vũ bão của khoa học, kỹ thuật như hiện nay, quá trình dạy học đã có sự thay đổi cho phù hợp với yêu cầu của thời đại. Dạy học ngày nay không còn là quá trình mà người thầy giữ vai trò trung tâm của hoạt động dạy học, là người truyền thụ tri thức cho học sinh; còn học sinh thì tiếp thu những tri thức đó một cách máy móc, thụ động. Mà dạy học ngày nay là quá trình lấy học sinh làm trung tâm của mọi hoạt động học tập, người thầy đóng vai trò hướng dẫn, điều hành, giúp đỡ, định hướng cho học sinh tự chiếm lĩnh tri thức của bản thân. Với xu hướng đó, giáo dục nhà trường phải chú trọng vào việc đặt ra những cơ hội học tập, điều kiện thuận lợi cho học sinh trong quá trình học tập. Trên cơ sở định hướng đó, ngành giáo dục và đào tạo đang tích cực, nỗ lực đổi mới phương pháp dạy – học sao cho phát huy tối đa tính tích cực, năng động của học sinh. Nhiều hoạt động đổi mới phương pháp dạy học đã được triển khai với nhiều hình thức, biện pháp khác nhau. Đặc biệt đối với đặc thù môn hóa học – một môn khoa học lý thuyết – thực nghiệm càng có nhiều điều kiện, cơ hội để sử dụng đa dạng hình thức, phương pháp dạy học. Một trong những phương pháp dạy học mới, đang được triển khai với nhiều bước đệm quan trọng đó là phương pháp dạy học theo dự án nhằm phát huy cao tính tích cực, chủ động của học sinh trong việc chiếm lĩnh tri thức. Để thực hiện được phương pháp dạy học này được hiệu quả trước hết cần phải xây dựng bộ câu hỏi định hướng bài học một cách hoàn chỉnh. Với bộ câu hỏi định hướng, học sinh sẽ những định hướng quan trọng trong quá trình tự học, tự nghiên cứu, chiếm lĩnh tri thức của bạn thân. Bên cạnh đó, các em sẽ có sự linh hoạt trong việc xử lý tình huống, vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống. Từ đó, các em sẽ thấy được tầm quan trọng, ứng dụng của kiến thức mình học được. 1
  2. 2. Thực tế việc sử dụng hệ thống câu hỏi, đặc biệt là câu hỏi định hướng bài học hiện nay chưa thực sự hiệu quả: Việc xây dựng hệ thống câu hỏi chưa phù hợp với trình độ học sinh toàn lớp: nhiều giáo viên chỉ lo tập trung vào những học sinh yếu với những câu hỏi quá dễ, có sẵn trong sách giáo khoa nên học sinh thấy không hứng thú để tìm hiểu, trả lời. Một số khác lại quá chú tâm với những câu hỏi quá khó dành cho học sinh “sáng dạ”. Điều này khiến các em học sinh yếu tự ti, chán học. Câu hỏi dẫn dắt sẽ lôi cuốn học sinh vào tiến trình của bài học một cách thích thú, câu hỏi liên hệ thực tế làm cho học sinh thấy được ý nghĩa của việc học Câu hỏi chỉ phát huy được tác dụng tốt nhất khi được đặt ra một cách có hệ thống, đảm bảo tính logic, tính định hướng, tính khái quát cao. Bởi lẽ điều đó sẽ giúp cho học sinh phát triển tư duy, tham gia tích cực vào quá trình học tập. Và việc nghiên cứu để sử dụng tốt bộ câu hỏi sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học ở trường phổ thông. Trong chương trình hóa học11 THPT, chương 8, 9 (phần dẫn xuất hidrocacbon hóa học) các chương mà nội dung kiến thức vừa được xây dựng trên những chương trước đó, vừa có những kiến thức mới có nhiều ứng dụng trong thực tiễn cuộc sống. Bên cạnh đó, đây là những chương quan trọng, có liên quan rất nhiều đến chương trình hữu cơ lớp 12. Khi dạy những chương này, giáo viên có điều kiện sử dụng hệ thống câu hỏi dẫn dắt, giúp học sinh nắm được nội dung nghiên cứu về các hợp chất hữu cơ cụ thể dựa trên thuyết cấu tạo hóa học và phần hidrocacbon. Đồng thời, tạo cơ hội để học sinh tìm hiểu ứng dụng quan trọng của cac dẫn xuất hidrocacbon hóa học đối với đời sống. Với những lí do trên, tôi chọn vấn đề: XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BỘ CÂU HỎI ĐỊNH HƯỚNG BÀI HỌC PHẦN DẪN XUẤT HIDROCACBON HÓA HỌC LỚP 11 NÂNG CAO NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TỰ HỌC CHO HỌC SINH 2
  3. 2. Mục đích nghiên cứu - Nghiên cứu xây dựng và sử dụng bộ câu hỏi định hướng bài học phần dẫn xuất hidrocacbon hóa học lớp 11 nâng cao trong dạy học nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, góp phần đổi mới phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ thông. 3. Nhiệm vụ của đề tài Nghiên cứu cơ sở lí luận về câu hỏi trong dạy học và thiết kế bộ câu hỏi định hướng bài học theo chương trình “Dạy học tương lai” của Intel. Tìm hiểu thực trạng của việc sử dụng câu hỏi trong quá trình dạy học ở trường phổ thông phần dẫn xuất hidrocacbon hóa học lớp 11 và tổng kết kinh nghiệm sử dụng câu hỏi của giáo viên Xây dựng bộ câu hỏi định hướng bài học cho các bài học phần dẫn xuất hidrocacbon hóa học 11 nâng cao Đề xuất các biện pháp nâng cao tính hiệu quả của việc sử dụng câu hỏi trong quá trình dạy học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh và nâng cao chất lượng bài dạy. Xây dựng kế hoạch lên lớp các bài học phần dẫn xuất hidrocacbon lớp 11 nâng cao, trong đó sử dụng bộ câu hỏi định hướng để nâng cao hiệu quả dạy học. 4. Giả thuyết khoa học Nếu giáo viên xây dựng được bộ câu hỏi định hướng đầy đủ, đa dạng và sử dụng một cách hợp lý, hiệu quả trong quá trình dạy học sẽ kích thích khả năng tự học, nâng cao tính tích cực học tập của học sinh trong việc học tập qua đó góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. 3
  4. PHẦN NỘI DUNG Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Câu hỏi dạy học 1.1.1. Khái niệm Câu hỏi dùng trong quá trình dạy học không phải dùng thể “đánh đố” hay “bẫy” học sinh mà là câu hỏi mở. Nghệ thuật đặt câu hỏi của giáo viên thường mang yếu tố mở, mang yếu tố nhận biết hoặc khám phá dưới dạng thông tin bằng cách cho học sinh tìm ra mối quan hệ, liên hệ giữa các quy tắc, các con đường để tự mình tìm ra câu trả lời hoặc một lời giải thích. Vì vậy, giáo viên khi đặt câu hỏi cho học sinh phải luôn nhớ mình đã trang bị kiến thức gì cho học sinh? đã bồi dưỡng phương pháp học tập bộ môn một cách chủ động cho học sinh đến đâu? Thì câu hỏi đặt ra mới hấp dẫn và sát với đối tượng. Chức năng cơ bản nhất của câu hỏi trong quá trình dạy học là câu hỏi để điều khiển, tổ chức hoạt động lĩnh hội, quá trình tương tác giữa giáo viên – học sinh và giữa học sinh với nhau. 1.1.2 .Yêu cầu khi sử dụng câu hỏi dạy học 1.1.2.1. Yêu cầu về nội dung • Câu hỏi phải phát huy năng lực tư duy, đặc biệt là năng lực tư duy sáng tạo của học sinh. • Câu hỏi phải có tính định hướng rõ ràng nhằm đúng bản chất của vấn đề và trọng tâm bài giảng, phù hợp với đặc điểm môn học • Hệ thống câu hỏi trong một bài phải có sự liên hệ và kế thừa nhằm phát triển nhận thức của học sinh một cách logic Ví dụ: Khi dạy bài ancol (Hóa học 11 nâng cao) ta có thể đặt các câu hỏi theo trình tự bài học như sau: - Viết cấu tạo của ancol etylic? 4
  5. - Từ CTCT, cho biết khả năng tan trong nước, so sánh nhiệt độ sôi của ancol so với hidrocacbon? Giải thích? - Dự đoán tính chất hóa học của ancol dựa vào cấu tạo? 1.1.2.2. Yêu cầu về mặt hình thức • Câu hỏi phải ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu và trong sáng • Độ dài và độ phức tạp cũng như từ ngữ của câu hỏi đặt ra phải phù hợp với lứa tuổi của học sinh 1.1.2.3. Yêu cầu về mặt phương pháp • Yêu cầu xác định rõ câu hỏi trọng tâm, phù hợp với đối tượng đặt câu hỏi, đảm bảo tính vừa sức và đặc điểm của môn học, mục tiêu của bài học Ví dụ: Khi dạy về tính axit của phenol, đối với học sinh trung bình – yếu, ta có thể đặt những câu hỏi gợi mở từ từ: - Liên kết O – H trong phân tử phenol thuộc loại liên kết gì? - Phenol có tính axit hay không? Giải thích? • Yêu cầu câu hỏi dạy học phải gây được hứng thú nhận thức, kích thích học sinh suy nghĩ trả lời • Yêu cầu câu hỏi dạy học phải đảm bảo thời lượng tiết học 1.1.3. Tác dụng của việc sử dụng hệ thống câu hỏi trong dạy học 1.1.3.1. Đối với học sinh - Hầu hết mọi người đều đồng ý rằng phương pháp đặt câu hỏi là một hoạt động thú vị và sôi nổi đối với học sinh. Các em được chủ động tham gia các bài học chứ không thụ động ngồi nghe và cách dạy có đặt câu hỏi kích thích được sự tò mò, gây hứng thú nhận thức cho học sinh. - Giúp học sinh khám phá tri thức. Đây là mục tiêu đòi hỏi học sinh trong quá trình chiếm lĩnh tri thức mới trải qua giai đoạn tìm tòi, nghiên cứu, không đơn thuần là chỉ bị động tiếp thu kiến thức đó. 1.1.3.2. Đối với giáo viên 5
  6. - Việc sử dụng câu hỏi dạy học là một trong những phương pháp chính làm cho lời giảng của giáo viên sống động hơn. - Câu hỏi giúp giáo viên khám phá được thái độ học tập của học sinh. Từ đó có những phương pháp để khuyến khích, động viên cũng như nhắc nhở học sinh chú ý hơn trong giờ học. 1.1.4. Kinh nghiệm sử dụng câu hỏi một cách có hiệu quả 1.1.4.1. Phân loại đối tượng học sinh • Phân loại đối tượng theo trí thông minh, năng khiếu • Phân loại theo phong cách học tập - Phong cách hăng hái: Những người thuộc loại này rất thích cái mới, thích làm thử. Khi được giao nhiệm vụ thì hăng hái làm ngay một cách toàn tâm, toàn ý, không cần quan tâm đến việc lập kế hoạch. - Phong cách trầm ngâm: Những người thuộc loại này thường dè dặt, kỹ tính. Họ thích quan sát, lắng nghe, thu thập thông tin và sàng lọc một cách cẩn thận, chậm có quyết định, nhưng khi đã quyết định thì có cơ sở rất chắc chắn. - Phong cách lý thuyết: Những người thuộc loại này thường sống trong một thế giới đầy ý tưởng, không bao giờ hài lòng khi chưa hiểu thấu vấn đề và bao giờ cũng giải thích ý kiến của mình theo những nguyên lý cơ bản. - Phong cách thực dụng: Những người thuộc loại này cũng thích các ý tưởng như những người có “phong cách lý thuyết” như: luôn muốn giải quyết vấn đề, muốn thử xem các ý tưởng ấy có khả thi hay không? Kết quả đến đâu? Thích thử nghiệm nhưng không thích phân tích dài dòng, tìm hiểu lý do một cách cặn kẽ. 1.1.4.2. Phân loại câu trả lời Dựa vào những thực tế dạy học, có thể chia câu trả lời của học sinh thành 5 loại sau: - Câu trả lời hoàn toàn đúng: Ứng với câu trả lời này, giáo viên nên khích lệ học sinh ngay bằng một lời khen đúng mức. Sau đó, tiếp tục đào sâu vấn đề bằng một 6
  7. câu hỏi khác khó hơn một chút, lấy nền tảng từ câu trả lời vừa có được sao cho hệ thống câu hỏi của bài học là một chuỗi logic các câu hỏi. - Câu trả lời có phần đúng, có phần sai: Ứng với câu trả lời này, giáo viên xác nhận ngay phần đúng, đồng thời nên dùng cách nói tích cực “Các em còn thêm ý kiến nào nữa không? Em có đồng ý với ý kiến của bạn không? ”. Sau đó phân tích câu trả lời của học sinh và hoàn thiện câu trả lời đúng đắn nhất. - Câu trả lời hoàn toàn sai: Ứng với câu trả lời này, giáo viên nhạy bén nhận định ngay trong đầu những lý do khiến học sinh trả lời sai; kiên nhẫn đặt câu hỏi khác, một vài câu hỏi gợi mở để các em có cơ sở tìm ra câu trả lời đúng. Tuyệt đối không nên dùng cách nói tiêu cực, chế nhạo, quạt nạt: “Sao lại có câu trả lời tệ hại như thế này?” Hoặc “Câu trả lời của em hoàn toàn sai” - Câu trả lời lạc hướng: giáo viên nên bình tĩnh lắng nghe câu trả lời trọn vẹn của học sinh, sau đó vui vẻ chỉ ra cho các em thấy đã đi quá xa vấn đề, lạc hướng, đốt cháy giai đoạn. Lập lại câu hỏi, gợi một vài ý để giúp các em xác định vấn đề cần suy nghĩ để trả lời cho chính xác. Có thể dí dỏm, khôi hài một chút để bầu không khí lớp học được thư giãn, thoải mái, các em sẽ dễ dàng tái vận dụng đầu óc suy nghĩ và lý luận. - Câu trả lời vượt ngoài dự đoán: Trong quá trình dạy học, đôi khi giáo viên gặp vài học sinh thông minh vượt trội trong lớp nên có thể câu trả lời sẽ rất bất ngờ, nằm ngoài dự đoán của giáo viên, dẫn tới một khái niệm độc đáo, giúp cho tiến trình khai phá nội dung bài học đạt một bước thật xa, thật sâu. Những câu trả lời như thế thường lại đặt ra một câu hỏi ngược lại cho giáo viên và cho cả lớp. 1.2. Bộ câu hỏi định hướng bài học 1.2.1. Khái niệm Là hệ thống các câu hỏi do giáo viên đưa ra nhằm mục đích định hướng cho dạy học một nhóm kiến thức thuộc một bài học, một số bài học. Bộ câu hỏi định 7