SKKN Sử dụng phương pháp dạy học “Đặt và giải quyết vấn đề” giúp học sinh tích cực hơn trong tìm hiểu môn Sinh học 8 ở Lớp 8A3 trường Trung học Cơ sở Suối Ngô, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh

doc 33 trang sangkien 31/08/2022 3301
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Sử dụng phương pháp dạy học “Đặt và giải quyết vấn đề” giúp học sinh tích cực hơn trong tìm hiểu môn Sinh học 8 ở Lớp 8A3 trường Trung học Cơ sở Suối Ngô, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_su_dung_phuong_phap_day_hoc_dat_va_giai_quyet_van_de_gi.doc

Nội dung text: SKKN Sử dụng phương pháp dạy học “Đặt và giải quyết vấn đề” giúp học sinh tích cực hơn trong tìm hiểu môn Sinh học 8 ở Lớp 8A3 trường Trung học Cơ sở Suối Ngô, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh

  1. Sử dụng phương pháp dạy học “Đặt và giải quyết vấn đề” giúp học sinh tích cực hơn khi tìm hiểu môn Sinh học 8 MỤC LỤC Mục lục Trang 1 Tài liệu tham khảo . Trang 2 A.Mở đầu Trang 3 1.Lí do chọn đề tài . Trang 3 2.Đối tượng nghiên cứu Trang 4 3.Phạm vi nghiên cứu Trang 4 4.Phương pháp nghiên cứu Trang 4 B.Nội dung Trang 7 1.Cơ sở lí luận Trang 7 2.Cơ sở thực tiễn Trang 9 3.Nội dung vấn đề . Trang 13 C.Kết luận Trang 28 1.Bài học kinh nghiệm . Trang 28 2.Hướng phổ biến, áp dụng và nghiên cứu tiếp của đề tài Trang 29 Thực hiện: Nguyễn Dương Phương Tân Trang 1
  2. Sử dụng phương pháp dạy học “Đặt và giải quyết vấn đề” giúp học sinh tích cực hơn khi tìm hiểu môn Sinh học 8 TÀI LIỆU THAM KHẢO Để hoàn tất đề tài này tôi đã đọc và tìm hiểu những tài liệu, sách tham khảo như sau: 1.Phương pháp dạy học sinh học - Nhà xuất bản giáo dục. 2.Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS của nhà xuất bản Giáo dục. 3.Bài giảng sinh học 8- Nhà xuất bản giáo dục. 4.Sách giáo khoa, sách giáo viên sinh học 8- Nhà xuất bản Giáo dục. 5.Thiết kế Sinh học 8- Nhà xuất bản đại học Quốc Gia Hà Nội. 6.Tư liệu Sinh học-Nhà xuất bản giáo dục Nguyễn Quang Vinh 7.Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên THCS chu kì III (2004- 2007) – Bộ giáo dục và đào tạo 8.Tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy sách giáo khoa lớp 8 9.Cơ sở lí thuyết Sinh học 8 – Võ Văn Chiến, Nguyễn Thị Ngọc Liên 10.Átlát giải phẩu sinh lí người – Đào Như Phú (chủ biên) Thực hiện: Nguyễn Dương Phương Tân Trang 2
  3. Sử dụng phương pháp dạy học “Đặt và giải quyết vấn đề” giúp học sinh tích cực hơn khi tìm hiểu môn Sinh học 8 A.MỞ ĐẦU 1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Thực hiện theo chỉ thị của ngành: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” là nhiệm vụ cấp thiết hiện nay. Nhưng làm sao để phát huy tính tích cực của học sinh đang là vấn đề lớn cần giải quyết. Thực tế giảng dạy đã cho thấy rằng chỉ khi nào học sinh tích cực chủ động tiếp thu kiến thức thì kết quả giảng dạy của giáo viên và kết quả học tập của học sinh mới đạt kết quả cao nhất. Vậy làm thế nào để phát huy được tính tích cực của học sinh trong học tập? Đây là vấn đề không hề đơn giản nhưng lại rất cấp thiết trong thực tế giảng dạy hiện nay. Sinh học là một trong những bộ môn khoa học thực nghiệm. Trong quá trình giảng dạy giáo viên thường sử dụng phương pháp quan sát, thí nghiệm, vấn đáp để giúp học sinh tìm ra kiến thức. Sinh học lớp 8 chủ yếu nghiên cứu về cơ thể người. Nếu sử dụng phương pháp dạy học đó để truyền đạt kiến thức cho học sinh thì hiệu quả giảng dạy đôi khi chưa cao. Vậy giáo viên phải kết hợp sử dụng phương pháp như thế nào để học sinh có thể tiếp thu dễ dàng và cảm thấy thích thú học tập bộ môn? Qua bảy năm giảng dạy, tôi nhận thấy việc sử dụng phương pháp dạy học “đặt và giải quyết vấn đề” vào bài giảng Sinh học 8 sẽ giúp học sinh tích cực hơn, thích thú hơn khi tiếp thu kiến thức vì nó kích thích tính tò mò muốn hiểu biết, khám phá những vấn đề có liên quan đến chính bản thân mình. Vì vậy tôi quyết định chọn đề tài “Sử dụng phương pháp dạy học “Đặt và giải quyết vấn đề” giúp học sinh tích cực hơn trong tìm hiểu môn Sinh học 8 ở lớp 8A3 trường Trung học Cơ sở Suối Ngô huyện Tân Châu tỉnh Tây Ninh” Thực hiện: Nguyễn Dương Phương Tân Trang 3
  4. Sử dụng phương pháp dạy học “Đặt và giải quyết vấn đề” giúp học sinh tích cực hơn khi tìm hiểu môn Sinh học 8 2.ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI Bản thân tôi đã xác định đối tượng nghiên cứu đề tài này phương pháp dạy học “Đặt và giải quyết vấn đề” nhằm giúp học sinh tích cực hơn trong tìm hiểu bộ môn Sinh học 8 do tôi là người trực tiếp thực hiện 3.PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI: Do điều kiện và thời gian nghiên cứu còn nhiều hạn chế, nên nội dung của đề tài này tôi đi sâu vào việc nghiên cứu phương pháp dạy học “Đặt và giải quyết vấn đề” nhằm giúp học sinh tích cực hơn trong tìm hiểu môn Sinh học 8 Không gian : Học sinh lớp 8A 3 trường Trung học Cơ sở Suối Ngô năm học 2010 – 2011 Thời gian : với nội dung của đề tài này tôi tiến hành qua 3 giai đoạn Giai đoạn 1: Từ tháng 8 năm 2010 đến kiểm tra chất lượng giữa học kì I (tháng 10 năm 2010) : đưa ra nhiều phương pháp giảng dạy giúp học sinh tích cực hơn trong tìm hiểu môn Sinh học 8 Giai đoạn 2: Từ tháng 11 năm 2010 đến thi học kì I (tháng 12 năm 2010) : đối chiếu tất cả các phương pháp giảng dạy đã áp dụng ở giai đoạn 1 và chọn lựa phương pháp giảng dạy nhằm phát huy tính tích cực của học sinh cao nhất Giai đoạn 3: Từ tháng 1 năm 2011 đến kiểm tra chất lượng giữa học kì II (tháng 3 năm 2011) : áp dụng, nghiệm thu đề tài thực hiện 4.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 4.1 Đọc tài liệu: Để thực hiện tốt và có cơ sở cho việc nghiên cứu, điều tra tình hình học tập của học sinh, bản thân tôi đã đọc rất nhiều tài liệu : sách giáo khoa, sách tham khảo, tài liệu chuyên môn, sách bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên Đặc biệt là những tài liệu liên quan đến việc giúp học sinh tích cực, Thực hiện: Nguyễn Dương Phương Tân Trang 4
  5. Sử dụng phương pháp dạy học “Đặt và giải quyết vấn đề” giúp học sinh tích cực hơn khi tìm hiểu môn Sinh học 8 hứng thú hơn trong học tập bộ môn Sinh học. Qua đó cung cấp thêm những kiến thức chuyên môn nhằm phục vụ tốt hơn cho công tác nghiên cứu. Sau khi đọc các tài liệu tôi nhận thấy, trong dạy học có rất nhiều phương pháp. Tuy nhiên chúng ta phải biết lựa chọn, phối hợp những phương pháp cho phù hợp với từng loại bài dạy, trong đó chú trọng đến việc phát huy tính tích cực của học sinh qua phương pháp “đặt và giải quyết vấn đề”. Vì đây là một trong những phương pháp phát huy được năng lực tư duy độc lập sáng tạo, năng lực trí tuệ của học sinh. 4.2 Điều tra: a.Dự giờ: Bản thân tôi đã dự giờ rất nhiều tiết ở tất cả các khối lớp, đặc biệt là giáo viên dạy cùng bộ môn. Trong đó chú trọng dự giờ khối 8 để tự học hỏi và rút kinh nghiệm qua từng thao tác, phương pháp giảng dạy của mỗi giáo viên, đặc biệt là những phương pháp phát huy tính tích cực của học sinh trong phương pháp đặt và giải quyết vấn đề để áp dụng vào tiết dạy của mình tốt hơn Ngoài ra bản thân tôi cũng thường xuyên được tổ chuyên môn, đồng nghiệp dự giờ, đánh giá, rút kinh nghiệm. Sau mỗi tiết dạy được đồng nghiệp góp ý, rút kinh nghiệm rất chân tình giúp tôi không ngừng phấn đấu khắc phục những hạn chế, tự hoàn thiện mình để tổ chức tốt các hoạt động dạy học tích cực cho học sinh, nhằm giúp các em thích thú hơn trong học tập bộ môn. b.Đàm thoại: Trong công tác, tôi thường xuyên trao đổi với đồng nghiệp, tổ chuyên môn để cùng nhau giải quyết, khắc phục những khó khăn trong giảng dạy, cách thức phối hợp các phương pháp dạy học thích hợp với từng bài (đặc biệt là những bài có kiến thức khó). Ở đây mỗi giáo viên phải tự đưa ra các giải pháp hữu hiệu nhằm giúp học sinh hứng thú trong tìm tòi, sáng tạo trong nhận thức. Thực hiện: Nguyễn Dương Phương Tân Trang 5
  6. Sử dụng phương pháp dạy học “Đặt và giải quyết vấn đề” giúp học sinh tích cực hơn khi tìm hiểu môn Sinh học 8 Trong quá trình giảng dạy, tôi thường đàm thoại trực tiếp với học sinh để thăm dò tình hình học tập của lớp, những khó khăn mà học sinh gặp phải trong phương pháp đặt và giải quyết vần đề . Từ đó tôi động viên, khích lệ, tạo động lực cho các emcố gắng nhiều hơn trong học tập. c.Thực nghiệm: Tôi đã sử dụng phương pháp thực nghiệm bằng cách cùng một bài dạy nhưng ở lớp 8A 3 tôi áp dụng “phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề nhằm giúp học sinh tích cực hơn trong tìm hiểu bộ môn” được nghiên cứu trong đề tài vào tiết dạy. Còn lớp 8A 1, 8A2 tôi không áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này vào tiết dạy. Từ đó tôi đối chiếu kết quả học tập của lớp 8A 3 so với lớp 8A1, 8A2 để biết việc áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này có hiệu quả hay không. d.Kiểm tra: Sử dụng các hình thức kiểm tra miệng, mười lăm phút, một tiết, thi học kì theo qui định. Ngoài ra, tôi thường xuyên theo dõi việc học tập, ghi chép bài, việc sử dụng vở bài tập của học sinh trong từng tiết học, để kiểm tra việc ghi chép và việc soạn bài trước ở nhà của học sinh. Từ đó giúp học sinh có cơ sở thuận lợi để thích nghi với phương pháp phát huy tính tích cực trong phương pháp đặt và giải quyết vấn đề. e.So sánh kết quả: Thông qua kết quả giảng dạy, kết quả các bài kiểm tra, thi học kì I tôi đã so sánh kết quả học tập của học sinh (học giỏi, khá, trung bình, yếu) đối với phương pháp “đặt và giải quyết vấn đề”. Từ việc so sánh kết quả qua các giai đoạn giúp cho giáo viên biết được những ưu điểm, những chuyển biến tích cực để điều chỉnh kịp thời. Từ đó giáo viên đề ra hướng giải quyết khắc phục những hạn chế nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Thực hiện: Nguyễn Dương Phương Tân Trang 6
  7. Sử dụng phương pháp dạy học “Đặt và giải quyết vấn đề” giúp học sinh tích cực hơn khi tìm hiểu môn Sinh học 8 B. NỘI DUNG 1.CƠ SỞ LÍ LUẬN Việc đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh đang là yêu cầu cấp thiết hiện nay, có như vậy học sinh mới chủ động tiếp thu kiến thức nhằm mang lại hiệu quả giáo dục cao nhất. Vì vậy mỗi thầy cô giáo chúng ta phải có nhiệm vụ xây dựng cho mình phương pháp giảng dạy phù hợpđể phát huy tính tích cực của học sinh nhằm khắc phục tình trạnh học sinh thụ động trong tiếp thu kiến thức Để phát huy sự tích cực của học sinh trong học tập một phần phải xuất phát từ chính bản thân học sinh. Do vậy yêu cầu đặt ra là phải làm sao để học sinh tích cực, hứng thú với học tập bộ môn? Có làm được như vậy mới thật sự đạt được hiệu quả giáo dục. Ở học sinh Trung học cơ sở, đặc biệt là học sinh khối 8 phần lớn các em chưa tự ý thức được việc học tập của mình mà các em thường học theo cảm tính. Nghĩa là các em học theo sở thích của mình, những môn học nào các em cảm thấy hứng thú, gần gũi với bản thân thì khả năng tiếp thu ở các em rất tốt. Nắm được đặc điểm đó, đòi hỏi người giáo viên phải có biện pháp, phương pháp, thủ thuật dạy học phù hợp nhằm thu hút học sinh học tập, qua đó phát huy sự tích cực trong học tập của các em Đặc thù của bộ môn Sinh học 8 là tìm hiểu nghiên cứu về những vấn đề có liên quan đến cơ thể người, qua đó tự đề ra những phương pháp vệ sinh cơ thể. Đây là nội dung rất gần gũi với chính bản thân học sinh cho nên nhu cầu tìm hiểu ở các em là rất cao. Do vậy trong giảng dạy giáo viên phải lưu ý nhằm lôi cuốn, thu hút học sinh qua đó phát huy sự tích cực của các em trong học tập. Thực hiện: Nguyễn Dương Phương Tân Trang 7