SKKN Sử dụng yếu tố văn học trong việc nâng cao hiệu quả dạy học môn Lịch sử 9 - Phần Lịch sử Việt Nam

doc 21 trang sangkien 12560
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Sử dụng yếu tố văn học trong việc nâng cao hiệu quả dạy học môn Lịch sử 9 - Phần Lịch sử Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_su_dung_yeu_to_van_hoc_trong_viec_nang_cao_hieu_qua_day.doc

Nội dung text: SKKN Sử dụng yếu tố văn học trong việc nâng cao hiệu quả dạy học môn Lịch sử 9 - Phần Lịch sử Việt Nam

  1. Sáng kiến kinh nghiêm môn sử 9 Năm học : 2015 -2016 MỤC LỤC Trang I. ĐẶT VẤN ĐỀ 2 1. Cơ sở lí luận: 2 2. Thực trạng vấn đề: 3 2.1. Đối với giáo viên 3 2.2. Đối với học sinh. 3 3. Lịch sử đề tài. 5 II. ĐỐI TƯỢNG, GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU. 5 1. Đối tượng nghiên cứu. 5 2. Giới hạn nghiên cứu. 5 3. Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện đề tài. 5 III. NỘI DUNG ĐỀ TÀI. 6 1. Nội dung cơ bản. 6 2. Mẫu minh họa. 7 3. Kết quả thu được 16 IV. KẾT LUẬN. 16 1. Ứng dụng của đề tài. 17 2. Bài học kinh nghiệm 17 3. Một số đề xuất. 17 GV thực hiện : Lã Thị Nhung Trường THCS Liên Châu 1
  2. Sáng kiến kinh nghiêm môn sử 9 Năm học : 2015 -2016 ĐỀ TÀI “Sử dụng yếu tố văn học trong việc nâng cao hiệu quả dạy học môn Lịch sử 9- Phần lịch sử Việt Nam”. I. Đặt vấn đề. 1. Cơ sở lí luận. 1.1. Quan điểm của Đảng ta. Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng tháng 12 năm 1986 đã mở ra một bước ngoặt cho nước ta bằng đường lối đổi mới một cách toàn diện trên tất cả các mặt. Bắt đầu từ đây, vấn đề giáo dục, khoa học và công nghệ được đặt đúng vị trí và được quan tâm một cách thích đáng. Tiếp đó, Đại hội Đảng lần thứ VI, VII, VIII, IX, X lần lượt củng cố và hoàn thiện thêm đường lối đổi mới trong đó coi giáo dục là quốc sách hàng đầu và đề cao “Chiến lược con người”. Để thực hiện được chiến lược này, rõ ràng không thể xem nhẹ việc giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, tinh thần dân tộc và đặc biệt là thái độ của lớp trẻ đối với lịch sử, đối với cội nguồn, để xây dựng một nước Việt Nam độc lập, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh mà trước hết là thực hiện sự nghiệp “Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa đất nước”. Như Bác Hồ cũng đã từng nói : “ Dân ta phải biết sử ta Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”. 1.2. Đặc điểm bộ môn. Dạy học lịch sử là một quá trình giáo viên cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản của lịch sử nhân loại nói chung cũng như những kiến thức của lịch sử dân tộc nhằm phục vụ cho việc giáo dục học sinh phát triển toàn diện. lịch sử nó vốn tồn tại khách quan và đã diễn ra trong quá khứ cho nên muốn học sinh tiếp thu được vấn đề GV thực hiện : Lã Thị Nhung Trường THCS Liên Châu 2
  3. Sáng kiến kinh nghiêm môn sử 9 Năm học : 2015 -2016 đòi hỏi giáo viên phải lựa chọn các phương pháp dạy học khác nhau sao cho đạt kết quả cao. Với phương pháp dạy học mới lấy học sinh làm trung tâm, học sinh chủ động lĩnh hội tri thức càng đòi hỏi người thầy giáo phải khai thác triệt để các phương pháp dạy học tích cực để thu hút sự chú ý của học sinh. Đặc thù của bộ môn Lịch sử là dài, nhiều sự kiện với những mốc Lịch sử khác nhau nên khó ghi nhớ. 2. Thực trạng vấn đề. 2.1. Đối với giáo viên. Là giáo viên đã công tác được 12 năm trong ngành trong quá trình được tham gia tập huấn, dự giờ đồng nghiệp và hơn hết là có nhiều năm trực tiếp giảng dạy bộ môn lịch sử lớp 9 tôi thấy nhiều giáo viên vẫn xem nhẹ bộ môn của mình. Tâm lí môn phụ đã làm cho không ít giáo viên có suy nghĩ “dạy cho xong”, hoặc là chỉ truyền tải những gì trong sách giáo khoa yêu cầu mà không chú ý đến việc đầu tư chiều sâu cho bài giảng. mặt khác, chương trình lịch sử lớp 9 vẫn còn dài, nặng về kiến thức làm cho học sinh khó khăn trong việc lĩnh hội kiến thức . Bên cạnh đó, quá trình đào tạo chính quy chuyên ngành lịch sử chỉ có ở bậc đại học còn ở bậc cao đẳng thì đào tạo môn kép như: Sử- Giáo dục công dân, Sử - Địa, Văn Sử đã làm cho chất lượng đội ngũ giáo viên chưa cao. 2.2 Đối với học sinh. Tâm lí học sinh vẫn xem nhẹ bộ môn Lịch sử và coi Lịch sử là môn phụ, các em chưa thực sự tập trung tìm hiểu sâu bài học mà chỉ dừng lại ở mức độ học thuộc những gì thầy cô cho ghi. Mặt khác bộ môn Lịch sử vốn khô khan, dễ nhàm chán, nhiều giáo viên chưa có phương pháp phù hợp nên các em không ưa thích, không hứng thú. GV thực hiện : Lã Thị Nhung Trường THCS Liên Châu 3
  4. Sáng kiến kinh nghiêm môn sử 9 Năm học : 2015 -2016 Đầu năm học 2010-2011 để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài tôi có làm một bài tập trắc nghiệm để tìm hiểu động cơ và thái độ học tập của 75 học sinh lớp 9 trường THCS Phan Bội Châu như sau: Hãy chọn phương án mà em cho là phù hợp với bản thân em? Stt Phương án Đúng Sai 1 Lịch sử chỉ là môn học phụ 2 Môn lịch sử rất khô khan và dài dòng 3 Học lịch sử rất thú vị vì nó giúp em tìm hiểu được lịch sử loài người và lịch sử dân tộc 4 Học lịch sử chỉ cần học những gì thầy cô cho ghi là được, không cần phải tìm tòi thêm Kết qủa thu được như sau: Câu 1: 48 học sinh trả lời đúng, 27 học sinh trả lời sai Câu 2: 46 học sinh trả lời đúng, 29 học sinh trả lời sai Câu 3: 61 học sinh trả lời đúng, 14 học sinh trả lời sai Câu 4: 42 học sinh trả lời đúng, 33 học sinh trả lời sai. Qua kết quả thu được từ bài tập trắc nghiệm chúng ta có thể kết luận: Đa số học sinh vẫn coi Lịch sử là môn phụ, khô khan, dài dòng và chỉ cân học những gì mà thầy cô cho ghi là được. Trong những năm gần đây kết quả các kì thi đại học, cao đẳng cho thấy đa số học sinh không nắm được những kiến thức của Lịch sử dân tộc, tỉ lệ điểm môn lịch sử đạt trên điểm trung bình rất thấp, điều đó làm cho chúng ta không khỏi băn khoăn và càng thấy sự cấp bách của việc thay đổi phương pháp dạy học. từ những thực trang GV thực hiện : Lã Thị Nhung Trường THCS Liên Châu 4
  5. Sáng kiến kinh nghiêm môn sử 9 Năm học : 2015 -2016 trên và nhiều năm giảng dạy bộ môn lịch sử 9 tôi muốn chia sẻ với đồng nghiệp những kinh nghiệm “Sử dụng yếu tố văn học trong việc nâng cao hiệu quả dạy học môn Lịch sử 9- Phần lịch sử Việt Nam”. 3. Lịch sử đề tài: Trước đây cũng đã có một vài giáo viên đã đề cập đến vấn đề này nhưng mới dừng lại ở mức độ giới thiệu hoặc lấy một vài dẫn chứng nhưng còn sơ sài, chưa cụ thể. II. ĐỐI TƯỢNG, GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU. 1. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 9a, 9b trường Trung Học Cơ Sở Liên Châu - Thanh Oai – Hà . 2. Giới hạn nghiên cứu: Đề tài được thực hiện trong 2 năm là: Năm học 2013- 2014 và 2014- 2015. Nội dung đề tài chỉ giới hạn trong chương trình lịch sử lớp 9- phần Lịch sử Việt Nam. 3. Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện đề tài. 3.1. Thuận lợi: Thứ nhất: Bản thân là một giáo viên có nhiều năm tham gia giảng dạy môn Lịch sử 9 nên nắm bắt rất rõ đặc điểm của bộ môn, mục đích, yêu cầu của chương trình và nắm bắt rất rõ những khó khăn mà các em gặp phải khi lĩnh hội kiến thức lịch sử. Thứ hai: Từ năm học 2014-2015 trường tôi có 3 giáo viên giảng dạy bộ môn Lịch sử với trình độ t chuẩn, đó là điều kiện để chúng tôi thường xuyên thực hiện các chuyên đề, dự giờ, thao giảng và rút kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng bộ môn. Thứ ba: Ngày nay với sự bùng nổ của các phương tiện thông tin truyền thông đã giúp các em tiếp cận Lịch sử với nhiều nguồn khác nhau để lĩnh hội kiến thức Lịch sử một cách đầy đủ nhất. Bên cạnh đó các em nhìn nhận bộ môn Lịch sử cũng theo chiều hướng tích cực hơn. GV thực hiện : Lã Thị Nhung Trường THCS Liên Châu 5
  6. Sáng kiến kinh nghiêm môn sử 9 Năm học : 2015 -2016 Thứ tư: Học sinh trường trung Học Cơ Sở Liên Châu đa số các em đều ngoan, được trang bị đầy đủ sách giáo khoa, sách bài tập và có thư viện với các đầu sách để các em tham khảo. 3.2. Khó khăn: Thứ nhất: Học sinh trường Trung Học Cơ Sở Liên Châu có đến 99% là con em nông dân , đời sống vật chất khó khăn, trình độ không đồng đều nên chất lượng bộ môn thấp. Thứ hai: Chưa có phòng học bộ môn, các trang thiết bị phục vụ dạy học vẫn còn thiếu, xuống cấp. Thứ ba: Đa số các em chưa biết khai thác các kênh thông tin để nâng cao hiệu quả lĩnh hội kiến thức Lịch sử. Thứ tư: Để vận dụng tốt đề tài này vào dạy học Lịch sử đòi hỏi giáo viên giảng dạy phải am hiểu văn học Việt Nam và chịu khó tìm tòi, sưu tầm các tác phẩm văn học cách mạng. III. NỘI DUNG ĐỀ TÀI: 1. Nội dung cơ bản: “Sử dụng yếu tố văn học trong việc nâng cao hiệu quả dạy học môn Lịch sử 9- Phần lịch sử Việt Nam” Văn học và sử học có mối quan hệ mật thiết với nhau. Trước đây người ta cho rằng “ Văn, Sử, Triết bất phân” bởi lúc đó Văn học, Sử học, Triết học chưa trở thành những môn khoa học độc lập. Còn ngày nay chúng đã trở thành các môn khoa học độc lập nhưng giữa chúng vẫn có mối quan hệ mật thiết với nhau. Văn học bổ trợ cho Sử học ngược lại Sử học bổ trợ cho Văn học. Nếu chúng ta biết vận dụng yếu tố Văn học trong dạy học Lịch sử thì hiệu quả dạy học sẽ được nâng lên. 2. Mẫu minh họa: GV thực hiện : Lã Thị Nhung Trường THCS Liên Châu 6
  7. Sáng kiến kinh nghiêm môn sử 9 Năm học : 2015 -2016 Bài 14: Việt Nam sau chiến tranh Thế giới thứ nhất. Ở mục I. Chương trình khai thác lần thứ hai của thực dân Pháp. Khi giảng đến phần Thực dân Pháp tăng cường đầu tư vào nông nghiệp và khai mỏ giáo viên có thể minh họa bằng câu thơ: “ Em đi ra Hòn Gai cuốc mỏ Anh đi vào đất đỏ làm phu Đổi thân được mấy đồng xu Thịt xương vùi gốc cao su mấy tầng” Hoặc: “ Cao su đi dễ khó về Khi đi trai tráng, khi về bụng beo” Hay: “ Cao su đi dễ khó về Khi đi mất vợ, khi về mất con” Hoặc: Chúng bóc lột dân ta đến xương tủy, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều. Chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu. Chúng giữ độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng. Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lí, làm cho dân ta nhất là dân cày và dân buôn trở nên bần cùng. Chúng không cho các nhà tư sản ngóc đầu lên. Chúng bóc lột công nhân vô cùng tàn nhẫn ” (Trích: Tuyên ngôn độc lập” GV thực hiện : Lã Thị Nhung Trường THCS Liên Châu 7
  8. Sáng kiến kinh nghiêm môn sử 9 Năm học : 2015 -2016 Các câu thơ này và đoạn trích trong Tuyên ngôn độc lập giúp cho học sinh hiểu được chính sách bóc lột của thực dân Pháp đối với nhân dân ta và giáo dục lòng căm thù giặc cho học sinh, có thái độ thương yêu những người lao động chân chính. Ở mục II. Các chính sách chính trị, văn hóa, giáo dục. Khi giảng giáo viên có thể trích dẫn : “Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước, thương nòi của ta. Chúng tắm những cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu. Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân. Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nòi giống ta suy nhược ” ( Trích: Tuyên ngôn độc lập) Đây là dẫn chứng chứng tỏ chính sách bóc lột thâm độc của thực dân Pháp đối với nhân dân ta, bác bỏ luận điệu “ Khai phá văn minh” của mẫu quốc. Qua đó giáo dục lòng yêu nước, giáo dục lòng căm thù giặc cho học sinh. Bài 16: Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài trong những năm 1919- 1925. Ở mục I. Nguyễn Ái Quốc ở Pháp ( 1917- 1923). Khi giảng giáo viên có thể trích dẫn Bản yêu sách của nhân dân An Nam gồm 8 điểm: 1. Tổng ân xá những người bản xứ bị tù chính trị. 2.Cải cách nền pháp lí Đông Dương bằng cách để người bản xứ cũng được quyền hưởng những bảo đảm pháp lí như người châu âu. Xóa bỏ hoàn toàn những tòa án đặc biệt dùng làm công cụ để khủng bố và áp bức bộ phận trung thực nhất trong nhân dân An Nam 3. Tự do báo chí và tự do ngôn luận. 4.Tự do lập hội và hội họp. 5. Tự do cư trú ở nước ngoài và tự do xuất dương. 6. Tự do học tập, thành lập các trường kĩ thuật tại tất cả các tỉnh cho người bản xứ. GV thực hiện : Lã Thị Nhung Trường THCS Liên Châu 8