SKKN Một số hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm nâng cao hiệu quả dạy học Hóa học Lớp 11 Trung học phổ thông

doc 38 trang sangkien 26/08/2022 4260
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm nâng cao hiệu quả dạy học Hóa học Lớp 11 Trung học phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_hoat_dong_trai_nghiem_sang_tao_nham_nang_cao_hie.doc

Nội dung text: SKKN Một số hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm nâng cao hiệu quả dạy học Hóa học Lớp 11 Trung học phổ thông

  1. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC HÓA HỌC LỚP 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 1. Phần mở đầu 1.1. Lý do chọn đề tài Trong giai đoạn giáo dục hiện nay, đổi mới phương pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Một trong những quan điểm đổi mới giáo dục và đào tạo ở nước ta là: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại, phát huy tính tích cực, chuyển mạnh quá trình giáo dục chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành, lý luận gắn bó với thực tiễn. Khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức các hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học đặc biệt nhấn mạnh hình thức học tập trải nghiệm”. Các hoạt động trải nghiệm giúp học sinh tăng cường khả năng quan sát, học hỏi và cọ xát với thực tế, thu lượm và xử lí thông tin từ môi trường xung quanh từ đó đi đến hành động sáng tạo và biến đổi thực tế mà các em quan sát được. Hoạt động trải nghiệm cũng làm cho nội dung giáo dục không bị bó hẹp trong chương trình sách giáo khoa mà gắn liền với thực tiễn đời sống xã hội. Việc dạy học gắn lý thuyết với thực tiễn giúp học sinh trong quá trình trải nghiệm thể hiện được giái trị bản thân, thiết lập được mối quan hệ cá nhân với cá nhân khác và với tập thể, mối quan hệ giữa môi trường học tập và môi trường sống. Tuy nhiên phần lớn giáo viên và học sinh hiện nay trong quá trình dạy và học mới chỉ chú trọng các phương pháp giải bài tập nhanh, hiệu quả áp dụng trong các đề thi đại học, ít chú trọng trong việc đổi mới về dạy học nhằm hướng tới phát triển các năng lực mà học sinh cần có trong cuộc sống như: năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin Với đề tài “ Một số hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm nâng cao hiệu quả dạy học hóa học lớp 11 trung học phổ thông” với mong muốn nghiên cứu sâu hơn về tính ưu việt, khả năng vận dụng phương pháp dạy học nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học. 1.2. Điểm mới của đề tài: - Hình thành và phát triển phẩm chất, tư tưởng, ý chí, tình cảm, giá trị, kĩ năng sống và những năng lực chung cần có ở con người trong xã hội hiện đại nói chung và các em học sinh lớp 11 THPT nói riêng.
  2. - Kiến thức thực tiễn gắn bó với đời sống địa phương, cộng đồng, đất nước, mang tính tổng hợp nhiều lĩnh vực giáo dục, nhiều môn học, dễ vận dung vào thực tế. Được thiết kế thành các chủ điểm mang tính mở, không yêu cầu mối liên hệ chặt chẽ giữa các chủ điểm. - Hình thức tổ chức đa dạng, phong phú, mềm dẻo, linh hoạt, mở về không gian, thời gian, quy mô, đối tượng và số lượng. Học sinh có nhiều cơ hội trải nghiệm với các mức độ khác nhau (giáo viên, phụ huynh, nhà hoạt động xã hội, chính quyền, doanh nghiệp, ) - Tương tác, phương pháp: Đa chiều, học sinh tự hoạt động trải nghiệm là chính. - Kiểm tra, đánh giá: Nhấn mạnh đến kinh nghiệm, năng lực thực hiện, tính trải nghiệm, theo những yêu cầu riêng, mang tính cá biệt hóa, phân hóa, thường đánh giá kết quả đạt được bằng nhận xét. Tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong dạy học hóa học lớp 11 theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh THPT nhằm: - Đề xuất nội dung và quy trình dạy học môn hóa học theo tiếp cận dạy học trải nghiệm cho học sinh THPT, góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học môn hóa học cũng như phát triển năng lực của học sinh trường THPT. - Rèn luyện cho học sinh kĩ năng làm việc theo nhóm một cách có hiệu quả từ đó hình thành năng lực hợp tác trong học tập và trong công việc hàng ngày. - Định hướng cho học sinh cách tìm tòi, khai thác các tài liệu liên quan đến vấn đề học tập và định hướng cách khai thác thông tin từ tài liệu thu thập được một cách có hiệu quả. - Giúp học sinh tự tin giao tiếp trước đám đông và khả năng thuyết trình các sản phẩm do chính các em tìm tòi. - Và hơn hết các em có thể tự hào về những sản phẩm do chính tay mình làm ra và sử dụng những sản phẩm đó với nhiều mục đích khác nhau hoặc sẽ định hướng nghề nghiệp sau khi ra trường. - Xây dựng nhiều chủ đề dạy học theo nội dung hoạt động trải nghiệm vào bài giảng hóa học 11 THPT để dạy tốt và học tốt môn hóa học. Chính vì những lẽ đó mà tôi đã giành khá nhiều thời gian, tâm sức cho đề tài của mình. Hôm nay tôi mạnh dạn trình bày đề tài: “ Một số hoạt động trải nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả dạy học hóa học lớp 11 trung học phổ thông” đúc kết kinh nghiệm từ quá trình giảng dạy của bản thân tôi trong các năm học vừa qua. Rất mong sự góp ý chân thành của ban giám hiệu nhà trường, quý bạn đồng nghiệp
  3. để tôi ngày càng có thêm nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy. Giúp tôi hoàn thành công tác tốt hơn và cũng là hoàn thiện bản thân mình hơn. 1.3. Phạm vi áp dụng đề tài Sáng kiến kinh nghiệm: “Một số hoạt động trải nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả dạy học hóa học lớp 11 trung học phổ thông” đã được áp dụng vào thực tế tại trường tôi đang trực tiếp giảng dạy và mang lại hiệu quả cao. Bên cạnh đó, đã được tổ chuyên môn trao đổi, thảo luận, thống nhất và đưa vào áp dụng trong trường. Với hiệu quả đạt được khi áp dụng các giải pháp, tôi mong muốn sáng kiến kinh nghiệm của mình sẽ được áp dụng rộng rãi trong các trường học trên toàn tỉnh nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của tỉnh nhà. Tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong dạy học hóa học 11 ở trường THPT theo định hướng phát triển năng lực cho: Học sinh khối 11 THPT + Giáo viên giảng dạy hóa học ở THPT 2. Phần nội dung 2.1. Thực trạng của sáng kiến kinh nghiệm Trong những năm gần đây, việc đổi mới phương pháp dạy học môn hóa học ở trường THPT đã có một số chuyển biến tích cực. Trong mỗi tiết dạy, giáo viên đã quan tâm đến việc chuyển từ một chiều, học tập thụ động sang học tập chủ động. Chú trọng năng lực thực hành cho học sinh. Các hình thức dạy học đã được đổi mới, các hình thức dạy học tích cực đã được vận dụng làm cho việc học tập học sinh trở nên hứng thú hơn. Đồng thời với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin được áp dụng vào quá trình dạy học, việc học của học sinh thuận lợi rất nhiều, tạo điều kiện để học sinh có thể tự mình khám phá tri thức mới theo nhiều cách khác nhau chứ không phụ thuộc quá nhiều vào giáo viên. Bên cạnh sự thay đổi tích cực đó vẫn còn những hạn chế nhất định. Cụ thể: - Khi dạy các kiến thức hóa học, nhiều giáo viên chỉ trình bày, giới thiệu các kiến thức mà không có phân tích, giải thích để học sinh hiểu rõ bản chất vì vậy việc tiếp nhận kiến thức của học sinh gặp khó khăn. Chủ yếu học sinh chỉ ghi nhớ và áp dụng một cách máy móc mà không có liên hệ với các kiến thức tương tự. - Năng lực của giáo viên trong việc tiếp cận với chương trình đổi mới phương pháp dạy học ở các trường và các địa phương không đồng đều, một số giáo viên chưa thực hiện đổi mới phương pháp giáo dục, giảng dạy do chưa quan tâm đến quá trình đổi mới, cải cách của Bộ giáo dục. Phương pháp dạy học của nhiều giáo viên còn thiếu sáng tạo, gượng ép. Giáo viên lên lớp chủ yếu dạy xong các kiến thức trong sách giáo khoa theo lối truyền thụ truyền thống giáo viên giảng,
  4. ghi bảng còn học sinh nghe, chép. Chính điều đó làm cho học sinh tiếp nhận kiến thức một chiều, thiếu sự năng động, tự tin. - Nhiều giáo viên chỉ chú trọng việc rèn luyện các dạng bài tập để luyện thi đại học, học sinh học để vượt qua các kì thi. Nhiều kiến thức thực tiễn bị lãng quên mà không được áp dụng ngoài thực tiễn. Tuy nhiên với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật, trong công cuộc thực hiện cuộc cách mạng 4.0 chúng ta cần nhìn nhận lại cách truyền thụ kiến thức cho học sinh. Quá trình hình thành năng lực chính là quá trình phát triển nhân cách toàn diện của học sinh. Quá trình bồi dưỡng giáo dục năng lực là quá trình tác động sư phạm của nhà giáo một cách đúng quy luật, đảm bảo tính khoa học và mang tính thực tiễn. 2.2. Các giải pháp 2.2.1. Khái niệm liên quan đến hoạt động dạy học dựa vào trải nghiệm sáng tạo 2.2.1.1. Khái niệm về trải nghiệm Theo từ điển Wikipedia thì kinh nghiệm (experience), hay trải nghiệm là tri thức hay sự thông thạo về một sự kiện hay một chủ đề có được thông qua tham gia sự can dự hay tiếp xúc trực tiếp. Kinh nghiệm được sử dụng trong quá khứ, liên quan đến những gì đã được tích lũy hoặc những thứ còn tồn đọng của những kinh nghiệm trước đây. Kinh nghiệm quá khứ thường ảnh hưởng tới kinh nghiệm hiện tại và kinh nghiệm tương lai. Ý kiến cho rằng kinh nghiệm quá khứ ảnh hưởng đến kinh nghiệm hiện tại đã được đề cập bởi John Dewey. Tất cả những kinh nghiệm ảnh hưởng đến tương lai của nó (nghĩa là kinh nghiệm về sau), hoặc là tốt hơn hoặc xấu đi. Về cơ bản, kinh nghiệm tích lũy hoặc sẽ bị mai một đi hoặc sẽ mở ra cơ hội cho những kinh nghiệm tương lai . 2.2.1.2. Học tập qua kinh nghiệm Học tập qua kinh nghiệm là quá trình người học tạo dựng kiến thức, kỹ năng và quan điểm về giá trị từ việc bản thân trải nghiệm trực tiếp trong MT học tập. Học tập qua kinh nghiệm thể hiện sự trưởng thành và thành công của cá nhân và nhóm qua chu trình: Lĩnh hội - Hành động - Phản ánh - Lĩnh hội để đạt được kinh nghiệm. Học tập qua kinh nghiệm còn được hiểu là quá trình học tập dựa trên những kinh nghiệm có sẵn. Nó khác với phương pháp giáo dục truyền thống ở chỗ, quá trình giáo dục theo cách truyền thống thu nhập thông tin thông qua việc nghiên cứu các chủ đề mà không cần sự trải nghiệm thực tế. Học tập thông qua kinh nghiệm
  5. rất thích hợp để tiếp thu những kỹ năng thực hành. Trong phương pháp học tập này, thực hành và thí nghiệm những bài tập thực tế là chủ đạo. 2.2.1.3. Học tập dựa vào trải nghiệm Trải nghiệm là quá trình cá nhân tiếp xúc trực tiếp với môi trường, với sự vật, hiện tượng, vận dụng vốn kinh nghiệm và các giác quan để quan sát, tương tác, cảm nhận về sự vật, hiện tượng đó. Trải nghiệm diễn ra dựa trên vốn kinh nghiệm của cá nhân về sự vật, hiện tượng. Học tập dựa vào trải nghiệm là hình thức học tập gắn liền với các hoạt động có sự chuẩn bị ban đầu về kinh nghiệm và có phản hồi, trong đó đề cao kinh nghiệm chủ quan của người học. Ngoài ra, học tập dựa vào trải nghiệm còn được định nghĩa là “triết lý giáo dục, triết lý này nhấn mạnh vào quá trình tác động qua lại giữa giáo viên và học sinh cùng với những kinh nghiệm trực tiếp của học sinh trong môi trường và nội dung học tập”. Học tập dựa vào trải nghiệm còn được coi như là triết lý cũng như phương pháp luận mà ở đó nhà sư phạm thiết lập một cách có chủ đích với người học trong hoạt động trải nghiệm trực tiếp ở môi trường học tập và phản ánh để làm rõ ý nghĩa của bài học, nâng cao kiến thức và phát triển kỹ năng của người học kết hợp trên vốn kinh nghiệm hiện có của họ. Dựa trên những khái niệm trên, tôi hiểu học tập dựa vàotrải nghiệm là hình thức dạy học, trong đó giáo viên là người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn các hoạt động để học sinh bằng vốn kinh nghiệm của cá nhân kết hợp tiếp xúc trực tiếp với môi trường học tập, sử dụng các giác quan, tự lực chiếm lĩnh kiến thức, hình thành kỹ năng và thái độ, hành vi. Sự sáng tạo sẽ xuất hiện khi người học phải giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn có vấn đề, người học phải vận dụng kiến thức, kĩ năng để đưa ra hướng giải quyết. Học tập qua kinh nghiệm còn được hiểu là quá trình học tập dựa trên những kinh nghiệm có sẵn. Nó khác với phương pháp giáo dục truyền thống ở chỗ, quá trình giáo dục theo cách truyền thống thu nhập thông tin thông qua việc nghiên cứu các chủ đề mà không cần sự trải nghiệm thực tế. Học tập thông qua kinh nghiệm rất thích hợp để tiếp thu những kỹ năng thực hành. Trong phương pháp học tập này, thực hành và thí nghiệm những bài tập thực tế là chủ đạo. 2.2.2. Quy trình tổ chức dạy học trải nghiệm Tôi xây dựng giáo án cho hoạt động trải nghiệm sáng tạo theo quy trình sau: Bước 1: Tìm hiểu HS