SKKN Vận dụng và nâng cao hiệu quả sử dụng câu đố trong chương trình Tiếng Việt Tiểu học
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Vận dụng và nâng cao hiệu quả sử dụng câu đố trong chương trình Tiếng Việt Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_van_dung_va_nang_cao_hieu_qua_su_dung_cau_do_trong_chuo.doc
Nội dung text: SKKN Vận dụng và nâng cao hiệu quả sử dụng câu đố trong chương trình Tiếng Việt Tiểu học
- Phạm Thị Nhâm Trường Tiểu học Phú Hộ Phần I: mở đầu I. Lý do chọn sáng kiến: Câu đố là một món ăn tinh thần không thể thiếu trong sinh hoạt dân gian của dân tộc. Đố - giải, ngược lại, giải xong lại đố là nguồn kiến thức không bao giờ cạn nhằm nâng cao năng lực tư duy cho nhân dân và được nhân dân rất ưa chuộng. Có thể nói một cách ngắn gọn, câu đố là sự thu nhập những giá trị dân gian hay nhất, giá trị nhất từ các thể loại dân gian khác như: Tục ngữ, ca dao, dân ca Câu đố không chỉ có giá trị về mặt nhận thức mà nó còn hấp dẫn người đọc ở tính chất trữ tình, truyền cảm. Có lẽ nhờ vậy mà câu đố đã đi vào từng ngõ ngách của các gia đình Việt Nam, vào trong tư duy của các em bé ngây thơ đến cụ già đầu bạc. Câu đố trở thành một bộ phận quan trọng, gần gũi nhất với lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân ta. Đối với trẻ thơ nhất là lứa tuổi học sinh Tiểu học thì câu đố càng khẳng định vai trò quan trọng của mình trong việc bồi dưỡng và nâng cao trí tuệ, tình cảm cho các em. Nó như chất men say làm kích thích trí tò mò, say mê hiểu biết của học sinh. Vì vậy, câu đố là một phương tiện nhận thức đặc biệt, nhất là đối với học sinh Tiểu học. Cho nên bản thân người giáo viên Tiểu học phải xác định và hiểu rõ mặt giá trị này của câu đố. Trên cơ sở đó mới có thể phát huy được năng lực sư phạm của mình vào việc vận dụng và nâng cao hiệu quả câu đố trong công tác giảng dạy ở nhà trường. Để từ đó có thể bồi dưỡng cho học sinh vốn hiểu biết cũng như những tố chất tình cảm cần thiết của một con người. Đó chính là lý do khiến tôi chọn sáng kiến kinh nghiệm này. Phần II : Nội dung Chương I: Hệ thống câu đố trong chương trình tiếng việt tiểu học I. Quy mô số lượng: 1. Lớp 1 : Có 10 câu đố được thể hiện dưới hình thức thơ - Thơ bốn chữ: Có 5 câu đố ( Mặt trời, sấm sét, mưa; con vịt, gà trống, con ong, cục tẩy) - Thơ sáu chữ: Có 1 câu đố (Quả nhãn). - Thơ lục bát : Có 4 câu đố ( cái thang, bát đĩa, bút chì,cánh buồm) Trong đó, có 6 câu đố được đưa vào cùng với bài học vần, 4 câu đố được đưa vào các bài viết chính tả. Hệ thống các câu đố trong chương trình1 Tiếng Việt Tiểu học
- Phạm Thị Nhâm Trường Tiểu học Phú Hộ Các câu đố xoay quanh 3 nội dung là: Câu đố hỏi cái gì? Câu đố hỏi con gì? Câu đố hỏi quả gì? 2. Lớp 2 : Có 4 câu đố được thể hiện dưới hình thức thơ - Thơ bốn chữ: Có 1 câu đố (Bút mực) - Thơ lục bát : Có 3 câu đố ( Chân trời, cái thang,chữ “ thuốc,thuộc” Cả 4 câu đố này đều được đưa vào trong các bài viết chính tả với hai nội dung là: Câu đố hỏi cái gì? Câu đố hỏi chữ gì? 3. Lớp 3 : 31 câu đố - Thơ bốn chữ : Có 2 câu đố ( Cái bút mực; Hạt cát) - Thơ tự do : Có 4 câu đố ( Cái bút chì; con ruồi; cái chổi)) - Thơ lục bát: Có 25 câu đố 4. Lớp 4 : Có 12 câu đố được viết theo thể thơ lục bát, các câu đố này chủ yếu được xếp xen kẽ vào các tiết chính tả và luyện từ và câu 5. Lớp 5 : Có 5 câu đố cũng được thể hiện chủ yếu trong các bài tập chính tả. II. Nội dung và giá trị tư tưởng của câu đố trong chương trình Tiếng việt tiểu học 1. Nội dung của câu đố trong chương trình Tiếng Việt Tiểu học Nhìn chung hệ thống của câu đố trong chương trình Tiếng Việt Tiểu học thì xu hướng lựa chọn các vật đem ra đố cũng như các sự vật miêu tả thay thế đều đẹp và có nội dung gần gũi với học sinh tiểu học. Nó cung cấp cho các em lượng kiến thức phong phú về mọi lĩnh vực của đời sống con người. a. Câu đố cung cấp cho học sinh những hiểu biết về đồ dùng hàng ngày thông qua những đặc điểm cơ bản và lợi ích của nó ( câu đố về vật). Trong chương trình Tiếng Việt Tiểu học câu đố về đồ vật chiếm một số lượng lớn. Có thể nói, tất cả những đồ vật này đều rất cần thiết, đều là những vật dụng khó có thể thiếu được trong đời sống sinh hoạt của mỗi gia đình Việt Nam: Đó là chiếc điện thoại - một phương tiện thông tin liên lạc: Đó là cái cây cột điện, bóng đèn điện, lao phóng thanh - những phương tiện mang lại ánh sáng văn minh phục vụ cuộc sống; hay đó là bát đĩa, gạch ngói, cái thang - những vật dụng gắn bó mật thiết với mỗi mái ấm gia đình. Tất cả những vật dụng này đều rất gần gũi với vốn sống thực tế của học sinh Tiểu học. Hàng ngày các em có thể nhìn thấy, nghe thấy hoặc trực tiếp sử dụng, tiếp xúc với chúng. Tuy nhiên, xét về mức độ gắn bó thân thiết với lứa tuổi thiếu nhi hơn cả phải kể đến 6 câu đố còn lại về đồ dùng học tập của học sinh. Đó là những đồ dùng rất quen thuộc, thường xuyên được các em sử dụng trong công việc học tập của mình như: Bút chì; Bút mực; Cục tẩy; Thước kẻ, Viên phấn. Lớp 1: Có 5 câu đố về đồ vật Câu đố về chiếc bút chì: Hệ thống các câu đố trong chương trình2 Tiếng Việt Tiểu học
- Phạm Thị Nhâm Trường Tiểu học Phú Hộ Ruột dài từ mũi đến chân Mũi mòn ruột cũng dần dần mòn theo Câu đố về cục tẩy: Nhỏ như cái kẹo Dẻo như báng dầy ở đâu mực dây Có em là sạch Lớp 2: Có một câu đố về chiếc bút mực: Không phải bò, Không phải trâu, Uống nước ao sâu, Lên cày ruộng cạn. Lớp 3: Có 7 câu đố về đồ vật Câu đố về cái bút chì: Tên nghe nặng trịch, Lòng dạ thẳng băng, Vành tai thợ mộc nằm ngang, Anh đi học vẽ sẵn sàng đi theo. Câu đố về viên phấn: Trắng phau cày thửa ruộng đen, Bao nhiêu cây trắng mọc lên hàng hàng. Câu đố về thước kẻ: Vừa dài mà lại vừa vuông, Giúp nhau kẻ chỉ vạch đường thẳng ngay. Câu đố về viên gạch: Hòn gì bằng đất nặn ra Xếp vào lò lửa nung ba bốn ngày, Khi ra, da đỏ hây hây Thân hình vuông vắn đem xây cửa nhà Đối với một quốc gia đang phát triển như nước ta, thông thường ít có sự phát triển đồng đều về kinh tế xã hội, đi liền với nó là sự phát triển không cân đối về trình độ văn hóa và nhận thức của trẻ em giữa các vùng miền. Để xóa đi phần nào ranh giới đó, câu đố đã góp thêm một phần nhỏ của mình bằng việc cung cấp cho các em những hiểu biết sơ giản về một số vật dụng mà có thể trong cuộc sống hàng ngày các em chưa được tiếp xúc. Ví như câu đố về “ Chiếc điện thoại” ở trên. Điện thoại là một thông tin liên lạc rất cần thiết đối với đời sống của người dân hiện đại. Và đối với lứa tuổi học sinh Tiểu học, nhất là học sinh ở thành thị thì chiếc điện thoại trở nên quá quen thuộc với các em. Nhưng đối với học sinh ở miền núi, vùng sâu, vùng xa thì chiếc điện thoại vẫn là một cái gì đó rất xa vời. Nên khi các em đọc câu đố này, chắc hẳn sẽ có rất nhiều em lúng túng, không giảng được và ngay cả khi đã đọc lời giải trong sách giáo khoa vẫn còn nhiều em Hệ thống các câu đố trong chương trình3 Tiếng Việt Tiểu học
- Phạm Thị Nhâm Trường Tiểu học Phú Hộ thắc mắc, tò mò muốn tìm hiểu thêm về chiếc điện thoại. Lúc đó, có thể các em sẽ tìm đến thầy cô hoặc những người lớn để mong giải đáp được những thắc mắc của mình. Như vậy, những hiểu biết về chiếc điện thoại đã được các em tự nguyện đón nhận một cách thích thú. Bên cạnh việc cung cấp cho học sinh những hiểu biết về đặc điểm, ích lợi của đồ vật, câu đố còn cho các em thấy được cả quá trình diễn biến để làm ra đồ vật: Hòn gì bằng đất nặn ra Xếp vào lò lửa nung ba bốn ngày, Khi ra, da đỏ hây hây Thân hình vuông vắn đem xây cửa nhà Ngôi nhà là tổ ấm nuôi dưỡng và chở che cho gia đình các em. Muốn có được ngôi nhà đẹp, bền vững thì “ gạch” là một bộ phận không thể thiếu được. Câu đố này đã giúp các em hiểu biết nguyên liệu để làm ra viên gạch là từ đất, hiểu hơn về quá trình biến những cục đất thành những viên gạch hồng, đồng thời thấy được ích lợi thực tiễn của viên gạch( đem xây cửa nhà). Như vậy, khi đưa ra cho các em một câu đố phản ánh về một đồ vật cụ thể thì đối với những em chưa biết, câu đố sẽ góp phần cung cấp để hình thành hiểu biết cho các em. Còn đối với những em đã được thường xuyên tiếp xúc, quen thuộc với đồ vật đó thì câu đố sẽ giúp các em kiểm tra lại, tìm lại trong vốn tri thức của mình những thông tin, hiểu biết về nó, từ đó các em sẽ hiểu rõ hơn về những vật dụng xung quanh mình. b. Câu đố cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về loài vật ( câu đố về con vật) Trong chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học có 3 câu đố về con vật là : Con ong, con gà trống và con vịt. Cả 3 câu đố này đều nằm tromng chương trình Tiếng Việt lớp 1. Đây là những câu đố mà lứa tuổi thiếu nhi thường ai cũng biết khá rõ, khó có thể tìm ra một sự xa lạ nào trong nhận thức của các em khi đọc và tìm hiểu về những câu đố này. Con gì bé tí Chăm chỉ suốt ngày Bay khắp vườn cây Tìm hoa gây mật Đó là con ong, cũng với hình dáng bé nhỏ như bao con vật khác nhưng phẩm chất chăm chỉ gây mật chỉ duy nhất có ở nó mà thôi Hay đó là con gà trống với cái mào đỏ, bộ lông mượt mà, tiếng gáy vang to vào buổi sáng tinh mơ: Con gì mào đỏ Lông mượt như tơ Sáng sớm tinh mơ Gọi người thức dậy Hệ thống các câu đố trong chương trình4 Tiếng Việt Tiểu học
- Phạm Thị Nhâm Trường Tiểu học Phú Hộ Còn đây là chú vịt, được miêu tả với những đặc điểm quen thuộc, gần gũi: Con gì có cánh Mà lại biết bơi Ngày xuống ao chơi Đêm về đẻ trứng c. Câu đố cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản về một số loại cây, quả quen thuộc ở nông thôn Việt Nam ( câu đố về cây, quả) Nhìn chung, đây là những cây quả rất quen thuộc mà hàng ngày các em vẫn được nhìn thấy một cách trực tiếp hoặc gián tiếp qua tranh, ảnh, lời kể, được ăn, được thưởng thức những sản phẩm làm ra từ nó. Lớp 1: Có một câu đố về quả nhãn với những đặc điểm quen thuộc: một lớp vỏ sần sùi bao bọc một lớp cùi trắng và trong cùng là một hạt màu đen như than: Da cóc mà bọc bột lọc Bột lọc mà bọc hòn than Lớp 3: Các câu đố về cây được miêu tả chân thực thông qua những đặc điểm vốn có của nó: d. Câu đố cung cấp cho học sinh một số kiến thức sơ giản về lịch sử. Nó giúp các em hiểu hơn về công lao của một số vị anh hùng dân tộc ( Câu đố về tên người). Đất nước Việt Nam đã trải qua hơn bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước. Đã bao lần đất nước bị xâm lăng tưởng chừng như không thể tồn tại nhưng nhờ có tấm lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần đoàn kết cao và sự thông minh , dũng cảm của mỗi người dân nước việt, đặc biệt là sự tài giỏi, mưu trí của những người lãnh đạo mà chúng ta đã giữ được nền độc lập dân tộc, chủ quyền của đất nước như ngày hôm nay. Đó là Ngô Quyền với chiến thắng Bạch Đằng lừng lẫy năm 938 khiến quân địch phải khiếp sợ: Ai từng đóng cọc trên sông Đánh tan thuyền giặc, nhuộm hồng sóng xanh? Đó là vua Quang Trung bình dị, xuất thân từ áo vải với chiến công đánh bại quân Thanh: Vua nào thần tốc quân hành Mùa xuân đại phá quân Thanh tơi bời Còn vua Đinh Tiên Hoàng thì hiện lên chân thực với hình ảnh thuở bé, đó là một cậu bé chăn trâu nhưng có chí lớn: Vua nào tập trận đùa chơi Cờ lau phất trận một thời ấu thơ Hệ thống các câu đố trong chương trình5 Tiếng Việt Tiểu học