SKKN Vài suy nghĩ về việc dạy cho học sinh cách dùng từ tượng thanh tượng hình trong văn miêu tả Lớp 5

doc 6 trang sangkien 8900
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Vài suy nghĩ về việc dạy cho học sinh cách dùng từ tượng thanh tượng hình trong văn miêu tả Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_vai_suy_nghi_ve_viec_day_cho_hoc_sinh_cach_dung_tu_tuon.doc

Nội dung text: SKKN Vài suy nghĩ về việc dạy cho học sinh cách dùng từ tượng thanh tượng hình trong văn miêu tả Lớp 5

  1. đề tài: Vài suy nghĩ về việc dạy cho học sinh cách dùng từ tượng thanh tượng hình trong văn miêu tả lớp 5 A. đặt vấn đề. Thực tế về việc dạy và học văn miêu tả nói chung và việc dùng từ trong miêu tả của học sinh nói riêng. Qua giảng dạy, nghiên cứu, tham khảo, dự giờ và trảo đổi với bạn bè đồng nghiệp, tôi nhận thấy đa số bài của học sinh khó có bố cục rõ ràng, chọn chi tiết miêu tả chưa hợp lý, câu văn chưa đúng ngữ pháp và chỉ một số ít biết sử dụng từ tượng thanh, tượng hình nhưng tính chất gợi tả và linh hoạt còn ít. Văn của các em còn hạn chế rất nhiều. Từ việc nắm vững và vận dụng các kiểu bải miêu tả tới việc bố cục, hành văn, từ đặt câu tới lỗi chính trả. đặc biệt việc dùng từ tượng thanh, tượng hình trong văn miêu tả còn nghèo nàn, tả nhạt chưa có giá trị gợi tả sáng tạo. I. Lời mở đầu Như chúng ta đã biết phương pháp giảng dạy của giáo viên có tác động ảnh hưởng lớn đến chất lượng bài văn của học sinh nói chung và khả năng dùng từ của hcọ sinh trong văn miêu tả nói riêng. Giáo viên dạy văn miêu tả thường chú trọng lý thuyết, coi nhẹ kỹ năng cơ bản nói và viết thành văn bản, coi nhẹ hoặc không chú ý luyện tập các kỹ năng bộ phận đặc trưng cho miêu tả như kỹ năng quan sát, kỹ năng sử dụng từ ngữ, hình ảnh chi tiết. II. Thực trạng vấn đề 1) Thực trạng. ở các tiết học, giáo viên nói nhiều, hướng dẫn lý thuyết là chính sau đó đưa ra bài văn mẫu để học sinh tham khảo học tập, giáo viên chưa biết cách khêu gợi để các em huy động hết vốn hiểu biết khả năng sử dụng từ ngữ vào bài văn của mình. Vì vậy căn của các em thường có các biểu hiện sau. Vay mượn ý, tình của người khác (thường ở bài văn mẫu nào đó) học thuộc một bài văn mẫu hoặc dựa quá nhiều vào dàn bài gợi ý trong sách “Tập làm văn 5” khi làm bài các em sao chép và biến thành bài làm của mình, bất kể đầu bài quy định như thế nào, không cần biết đối tượng miêu tả cụ thể không quan sát và -1-
  2. chẳng có cảm xúc về chúng. Nếu không dựa vào “Bài văn mẫu” hoặc gợi ý dàn bài thì bài làm của các em thường miêu tả hời hợt, chung chung, đặc biệt là cách sử dụng từ ngữ diễn đạt, dùng từ láy, từ tượng thanh, tượng hình , từ tượng thanh có tính chất gợi tả còn rất nghèo nàn không bộc lộ được sắc thái riêng biệt của dối tượng miêu tả . Những bài văn như vậy thường nặng nề liệt kê kể lể dài dòng câu văn lủng củng rườm rà. Lấy ví dụ một đoạn văn trogn bài của hcó inh để xem xét cách sử dụng từ tượng hình, tượng thanh chưa chính xác. “bảo Hà là em bé kháu kháu nhất xóm, khuôn mặtm rất đầy dặn , Bảo hà hay chập choạng sang nhà em chơi, khi em bước di thì 2 chân đá vào nhau, đôi má bầu bỉnh lúc nào cũng hồng hồng đỏ chon chót như thoa một lớp phấn mỏng. Hai mắt đen nhấp nháy như 2 hạt nhản, đôi chân tròn lẳn nung núc thịt. Mỗi lần em thấy Bảo Hà nhảy nhót mừng rỡ xà vào lòng em” (Nguyễn Nhật Tâm lớp 5A trường tiểu học Thọ Dân) Hoặc “ .Tuy đã già bà em có mái tóc đen óng ả, nước da bà nhăn nhăn vì bà đã nhiều tuổi, đôi má của bà còn đỏ hây hây, bà có nụ cười méo mó vì răng của bà rụng gần hết ” (Lê Thị Thuý trường Tiểu học Thọ Dân) 2) Hiệu quả thực trạng trên. Bài viết của các em khoảng 180 từ, trong đó có 15 - 18 từ láy từ tượng hình tượng thanh, mức độ sử dụng các từ láy, từ tượng hình, tượng thanh như vậy là khá cao, như thật đáng tiếc từ tượng hình, tượng thanh mà các em sử dụng lại không phù hợp thiếu chính xác, những lỗi mà em Tâm và em và em thuý mắc phải là những lỗi rất phổ biến mà tôi nhận thấy trong quá trình khảo sát, nghiên cứu và giảng dạy. B. Giải quyết vấn đề Một số biện pháp bồi dưỡng về cách dùng từ trong văn miêu tả của HS như chúng ta đã biết, tác giả các bài tập làm văn miêu tả chỉ mới 11-12 tuổi, vốn sống vốn hiểu biết của các em chưa phong phú, các e, còn đang trong quá trình tìm hiê thế giới xung quanh. Dù giáo viên có cố gắng rất nhiều trong việc hướng dẫn, tổ chức chức quan sát đối tượng miêu tả, dù các em có quan sát kỹ đến máy nhưng do vốn từ nghèo -2-
  3. nàn, nên các em cũng chỉ biết đưa hạng loại các chi tiết quan sát được bài văn, không biết chọn lọc, từ ngữ sao cho sát thực, gợi tả Để cung cấp thêm vốn từ cho học sinh, trước tiên giáo viên phải dạy tốt các tiến từ ngữ, đặc biệt là dạy kiểm tra “Cung cấp từ và luyện từ về từ” trong kiển bài này, giáo viên cần chú ý xây dựng vốn từ cho học sinh. Ngaòi những từ đã có trong sách giáo khoa các em có thể bổ sung một số từ khác vào hiểu biết của riêng mình về chủ đề đã học. Ngoài ra tôi còn có cách làm giàu vốn từ cho học sinh như sau: Sưu tầm những đoạn văn miêu tả hay cho học sinh đọc và yêu cầu hcọ sinh thống kê những từ tượng hình, tượng thanh gợi tả trong đoạn văn đó. Ví dụ 1 : Em hãy tìm những từ tượng hình gợi tả trong đoạn văn sau: “Mùa xuân, cây gạo đến bao nhiêu là chim Đàn đàn, lũ lũ bay đi bay về” (Vũ Tú Nam - Bài “Cây Gạo” sách tiếng việt 3 tập 2) Mục đích của kiểu bài tập này không chỉ đơn thuần yêu cầu học sinh các định được từ tượng hình, từ tượng thanh trong đoạn văn mà thông qua đó giúp các em thấy được giá trị, tác dụng của từ tượng hình, từ tượng thanh trong đoạn văn, học tập một cách miêu tả, sử dụng từ ngữ trong văn miêu tả của nhà văn. Giáo viên có thể đưa ra các bài tập yêu cầu học sinh vận dụng linh hoạt các từ tượng hình, từ tượng thanh, để miêu tả màu da, đôi mắt, giọng nói, tiếng cười. Chẳng hạn: - Màu da: Nâu nâu, xanh xao - Đôi mắt: Hiền hậu, tinh tường - Giọng nói: Sang sảng, thầm thì, nhỏ nhỏ. - Tiếng cười, nụ cười, khúc khích, tươi tắn Ví dụ 2: Sửa lại những từ sai trong đoạn văn sau: “Dáng người mẹ đậm đà, nước da đen lay láy vì dài dầm mưa nắng khuôn mặt mẹ đầy đặn và có phúc. Dưới cặp lông mày thanh thẻn đôi mắt mẹ tôi luôn mở to thao láo. Đôi mắt ấy đối với tôi thật gần gũi và sáng sủa biết bao”. -3-
  4. Ví dụ 3: Nhận xéy các từ láy in nghiêng trong các câu dưới đây, từ nào diễn tả liên tục lặp đi lặp lại của sự vật, từ nào có nghĩa giảm nhẹ, từ nào nghĩa được làm mạnh thêm. - Chiều chiều ra đứng ngõ sau Ngó về quê mẹ, ruột đau chín chiều - Ngày trước còn khí yêu yêu Về sau chửi mắng ra điều tốn cơm. - Em bé của Ngọc có đôi mắt đen lay láy Ví dụ 4: Em hãy tìm một số từ tượng hình, từ tượngt hanh để diễn tả kiểu đi, diều chạy khác nhau: (Đo lò đò, đi hối hả, đi vội vàng, chạy thình thịch, chạy lạch bạch ) Mục đích của các kiểu bài này nhằm làm phong phú vốn từ của học sinh, đặc biệt là tập dùng các từ tượng hình, từ tượng thanh có tính chất gợi tả, tạo hình ảnh sinh động, trên thực tế giảng dạy, nghiên cứu, rút kinh nghiệm tôi nhận thấy những câu văn miêu tả hay thường sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh, sáng tạo, linh hoạt, gợi tả, sát thực. Để viết được những câu văn hay, học sinh phải quan sát đối tượng, miêu tả một cách tinh tế. Do vậy cần phải luôn cho học sinh quan sát. yêu cầu này đòi hỏi giáo viên tạo điều kiện cho học sinh đến tận mọi quan sát đối tượng miêu tả coi đó là nguyên tắc khi dạy văn miêu tả, chỉ trên cơ sở có sự thu nhận trực tiếp các nhận xét, các ấn tượng, cảm xúc của mình, các em mới bắt tay vào làm bài. Để thực hiện yêu cầu này giáo viên pahỉ luôn đảm bảo tốt các tiết quan sát hoặc hươíng dẫn các em tập quan sát). Đồng thời luôn chú ý cho học sinh có được kỹ năng quan sát cần thiết, biết lựa chọn các chi tiết tiêu biểu những ấn tượng nổi bật để dưa vào bài văn, đúng như nhà văn Tô Hoài đã nói: “Một bài văn miêu tả tốt nhất không phải là bài văn miêu tả với nhiều sự vật nhất mà phải biết miêu tả dẫn đến cảm xúc mãnh liệt nhất, không phải vấn đề đưa vào nhiều chi tiết mà là diễn đạt các chi tiết có góc cạnh, sinh động, cường độ cảm xúc (gây được cho người đọc) nằm trong chất lượng và trong sự chọn lọc điều mình muốn nói ra. Vì vật ta phải chọn các nét có tính chất tạo hình, tạo thành hình ảnh và khung ảnh. Các chi tiết này thu được qua sự quan sát nhạy bén, -4-
  5. độc đáo. Chúng làm lộ ra những gì chân thực nhất được chú ý, những gì người đọc nhìn rất rõ và rất có ấn tượng” (Tô hoài - Một số kinh nghiệm viết văn của tôi - NXB văn học 1960). Có một điều cần chú ý: Khi hướng dẫn các em tập quan sát tôi luôn khéo léo, khêu gợi để các em huy động vốn hiểu biết, khả năng liên tưởng, cảm xúc và vốn ngôn ngữ, giúp cho việc quan sát được tốt hơn. Làm văn miêu rả không pahỉ lúc nào cũng có đối tượng trước mắt để rồi thực hiện cách thức “Bút chì cầm tay, ghi chép tại hiện trường”. ở lớp 4: Tả các cặp học sinh có thể quan sát ngay tại lớp và tả, nhưng đến lớp 5 tả bà, tả mẹ, tả buổi chào cờ, thì phải sử dụng hồi ức, pahỉ huy động những hiểu biết, nhận xét, cảm xúc, đã có trong quá khứ về đối tuợng miêu tả để làm bài tập. Hồi ức, tưởng tượng là cách nhìn gián tiếp sự vật, là phục hồi sự nhìn nhận bằng cách gợi nhớ, là cách “nhìn thần” để giúp cho bài viết của các em có kết quả tốt, ở tiết “tập làm văn” tôi luôn giúp đỡ các em vận dụng khả năng hồi ức và tưởng tượng. Bài văn miêu tả sẽ tốt khi hình ảnh sự vật được gợi lên trong tâm trí các em khá hoàn chỉnh, nghĩa là sau khi các em đã hình dung đây đủ sự vật, trong các tiết dạy học này tôi luôn sử dụng những câu gợi mở như : - Cô giáo em có dáng người như thế nào? Nên dùng từ ngữ nào để miêu tả cho sát thực. - Dáng người của bà em có giống dáng người cô giáo trong bài làm trước không? Dáng người của bfa em có giống của bạn không? Vậy nên dùng từ ngữ và hình ảnh nào để miêu tả dáng người bà một cách chính xác và phù hợp nhất Cứ như vậy mặc dù dùng hồi ức, tưởng tượng, các e, vẫn có thể đầy đủ các tư liệu chính xác về sự vật cần miêu tả. Những chi tiết ghi nhận được tại chỗ trước đó sẽ trở lại với các em rõ ràng và giấy ấn tượng. Bên cạnh đó là các phương pháp giúp học sinh hoàn thành bài làm, bài viết của các em ngày càng hoàn thiện hơn, không thể, không kể đến phương pháp rút kinh nghiệm bài làm của mình và bài làm của bạn. Phương pháp này được thể hiện rõ nét nhất trong tiết học “trả bài” mà trước đây và ngay cả hiện nay nhiều nơi vẫn thường coi nhẹ. -5-
  6. Qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy tiết “trả bài” là một khâu hết sức quan trọng. Nó có tác dụng trực tiếp, cụ thể và sâu sắc đến từng đối tượng học sinh. Qua đây học sinh không chỉ được cũng cố các kiến thức lý thuyết cơ bản đã học mà còn sửa chữa được những lỗi của mình hoặc bạn đã mắc phải. Đồng thời các em còn học tập và phát huy được những ưu điểm trong bài viết của mình và của bạn để từ đó có thể sửa lại bài tập hoặc làm các bài sau tốt hơn. Các tiết “trả bài” giúp cho học sinh đúc rút được những kinh nghiệm vô cùng quý báu để viết văn nói chung, đặc biệt là sử dụng các từ ngữ gợi tả (từ tượng hình, từ tượng thanh) sao cho phù hợp, khiến cho câu văn phong phú và sinh động. C. kết luận I). kết quả thực hiện so sánh biện pháp. Qua áp dụng một số biện pháp trên, tuy chỉ là mới trong một thời gian ngắn nhưng tôi thấy các bài làm văn của học sinh có chuyển biến rõ rệt. Số từ tượng hình, từ tượng thanh được các em sử dụng trong bàu làm của mình nhiều hơn. Đa số các em đã biết sử dụng các từ ngữa gợi tả một cách phù hợp có phần sinh động. Nhiều bài văn của học sinh đã đạt kết quả tốt. II) Bài học kinh nghiệm và ý kiến đề xuất. Trong văn miêu tả, từ tượng hình, từ tượng thanh giữ vai trò quan trọng có tần số xuất hiện cao vì chúng có ưu thế trong việc khắc hoạ hình động, hình dáng, màu sắc, đặc điểm. Âm thanh của đối tượng được miêu tả. Nếu sử dụng các từ tượng hình, từ tượng thanh một cách linh hoạt, sáng tạo thì bài văn miêu tả sẽ trở nê hấp dẫn, gần gũi với người đọc. Để việc giảng dạy đạt kết quả tốt, mỗi giáo viên phải tìm tòi những biện pháp thích hợp mang lại hiệu quả cao nhất. Bản thân tôi luôn coi trọng những biện pháp như đã trình bày ở trên, nó giúp cho việc giảng dạy môn tiếng việt nói chung và tập làm văn nói riêng của tôi có hiệu quả hơn. Song như vậy không có nghĩa đó là biện pháp tối ưu nhất, hy vọng rằng trong quá trình giảng dạy tiếp theo tôi sẽ tìm ra được các biện pháp hữu hiệu hơn. đề nghị phòng giáo dục mở chuyên đề về dạy “Tập làm văn” để tôi được học hỏi rú kinh nghiệm. Thọ Dân, ngày 1 tháng 4 năm 2006 Người viết Lê Thị Hiền -6-