SKKN Sử dụng phiếu học tập dưới dạng đề kiểm tra sau mỗi bài học, để học sinh làm bài tập về nhà, làm tăng kết quả học tập môn Hóa

doc 12 trang honganh1 15/05/2023 2241
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Sử dụng phiếu học tập dưới dạng đề kiểm tra sau mỗi bài học, để học sinh làm bài tập về nhà, làm tăng kết quả học tập môn Hóa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_su_dung_phieu_hoc_tap_duoi_dang_de_kiem_tra_sau_moi_bai.doc

Nội dung text: SKKN Sử dụng phiếu học tập dưới dạng đề kiểm tra sau mỗi bài học, để học sinh làm bài tập về nhà, làm tăng kết quả học tập môn Hóa

  1. TÊN ĐỀ TÀI : SỬ DỤNG PHIẾU HỌC TẬP DƯỚI DẠNG ĐỀ KIỂM TRA SAU MỖI BÀI HỌC, ĐỂ HỌC SINH LÀM BÀI TẬP VỀ NHÀ, LÀM TĂNG KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN HÓA. Người nghiên cứu: Nguyễn Nghĩa Chánh Trực. Đơn vị : Trường THPT LÊ LỢI I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI Trong thực tế giảng dạy, chất lượng bộ môn Hóa học ở khối 11 cũng như khối 10 và 12 của trường THPT LÊ LỢI chưa được nâng cao. Cũng vì những lý do sau: - Đầu vào của trường còn thấp, nên kiến thức cơ bản về hóa học của học sinh còn yếu. - Các em chưa biết cách tự học để lấp các lỗ hổng kiến thức cũng như nâng cao kiến thức. Bên cạnh đó, điều kiện học tập các em còn thiếu thốn ( vì phần đông nhà các em khó khăn về kinh tế). - Bài tập SGK chưa đa dạng phong phú, giúp các em nắm được kiến thức cơ bản cũng như đáp ứng nhu cầu về đề thi THPT Quốc Gia và thi HSG hằng năm. Để khắc phục thực trạng đó, tôi đã nghiên cứu nhằm thay đổi chất lượng học của lớp 11 với đề tài: SỬ DỤNG PHIẾU HỌC TẬP DƯỚI DẠNG ĐỀ KIỂM TRA SAU MỖI BÀI HỌC ĐỂ HỌC SINH LÀM BÀI TẬP VỀ NHÀ, LÀM TĂNG KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN HÓA. Việc nghiên cứu tác động này có tác dụng giúp cho học sinh 11 hoàn thành các bài tập về nhà thông qua phiếu bài tập sau mỗi bài học . Phiếu bài tập về nhà sẽ củng cố hơn kiến thức đã học, rèn luyện cho học sinh kỹ năng làm bài tập ở nhà tốt hơn, các dạng bài tập cũng được phân hóa từ dễ đến khó và còn được cập nhật từ các đề thi THPT QG Từ đó làm cho các em yêu thích môn hóa học, giảm bớt việc học thêm. Nâng cao chất lượng đại trà cũng như tạo điều kiện cho một số em nâng cao chất lượng mũi nhọn. Nghiên cứu này được tiến hành ở học sinh của lớp 11B7 (lớp thực nghiệm). Còn lớp 11B6 ( lớp đối chứng). Nghiên cứu được thực hiện từ tuần thứ 21 đến hết tuần 38 trong năm học 2019 – 2020.
  2. Qua việc thu thập số liệu và quá trình nghiên cứu của đề tài, độ chênh lệch điểm trung bình là: trước tác động 6.014 (thực nghiệm 11B7) và 6.195 (đối chứng 11B6); sau tác động 7.398 (thực nghiệm 11B7) và 6.87 (đối chứng 11B6). Sau đó tính điểm trung bình của hai nhóm (nhóm thực nghiệm – nhóm đối chứng) cho kết quả là 7.398-6.87=0.528 > 0. Từ kết quả đó cho ta thấy tác động đã có ảnh hưởng khá rõ rệt đến việc làm tăng kết quả học tập của học sinh lớp 11B7 so với kết quả học tập của học sinh lớp 11B6. Chứng tỏ việc tác động đã nâng cao hơn chất lượng môn Hóa 11 thông qua việc giáo viên sử dụng phiếu bài tập về nhà cho học sinh lớp 11B7. Nhóm thực nghiệm (11B7) Nhóm đối chứng (11B6) Trước tác động 6.014 6.195 Sau tác động 7.398 6.87 II. GIỚI THIỆU 1. Hiện trạng: - Chất lượng học tập của học sinh môn Hóa học 11 ở trường THPT LÊ LỢI chưa cao. Qua kết quả kiểm tra trước tác động cho thấy học sinh dưới trung bình và yếu còn nhiều ( 68.98%). - Học sinh chưa biết cách tự học, nên việc làm bài tập về nhà hoặc có làm cũng làm rất ít. Chính vì vậy học sinh cũng chưa biết vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập về nhà. - Học sinh ít dành thời gian cho việc tự học ở nhà. - Cơ sở vật chất của trường còn thiếu thốn, phụ huynh học sinh thiếu sự quan tâm đến việc học của con em mình do kinh tế khó khăn. - Bài tập SGK chưa đáp ứng được nhu cầu của học sinh. Thậm chí giáo viên chưa quan tâm đến việc kiểm tra vở làm bài tập về nhà của học sinh. - Học sinh không thích học môn Hóa vì khó tiếp thu. 2. Giải pháp thay thế: - Với những hiện trạng đã nêu ở trên, tôi quyết định chọn đề tài “SỬ DỤNG PHIẾU HỌC TẬP DƯỚI DẠNG ĐỀ KIỂM TRA SAU MỖI BÀI HỌC ĐỂ HỌC SINH LÀM BÀI TẬP VỀ NHÀ, LÀM TĂNG KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN HÓA” nhằm nâng cao chất lượng học môn hóa học của lớp 11.
  3. - Giáo viên biên soạn nội dung bài tập về nhà phát cho học sinh lớp 11B7. Qua đó củng cố, nâng cao và rèn luyện kĩ năng làm những bài tập ở nhà của học sinh lớp 11B7. 3. Vấn đề nghiên cứu: SỬ DỤNG PHIẾU HỌC TẬP DƯỚI DẠNG ĐỀ KIỂM TRA SAU MỖI BÀI HỌC cho học sinh lớp 11 có làm tăng kết quả học tập môn hóa trường THPT LÊ LỢI hay không? 4. Giả thuyết nghiên cứu: Có ! việc SỬ DỤNG PHIẾU HỌC TẬP DƯỚI DẠNG ĐỀ KIỂM TRA SAU MỖI BÀI HỌC làm tăng kết quả học tập môn hóa học lớp 11. III. PHƯƠNG PHÁP: 1. Khách thể nghiên cứu: * Giáo viên: Nguyễn Nghĩa Chánh Trực – giáo viên dạy môn hóa học 11 trường THPT LÊ LỢI trực tiếp thực hiện việc nghiên cứu. * Học sinh: Học sinh của lớp 11B7 (nhóm thực nghiệm) và học sinh lớp 11B6 (nhóm đối chứng). 2. Thiết kế: Tôi sử dụng thiết kế kiểm tra trước( điểm TB môn hóa kỳ 1) và sau tác động ( điểm 15 phút và 1 tiết ở kỳ 2) với 2 nhóm (lớp 11B6 và lớp 11B7) được nghiên cứu tại trường THPT LÊ LỢI. Tôi căn cứ vào kết quả kiểm tra trước tác động( điểm TB môn hóa kỳ 1) để chọn ra nhóm thực nghiệm lớp 11B7 có lực học tương đương với nhóm đối chứng lớp 11B6. Với bảng số liệu sau: BẢNG 1 Nhóm thực nghiệm Nhóm đối chứng (lớp 11B7) (lớp 11B6) Điểm trung bình ( Mean) 7.38 6.90 Độ lệch chuẩn (SD) 0.90 0.90 Giá trị p của T-TEST 0.08 Chênh lệch giá trị trung bình -0.31 chuẩn SMD (trước tác động)
  4. Với p = 0.08>0,05 => Chênh lệch không có ý nghĩa (chênh lệch có khả năng xảy ra ngẫu nhiên) Tôi thực hiện tác động bằng cách phát phiếu bài tập về nhà sau mỗi bài học và bắt buộc học sinh lớp 11B7 phải hoàn thành sau đó nộp lại để tôi chấm điểm. Còn lớp 11B6 vẫn dạy bình thường với bài tập SGK. Qua tác động từ tuần 21 đến tuần 38, đến đợt kiểm tra 1 tiết buổi chiều ngày 16 tháng 5 của học kỳ II. ( Thực tế cũng do dịch Covit-19 làm chậm và ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng học tập của học sinh) Bảng thiết kế nghiên cứu: Nhóm Kiểm tra trước tác động Tác động Kiểm tra sau tác động 11B7 O1 X O3 11B6 O2 O4 11B7: Lớp thực nghiệm, 11B6: Lớp đối chứng. 3. Quy trình nghiên cứu: Tôi biên soạn phiếu bài tập về nhà để cho học sinh lớp 11B7(lớp thực nghiệm) tự làm ở nhà. Đầu giờ tôi thu phiếu bài tập về nhà đã phát ở bài học trước và sau mỗi bài học tôi phát phiếu cho lần sau. Sau đó chấm điểm các phiếu bài tập về nhà đó. Còn 11B6 (lớp đối chứng) tôi chỉ dạy bình thường không phát phiếu bài tập về nhà. 4. Đo lường: Sau khi tiến hành kiểm tra sau tác động kết quả học tập của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng qua đề kiểm tra 15 phút và 1 tiết tập trung tại trường. Sau đó tôi tiến hành thống kê kết quả sau tác động của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng. IV. Phân tích dữ liệu và kết quả: 1. Trình bày kết quả: Bảng 1: Bảng so sánh kết quả bài KT 15 phút Nhóm thực nghiệm( 11B7) Nhóm đối chứng (11B6) Trước tác động Sau tác động Trước tác động Sau tác động Điểm trung bình 6.00 7.76 6.20 7.19 Giá trị trung vị 5.9 8 6.10 7
  5. Giá trị mode 5.9 7 6.10 7 Độ lệch chuẩn 0.90 0.97 0.90 1.02 Giá trị F-Test Giá trị T-Test Bảng 2: So sánh điểm trung bình của nhóm tương đương bài kiểm tra 15 phút sau tác động Nhóm thực nghiệm(11B7) Nhóm đối chứng(11B6) Điểm trung bình 7.76 7.19 Độ lệch chuẩn 0.97 1.02 Giá trị F-Test 84 Giá trị T-Test 2.60 Giá trị T-Test (=0,05, f = 84) 1.66 Nhận xét: T-Test = 2.60 > T-Test (=0,05, f = 84) = 1.66 chứng tỏ kết quả lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng là do tác động sư phạm mang lại. Bảng 3: So sánh điểm trung bình của nhóm tương đương bài kiểm tra 1-tiết sau tác động Nhóm thực nghiệm(11B7) Nhóm đối chứng(11B6) Điểm trung bình 7.20 6.72 Độ lệch chuẩn 1.01 0.99 Giá trị F-Test 84 Giá trị T-Test 2.29 Giá trị T-Test (=0,05, f= 84) 1.66 Nhận xét: T-Test = 2.29 > T-Test (=0.05, f= 84) = 1.66 chứng tỏ kết quả lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng là do tác động sư phạm mang lại. 2. Phân tích dữ liệu: - Kết quả kiểm tra sau tác động cho thấy điểm trung bình của nhóm thực nghiệm là 7.398 cao hơn nhiều so với điểm trung bình kiểm tra trước tác động là 6.014. Điều này chứng tỏ rằng chất lượng học tập môn Hóa học của học sinh lớp 11B7 đã được nâng lên đáng kể.
  6. - Độ chênh lệch điểm trung bình của kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là 0.528 > 0 (lấy điểm nhóm thực nghiệm trừ đi điểm nhóm đối chứng: 7.398 – 6.87 = 0.528). Mặc dù trước đó nhóm thực nghiệm 11B7 có điểm TB là 6.014, thấp hơn lớp đối chứng 11B6 là 6.195 điều này cho thấy mức độ chênh lệch có ý nghĩa. - Độ chênh lệch điểm trung bình T-test cho kết quả 1,66 cho thấy sự chênh lệch điểm khảo sát trung bình giữa trước và sau tác động là không có ý nghĩa, tức là sự chênh lệch điểm trung bình khảo sát trước và sau tác động có thể xảy ra ngẫu nhiên. - T-Test = 2.29 > T-Test (=0.05, f= 84) = 1.66 chứng tỏ kết quả lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng là do tác động sư phạm mang lại và mức độ ảnh hưởng của giải pháp nâng cao chất lượng môn Hóa học ở lớp 11B7 của nhóm thực nghiệm là chấp nhận được. 3. Bàn luận: + Ưu điểm: - Kết quả điểm của bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là 7,398 kết quả bài kiểm tra tương ứng của nhóm đối chứng là 6,87. Độ chênh lệch điểm số giữa hai nhóm là 0.528. Điều đó cho thấy điểm trung bình của hai nhóm đối chứng và thực nghiệm đã có sự khác biệt rõ rệt, nhóm được tác động có điểm trung bình cao hơn lớp đối chứng. Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai bài kiểm tra là SMD = 0.709. Điều này có nghĩa mức độ ảnh hưởng của tác động là khá lớn. Phép kiểm chứng T-test điểm trung bình sau tác động của hai nhóm là T-Test = 2.29 > T-Test (=0.05, f= 84) = 1.66 . Kết quả này khẳng định sự chênh lệch điểm trung bình của hai nhóm là do ngẫu nhiên. + Hạn chế: Nghiên cứu này giúp giáo viên có thể giúp cho học sinh nắm được kiến thức cơ bản và nâng cao qua việc sử dụng phiếu bài tập về nhà cho học sinh trong toàn trường. Nhưng vì thời gian nghiên cứu còn ít và ảnh hưởng rất lớn của đợt dịch Covit-19 nên chưa đánh giá hết được sự tiến bộ của học sinh.
  7. Giáo viên cần thường xuyên sử dụng phiếu bài tập về nhà chứ đừng làm cho có sẽ dẫn đến kết quả sẽ giảm đi. V. Kết luận và khuyến nghị: 1. Kết luận : Để nâng cao chất lượng bộ môn hóa học, giáo viên nên kết hợp việc sử dụng phiếu bài tập về nhà và giảng dạy nhiệt tình, tận lực. Phải thường xuyên giao phiếu bài tập về nhà cho học sinh về nhà làm (nhưng phải vừa sức). Từ đó học sinh sẽ tích cực, tự tin hơn trong học tập, yêu thích môn hóa học hơn. 2. Khuyến nghị: 5.2.1. Đối với các cấp lãnh đạo: Quan tâm hơn đến lực lượng giáo viên nòng cốt. Kết hợp khen thưởng phù hợp, ai giỏi phải được tuyên dương. Ai dạy kém thì phải làm việc khác. Không rập khuôn theo một khuôn mẫu ở một trường nào đó mà phải tùy thực tế của từng đơn vị mà áp dụng cho phù hợp. - Cho phép giáo viên sử dụng mạng Viettel study để triển khai phương pháp này hết sức hiệu quả. 5.2.2. Đối với giáo viên: Thường xuyên nâng cao trình độ, không ngừng đầu tư nghiên cứu tìm ra giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục. Học tập, tích lũy kinh nghiệm từ đồng nghiệp. và các phương tiện thông tin khác như internet, báo đài, truyền hình và áp dụng vào những bài dạy hợp lý. Qua việc nghiên cứu, tôi mong rằng các cấp lãnh đạo của ngành giáo dục sẽ quan tâm chia sẻ cách làm hay của tất cả giáo viên giỏi. VI. Tài liệu tham khảo - Tài liệu tập huấn nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng dự án Việt Bỉ - Bộ GD&ĐT. - Mạng Internet - Sách giáo khoa HÓA HỌC lớp 11 – Nhà xuất bản giáo dục. - Sách bài tập HÓA HỌC - Đề thi Tốt nghiệp THPT Quốc Gia hằng năm và đề thi tuyển sinh đại học các năm trước.