SKKN Thiết kế và sử dụng bài tập thực tiễn để phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học phần Hóa hữu cơ - Hóa học 11 - Dương Thị Vân Quỳnh

doc 26 trang sangkien 26/08/2022 11842
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Thiết kế và sử dụng bài tập thực tiễn để phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học phần Hóa hữu cơ - Hóa học 11 - Dương Thị Vân Quỳnh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_thiet_ke_va_su_dung_bai_tap_thuc_tien_de_phat_trien_nan.doc

Nội dung text: SKKN Thiết kế và sử dụng bài tập thực tiễn để phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học phần Hóa hữu cơ - Hóa học 11 - Dương Thị Vân Quỳnh

  1. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP THỰC TIỄN ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TRONG DẠY HỌC PHẦN HÓA HỮU CƠ - HÓA HỌC 11 Quảng Bình, ngày 12 tháng 01 năm 2019
  2. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP THỰC TIỄN ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TRONG DẠY HỌC PHẦN HÓA HỮU CƠ - HÓA HỌC 11 Người thực hiện: Dương Thị Vân Quỳnh Chức vụ: Phó tổ trưởng chuyên môn Đơn vị công tác: Trường THPT Trần Phú. Quảng Bình, ngày 12 tháng 01 năm 2019
  3. DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG SKKN NL Năng lực HS Học sinh GV Giáo viên NLGQVĐ Năng lực giải quyết vấn đề HSTHPT Học sinh trung học phổ thông GQVĐ Giải quyết vấn đề BTTT Bài tập thực tiễn HH Hóa học
  4. MỤC LỤC 1. PHẦN MỞ ĐẦU 1 1.1. Lý do chọn đề tài 1 1.2. Mục đích nghiên cứu 2 1.3. Nhiệm vụ nghiên cứu 2 1.4. Đối tương và khách thể nghiên cứu 2 1.4.1. Khách thể nghiên cứu 2 1.4.2. Đối tượng nghiên cứu 2 1.5. Phạm vi nghiên cứu 3 1.6. Phương pháp nghiên cứu 3 1.7. Đóng góp mới của đề tài 3 2. PHẦN NỘI DUNG 4 Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 4 2.1.1. Cơ sở lý luận về bài tập thực tiễn 4 2.1.2. Cơ sở lý luận về năng lực giải quyết vấn đề 4 2.1.2.1. Khái niệm năng lực giải quyết vấn đề 4 2.1.2.2. Ý nghĩa của việc hình thành và phát triển NLGQVĐ cho người học 5 2.1.3. Thực trạng của việc sử dụng BTTT 5 Chương 2: THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP THỰC TIỄN ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC PHẦN HÓA HỮU CƠ - LỚP 11 6 2.2.1. Nguyên tắc xây dựng BTTT 6 2.2.2. Một số dạng BTHH thực tiễn 6 2.2.3. Tiến trình dạy học phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh7 2.2.4. Sử dụng BTTT trong dạy học Hóa học để phát triển NLGQVĐ 8 2.2.4.1. Giới thiệu bài học 8 2.2.4.2. Dạy kiến thức mới 8 2.2.4.3. Sử dụng trong các bài ôn tập, luyện tập 9 2.2.4.4. Sử dụng trong các bài kiểm tra 10 2.2.4.5. Một số BTTT trong chương trình hóa hữu cơ lớp 11 11 Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 17 2.3.1. Mục đích thực nghiệm 17
  5. 2.3.2. Nhiệm vụ thực nghiệm 17 2.3.3. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm 17 2.3.4. Kết quả thực nghiệm 18 3. PHẦN KẾT LUẬN 19 3.1. Ý nghĩa, phạm vi áp dụng của đề tài, sáng kiến , giải pháp 19 3.2. Kiến nghị, đề xuất 19 a. Đối với nhà trường 19 b. Đối với Bộ Giáo dục & Đào tạo 19 TÀI LIỆU THAM KHẢO 20
  6. 1. PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Chúng ta đang sống trong một xã hội ngày càng đa dạng, với xu thế toàn cầu hóa lôi cuốn sự hội nhập của mọi quốc gia trên thế giới. Những thay đổi và phát triển liên tục ở mọi khía cạnh của cuộc sống đã đặt ra những thách thức cho ngành giáo dục trong việc đào tạo nguồn nhân lực theo nhu cầu mới của thời đại. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học”. Vì thế, để thực hiện tốt về mục tiêu đổi mới căn bản và toàn diện Giáo dục và Đào tạo theo Nghị quyết số 29-NQ/TW, chúng ta cần có nhận thức đúng về bản chất của sự đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học. Trong đó, năng lực giải quyết vấn đề là 1 trong 10 năng lực chung của học sinh được đề cập đến trong Chương trình giáo dục phổ thông mới. Mục tiêu chính của đổi mới giáo dục là tạo ra những con người đáp ứng được yêu cầu của xã hội. Vì vậy cần luyện tập cho học sinh biết phát hiện và giải quyết vấn đề trong học tập, trong cuộc sống và cả trong cộng đồng. Từ những năm 1960, giáo viên Việt Nam đã làm quen với thuật ngữ “dạy học nêu vấn đề”, nhưng cho đến nay vẫn chưa vận dụng thành thạo. Trước hết, cần tập dượt cho học sinh khả năng phát hiện vấn đề từ một tình huống trong học tập hoặc thực tiễn. Đây là một khả năng có ý nghĩa rất quan trọng đối với mỗi người và không dễ dàng gì có được. Sự thành đạt của mỗi người không chỉ tùy thuộc vào năng lực phát hiện kịp thời những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn mà còn phải biết giải quyết nó một cách hợp lí. Vì vậy, ngay từ khi còn ở ngồi trên ghế nhà trường, học sinh cần phải được luyện tập năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề. Hóa học là môn học thực nghiệm, kiến thức Hóa học được vận dụng rất nhiều trong thực tế cuộc sống, do đó thông qua bài tập thực tiễn học sinh được mở rộng tri thức, rèn luyện khả năng tư duy, tính kiên nhẫn và vận dụng những kiến thức được học vào giải quyết những vấn đề do thực tiễn đặt ra. 1
  7. Tuy nhiên, chương trình dạy và học Hóa học phổ thông hiện nay còn nặng về lí thuyết đã làm hạn chế khả năng tư duy và vận dụng sáng tạo của học sinh Việt Nam so với bạn bè quốc tế. Do vậy, việc xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập thực tiễn để phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh là cần thiết. Trong chương trình Hóa học lớp 11, kiến thức hóa hữu cơ có nội dung rất phong phú, đa dạng và gần gũi với thực tế. Các kiến thức hóa hữu cơ không chỉ sẽ giúp học sinh tìm hiểu những nội dung liên quan đến kiến thức sau này mà quan trọng hơn nó giúp học sinh giải thích được nhiều hiện tượng sẽ gặp trong thực tế đời sống. Vì vậy, việc sử dụng bài tập thực tiễn về hóa hữu cơ lớp 11 để phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh ở trung học phổ thông là vấn đề mang tính cấp thiết, cần được quan tâm nghiên cứu. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, tôi chọn đề tài: “Thiết kế và sử dụng bài tập thực tiễn để phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học phần Hóa hữu cơ - Hóa học 11” 1.2. Mục đích nghiên cứu Việc nghiên cứu đề tài này nhằm thiết kế và sử dụng hệ thống các bài tập gắn với thực tiễn trong dạy học hóa hữu cơ lớp 11. Thông qua các bài tập thực tiễn này, học sinh sẽ phát triển năng lực giải quyết vấn đề. Từ đó sẽ tạo hứng thú học tập cho học sinh và nâng cao hiệu quả quá trình dạy và học Hóa học ở trường THPT. 1.3. Nhiệm vụ nghiên cứu Xác định cơ sở khoa học của việc tạo niềm say mê, hứng thú trong giờ học môn Hóa học cho học sinh. Đánh giá thực trạng việc học môn Hóa học trong thời gian qua và kết quả đạt được trong thời gian qua. Rút ra bài học kinh nghiệm, đề ra biện pháp thực hiện trong thời gian tới. 1.4. Đối tương và khách thể nghiên cứu 1.4.1. Khách thể nghiên cứu Quá trình dạy học Hóa hữu cơ lớp 11 ở trường THPT và khả năng phát triển năng lực của học sinh. 1.4.2. Đối tượng nghiên cứu Hệ thống lý thuyết và bài tập thực tiễn để phát triển năng lực giải quyết vấn đề trong dạy học Hóa hữu cơ lớp 11 ở trường THPT. 2
  8. 1.5. Phạm vi nghiên cứu Khối 11 trường THPT nơi tôi đang công tác. 1.6. Phương pháp nghiên cứu Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Quan sát, trao đổi, thống kê số liệu, so sánh, lấy ý kiến của đồng nghiệp và học sinh. 1.7. Đóng góp mới của đề tài Về mặt lý luận: Đề xuất một số biện pháp để phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trung học phổ thông. Về mặt thực tiễn: Thiết kế và xây dựng hệ thống câu hỏi bài tập thực tiễn trong chương trình hóa hữu cơ lớp 11 để phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trung học phổ thông. 3
  9. 2. PHẦN NỘI DUNG Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 2.1.1. Cơ sở lý luận về bài tập thực tiễn Dạy học Hóa học gắn liền với thực tiễn là mong muốn của rất nhiều GV Hóa học. Bởi Hóa học là môn khoa học thực nghiệm, gắn liền với cuộc sống con người. Nếu HS thấy được sự gần gũi giữa kiến thức bộ môn với thực tế các em sẽ yêu thích môn Hóa học hơn, hứng thú tìm hiểu khoa học, có thêm kĩ năng sống, ý thức bảo vệ môi trường tốt hơn và có NL vận dụng kiến thức tốt hơn. Theo tôi, việc đưa các kiến thức Hóa học gắn liền với thực tiễn trong quá trình dạy học đem lại nhiều lợi ích: - Học sinh tiếp nhận kiến thức đó một cách tự nhiên, nhớ kiến thức được lâu hơn, hiểu được tầm quan trọng của kiến thức trong thực tiễn, từ đó tăng hứng thú học tập và tìm hiểu kiến thức. - Kích thích học sinh tìm hiểu, giải thích các hiện tượng thực tiễn đời sống, đặt các giả thuyết và nghiên cứu. - Có kiến thức thực tiễn sẽ thúc đẩy việc gắn kiến thức lý thuyết và thực hành trong nhà trường với thực tiễn đời sống, đẩy mạnh thực hiện dạy học theo phương châm “ học đi đôi với hành”. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân nên việc gắn bài học với các nội dung có liên quan tới thực tiễn còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế. Nhiều bài tập Hóa học còn rất xa vời thực tiễn cuộc sống và sản xuất, quá chú trọng đến các tính toán phức tạp. Để phần nào đáp ứng được nhu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập môn Hóa học phổ thông theo hướng gắn với thực tiễn nên trong đề tài tôi tuyển chọn và xây dựng thêm một số kiến thức lý thuyết và bài tập Hóa học dạng này, đồng thời đưa chúng vào trong dạy học với phương pháp phù hợp nhằm góp phần nâng cao hứng thú học tập cho HS THPT. 2.1.2. Cơ sở lý luận về năng lực giải quyết vấn đề 2.1.2.1. Khái niệm năng lực giải quyết vấn đề Năng lực giải quyết vấn đề là tổ hợp các NL thể hiện ở các kĩ năng (thao tác tác duy và hoạt động) trong hoạt động học tập nhằm giải quyết có hiệu quả những nhiệm vụ của bài toán. Năng lực giải quyết vấn đề là khả năng của một cá nhân hiểu và giải quyết tình huống vấn đề khi mà giải pháp giải quyết chưa rõ ràng. Nó bao gồm sự sẵn 4
  10. sàng tham gia vào giải quyết tình huống vấn đề đó – thể hiện tiềm năng là công dân tích cực và xây dựng ( Định nghĩa trong đánh giá PISA, 2012) 2.1.2.2. Ý nghĩa của việc hình thành và phát triển NLGQVĐ cho người học - Sự hình thành và phát triển NLGQVĐ giúp HS hiểu và nắm chắc nội dung cơ bản của bài học. HS có thể mở rộng và nâng cao những kiến thức xã hội của mình. - Sự hình thành và phát triển NLGQVĐ giúp HS hình thành kỹ năng giao tiếp, tổ chức, khả năng tư duy, tinh thần hợp tác, hoà nhập cộng đồng. - Sự hình thành và phát triển NLGQVĐ giúp GV có thể đánh giá một cách khá chính xác khả năng tiếp thu của HS và trình độ tư duy của học sinh, tạo điều kiện cho việc phân loại HS một cách chính xác. GV có thể trực tiếp uốn nắn những kiến thức sai lệch, không chuẩn xác, định hướng kiến thức cần thiết cho HS. 2.1.3. Thực trạng của việc sử dụng BTTT Trong quá trình dạy học ở trường THPT Trần Phú, tôi nhận thấy rằng: Kiến thức của HS còn hời hợt, thiếu vững chắc, chưa liên hệ với thực tế sinh động của sản xuất và đời sống. Nhiều HS chưa nắm chắc các khái niệm Hóa học cơ bản, chưa hiểu được các hiện tượng Hóa học thông thường xảy ra trong đời sống và sản xuất, HS chưa biết liên hệ với kiến thức đã học để giải thích. HS tiếp thu kiến thức ở lớp còn thụ động, ít suy nghĩ về bài học, thuộc bài một cách máy móc, nên còn lúng túng khi phải độc lập vận dụng kiến thức của mình. Về nhà HS học bài còn nặng về học thuộc lòng. GV ít liên hệ kiến thức Hóa học với thực tế. Do cách thi cử có ảnh hưởng quan trọng tới cách dạy vì trong các kì kiểm tra, kì thi không yêu cầu có nhiều câu hỏi có nội dung gắn với thực tiễn. Do vậy, đa số GV chỉ đưa những kiến thức Hóa học thực tiễn vào các hoạt động ngoại khóa, còn những tiết học tuyền thụ kiến thức mới thì ít đưa vào hoặc tiết luyện tập, ôn tập, tổng kết chuẩn bị cho các kì kiểm tra thì GV chỉ tập trung các kĩ năng khác có nội dung thuần túy Hóa học để có thể đáp ứng được yêu cầu của bài kiểm tra. Chính vì thế vốn hiểu biết thực tế của HS về các hiện tượng có liên quan đến Hóa học trong đời sống hàng ngày còn ít. Giải pháp của chúng tôi đưa ra là thiết kế và sử dụng BTTT trong các bài học nhiều hơn, có thể dùng trong nhiều trường hợp như nghiên cứu tài liệu mới, củng cố, hoàn thiện, vận dụng kiến thức, kĩ năng, kiểm tra, đánh giá kiến thức. 5