SKKN Vận dụng dạy học hợp tác vào giảng dạy Hóa học 11 để phát triển năng lực tự học cho học sinh

pdf 34 trang sangkien 26/08/2022 9460
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Vận dụng dạy học hợp tác vào giảng dạy Hóa học 11 để phát triển năng lực tự học cho học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfskkn_van_dung_day_hoc_hop_tac_vao_giang_day_hoa_hoc_11_de_ph.pdf

Nội dung text: SKKN Vận dụng dạy học hợp tác vào giảng dạy Hóa học 11 để phát triển năng lực tự học cho học sinh

  1. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐỀ TÀI: VẬN DỤNG DẠY HỌC HỢP TÁC VÀO GIẢNG DẠY HÓA HỌC 11 ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH Quảng Bình, tháng 1 năm 2019
  2. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐỀ TÀI: VẬN DỤNG DẠY HỌC HỢP TÁC VÀO GIẢNG DẠY HÓA HỌC 11 ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH Họ và tên: Nguyễn Thị Liên Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường THPT Đào Duy Từ Quảng Bình, tháng 1 năm 2019
  3. MỤC LỤC Trang MỤC LỤC 1. PHẦN MỞ ĐẦU 01 1.1. Lí do chọn đề tài 01 1.2. Phạm vi áp dụng 03 2. PHẦN NỘI DUNG 2.1. Thực trạng của đề tài 04 2.2. Các giải pháp 04 2.2.1. Cơ sở lí luận của đề tài 04 2.2.2. Nguyên tắc của dạy học hợp tác để phát triển năng lực tự học cho học sinh . 06 2.2.3. Quy trình sử dụng PPDH hợp tác nhóm nhỏ trong quá trình dạy học 07 2.3. Sử dụng PPDH hợp tác nhóm nhỏ trong dạy học hóa học 11 để phát triển năng lực tụ học cho học sinh . . 14 2.3.1. Bài thuộc phần vô cơ 15 2.3.2. Bài thuộc phần hữu cơ 20 2.4. Thực nghiệm sư phạm 25 2.4.1. Chọn lớp thực nghiệm 25 2.4.2. Bố trí thực nghiệm 25 2.4.3. Thời gian thực nghiệm 26 2.4.4. Kết quả thực nghiệm 26 3. PHẦN KẾT LUẬN 28 TÀI LIỆU THAM KHẢO 30
  4. 1. PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Trong mấy thập niên gần đây, đổi mới giáo dục đào tạo là xu thế toàn cầu. Trong bối cảnh khoa học và công nghệ trên thế giới phát triển như vũ bão tạo ra những bước tiến nhảy vọt đến chóng mặt đã tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống xã hội trong từng quốc gia và trên phạm vi toàn cầu. Những chuyển biến hết sức mạnh mẽ này đã làm đảo lộn nhiều quan điểm, triết lí, phương thức tổ chức và hoạt động của hầu hết các lĩnh vực, mà trước hết và chủ yếu chính là giáo dục và đào tạo. Các nước đã tiến hành xem xét lại toàn bộ hệ thống giáo dục của mình và một chuyển biến tương đối rõ là họ chuyển dần từ dạy kiến thức chuyên môn sang dạy cách tự học. Việc học tập không chỉ thực hiện ở nhà trường mà có thể ở nhà hoặc ở bất cứ đâu. Việt Nam không nằm ngoài xu thế đó. Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ việc quan tâm đến học sinh học được cái gì đến việc quan tâm học sinh làm được cái gì qua việc học. Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 - 2020 ban hành kèm theo Quyết định 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ: "Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của người học”. Thực hiện định hướng nêu trên, trong những năm gần đây, ngành giáo dục đã có những đổi mới sâu rộng về nhiều mặt mà trọng tâm là đổi mới về phương pháp dạy học. Nhiều phương pháp dạy học tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học đã được áp dụng trong giảng dạy ở tất cả các cấp học, bậc học. Dạy học hợp tác là một phương pháp dạy học tích cực như thế. Qua hoạt động hợp tác người học không chỉ lĩnh hội được kiến thức một cách chủ động mà còn được thực hành, được thể hiện, củng cố và nâng cao các kĩ năng như: kĩ năng nghe, kĩ năng giao tiếp, thuyết trình, kĩ năng lãnh đạo, kỹ năng quyết đoán, kĩ năng giải quyết các bất đồng, đặc biệt là phát triển năng lực tự học cho học sinh. Qua quá trình hợp tác, những kiến thức mang tính chủ quan của người học sẽ được thảo luận, làm cho sản phẩm (kiến thức, kĩ năng, ) sẽ tiệm cận tới chân lí, tức là mang tính khách quan. Lúc này, người học tự đánh giá, tự sửa lại nội 1
  5. dung, kiến thức và tự điều chỉnh cách học sao cho ngày càng phù hợp. Xuất phát từ những yêu cầu đào tạo của xã hội, yêu cầu tất yếu về đổi mới phương pháp dạy học nói chung và của bộ môn hóa học nói riêng, với mong muốn được đóng góp và làm tốt hơn nữa nhiệm vụ của một giáo viên trong giai đoạn hiện tại, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Vận dụng dạy học hợp tác vào giảng dạy hóa học 11 để phát triển năng lực tự học cho học sinh ”. Lịch sử nghiên cứu đề tài Phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm đã được rất nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới cũng như trong nước quan tâm nghiên cứu ở các khía cạnh khác nhau. Khởi đầu của PPDH này là các nghiên cứu của các nhà giáo dục và truyền giáo ở cả phương Tây và phương Đông ngay từ thời cổ Đại. Tuy nhiên, cách chia nhóm thời kì này mang tính chủ quan nhằm tạo thuận lợi cho người thầy truyền giảng giáo lí. Ngày nay, với những yêu cầu mới về giáo dục và đào tạo nghề nghiệp, nghiên cứu về PPDH theo nhóm cũng đã có những bước phát triển và thay đổi quan trọng. Các công trình nghiên cứu đã chỉ ra rất rõ vai trò và mục đích của việc sử dụng phương pháp dạy học này vào dạy học. Tiêu biểu là Roger Cousinet tác giả cuốn sách “phương pháp của các nhóm học tập” (1945). Ông là giáo viên và đồng thời cũng là một trong những nhà tiên phong trong hệ thống giáo dục tiến bộ ở Pháp, đã có công lớn trong việc phát triển PPDH nhóm. Cuốn “dạy học ngày nay” của tác giả Geoffrey Petty được xuất bản năm 1993 bởi nhà xuất bản Stanley Thornets Ltd Ellenborough House. Năm 2002, dự án Việt – Bỉ “ đào tạo giáo viên các trường sư phạm 7 tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam” đã dịch và chỉnh sửa. Chương 18 (từ trang 202 đến 217) của cuốn sách có nhan đề: Học nhóm và học sinh nói. Tác giả khẳng định vai trò quan trọng của PPDH theo nhóm. Và rất nhiều nghiên cứu khoa học liên quan đến DHHT của các nhà giáo dục học, tâm lí học như John Dewey, Kurt Lewin, Jean Piaget, Lev Vygotsky, David Johnson (Đào tạo giáo viên dạy học hợp tác, 1966) , Ellilot Aronson (Lớp học ghép hình, 1978), Elizabeth Cohen (Thiết kế nhóm làm việc, 1985), Spence Kagan (Phát triển cấu trúc dạy học hợp tác, 1985), David & Roger Johnson (Hợp tác và cạnh tranh, 1989), 2
  6. Ở Việt Nam, PPDH hợp tác được chú ý nghiên cứu và áp dụng từ những năm cuối thế kỷ 20 qua một số đề tài và bài báo sau: Luận án tiến sĩ giáo dục học “Phát triển kĩ năng dạy học hợp tác cho giáo viên trung học cơ sở” của Nguyễn Thành Kính, trường Đại học Thái Nguyên (năm 2010). Luận án đã xây dựng được hệ thống biện pháp phát triển các kĩ năng dạy học hợp tác . Giáo viên có thể áp dụng hệ thống các kĩ năng này vào dạy học các môn học. Luận án tiến sĩ giáo dục học “Tổ chức dạy học hợp tác trong môn toán ở trường THPT” của Hoàng Lê Minh, trường ĐHSP Hà Nội (năm 2007). Luận án đã xây dựng được các cách thức tổ chức hoạt động nhóm có hiệu quả, có tính thiết thực. Luận án tiến sĩ giáo dục học “ Vận dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm trong môn địa lí ở trường dự bị đại học dân tộc” của Tạ Xuân Phương, trường ĐHSP Hà Nội (năm 2017) . Luận án đã đề xuất được cách thức vận dụng PPDH hợp tác theo nhóm vào chương trình dạy học, là tài liệu tham khảo bổ ích cho GV THPT. Và rất nhiều đề tài luận văn, báo cáo khoa học cũng như các bài báo trong những năm gần đây cho thấy rằng các tác giả đã nhận thấy những ưu điểm của PPDH hợp tác đối với sự phát huy tính tích cực của HS trong quá trình lĩnh hội kiến thức. Tuy nhiên, việc áp dụng PPDH hợp tác để phát triển năng tự học cho học sinh chưa được tập trung nghiên cứu nhiều. Điểm mới của đề tài: Đề tài đã xây dựng được 6 nguyên tắc của PPDH hợp tác theo nhóm để phát triển năng lực tự học cho HS và 5 bước trong quy trình sử dụng PPDH hợp tác theo nhóm trong quá trình dạy học hóa học lớp 11 THPT. Đã xây dựng khá hoàn chỉnh 2 bài học có sử dụng PPDH hợp tác theo nhóm để phát huy năng lực tự học cho HS: Bài 17 “Silic và hợp chất của silic” và bài 20 “Mở đầu về hóa học hữu cơ”. 1.2. Phạm vi áp dụng của đề tài Chương trình hóa học 11 trung học phổ thông. 3
  7. 2. PHẦN NỘI DUNG 2.1. Thực trạng của đề tài Quá trình điều tra, khảo sát và thu thập số liệu của việc vận dụng phương pháp dạy học hợp tác trong Hóa học của các trường trên địa bàn thành phố Đồng Hới, cụ thể: - Trường THPT Đào Duy Từ - Trường THPT Đồng Hới - Trường THPT Phan Đình Phùng Tôi nhận thấy PPDH hợp tác theo nhóm đã được áp dụng trong thực tế giảng dạy, đa số giáo viên đều nhận thức được mức độ cần thiết của việc sử dụng các hình thức hoạt động nhóm trong dạy học hóa học. Một số GV chưa cảm nhận được sự cần thiết của hình thức hoạt động nhóm trong dạy học hóa học, trong đó có những GV rất ít khi dùng hoặc đôi khi sử dụng hình thức này và nhiều khi còn mang tính hình thức. Hầu như GV đều chưa biết rõ các nguyên tắc dạy học hợp tác nên đều ngại sử dụng hoặc gặp nhiều lúng túng khi áp dụng hình thức hoạt động hợp tác theo nhóm. GV đánh giá hoạt động học tập hợp tác theo nhóm phần lớn mang tính cào bằng, tất cả các thành viên nhóm đều có số điểm như nhau mà chưa có sự phân hóa điểm số theo mức độ đóng góp của các thành viên vào kết quả của nhóm. Những điều đó dẫn đến hiệu quả dạy học chưa cao, chưa được như mong muốn của GV. Nguyên nhân khiến nhiều GV ngại sử dụng dạy học hợp tác theo nhóm là do hoạt động nhóm mất nhiều thời gian, HS ồn ào, do kinh nghiệm tổ chức còn ít, HS còn thụ động, . Đa số GV đều cho rằng HS thiếu kĩ năng hợp tác, làm việc tập thể. Các em chưa biết tự phân chia công việc với nhau và cách giải quyết công việc chung. Ở một khía cạnh khác, bản thân HS còn nặng tư tưởng cạnh tranh, xem trọng thành tích cá nhân, chưa thấy được mục tiêu và lợi ích của hợp tác. Hoặc một số HS khác lại ỷ lại vào các thành viên khác của nhóm, chưa tích cực, Tuy nhiên, nếu nắm được nguyên tắc dạy học hợp tác, có sử chuẩn bị chu đáo trong khâu thiết kế bài giảng và khâu tổ chức thì sẽ khắc phục được những khó khăn trên. 2.2. Các giải pháp. 2.2.1. Cơ sở lí luận của đề tài 2.2.1.1. Khái niệm dạy học hợp tác 4
  8. Theo Giáo sư Nguyễn Ngọc Quang: “Quá trình dạy học là một hệ thống toàn vẹn, gồm ba thành tố cơ bản: khái niệm khoa học, học và dạy.” Nghĩa là quá trình dạy học bao gồm nội dung bài học, hoạt động học và hoạt động dạy. Các thành tố đó luôn luôn tương tác với nhau theo những qui luật riêng, thâm nhập vào nhau, qui định lẫn nhau để tạo nên sự thống nhất biện chứng giữa dạy với học; giữa truyền đạt kiến thức và tổ chức điều khiển hoạt động trong dạy; giữa lĩnh hội kiến thức với tự điều khiển trong học. Quá trình dạy học là hoạt động cộng đồng – hợp tác giữa các chủ thể: - GV với cá thể HS - GV với các HS trong một nhóm - GV với các nhóm HS - HS và HS trong nhóm - HS trong nhóm này với HS trong nhóm khác Sự tương tác theo kiểu cộng đồng – hợp tác giữa dạy và học là yếu tố duy trì và phát triển sự thống nhất toàn vẹn của quá trình dạy học, nghĩa là chất lượng dạy học. PPDH hợp tác theo nhóm là một trong những xu hướng DH hiện đại nhằm sử dụng trí tuệ tập thể của HS để thực hiện nhiệm vụ học tập. Thông qua PPDH này, HS được trao đổi, tranh luận, giải quyết vấn đề, chiếm lĩnh tri thức khoa học, vận dụng được kiến thức đã học để rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo. Theo J.Cooper và các tác giả khác (1990) cho rằng: học tập hợp tác là một chiến lược học tập có cấu trúc, có chỉ dẫn một cách hệ thống, được thực hiện cùng nhau trong các nhóm nhỏ, nhằm đạt được nhiệm vụ chung. Tác giả Đặng Văn Đức – Nguyễn Thu Hằng, định nghĩa: PPDH hợp tác theo nhóm là phương pháp trong đó nhóm lớn (lớp học) được chia thành những nhóm nhỏ, trong đó tất cả các thành viên trong lớp đều được làm việc và trao đổi ý kiến để đưa ra ý kiến chung của nhóm mình về một vấn đề nào đó. Phương pháp này đặt HS vào môi trường học tập (nghiên cứu, thảo luận, tranh luận, ) theo các nhóm HS. Trên cơ sở kế thừa các định nghĩa, quan điểm trên về PPDH hợp tác theo nhóm kết hợp với dấu hiệu bản chất của loại hình dạy học này, tôi quan niệm: “PPDH hợp tác theo nhóm là phương pháp GV chia HS trong lớp (nhóm lớn) thành 5