Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy Sinh học 8

doc 21 trang sangkien 01/09/2022 4301
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy Sinh học 8", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_vao_day_s.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy Sinh học 8

  1. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO DẠY SINH H ỌC 8. PHẦN 1 .ĐẶT VẤN ĐỀ 1.Lí do chọn đề tài: Ngày nay khi công nghệ thông tin càng phát triển thì việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, học tập là một vấn đề tất yếu. Tuy nhiên so với nhu cầu thực tế hiện nay việc ứng dụng CNTT trong giáo dục ở các trường còn rất hạn chế .Chúng ta cần nhanh chóng nâng cao chất lượng, nghiệp vụ giảng dạy và quản lí và không nên từ chối những gì có sẵn mà CNTT mang lại, người giáo viên nên biết cách tận dụng nó, biến thành công cụ hiệu quả, hỗ trợ đắc lực cho công việc và mục đích của mình. Để một tiết dạy thành công và thu hút sự chú ý của các em học sinh cần phải có các hình ảnh sống động mô tả thí nghiệm, việc làm bằng tay thì rất khó khăn nhưng nếu biết ứng dụng công nghệ thông tin phần mền MS powerpoint, đầu DVD vào việc giảng dạy thì rất dễ dàng và có hiệu quả góp phần nhằm nâng cao chất lượng Thực hiện tinh thần chỉ đạo của Bộ GD&ĐT “ đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục và đào tạo ở tất cả các cấp học , bậc học, ngành học” tôi nhận thức được rằng việc ứng dụng CNTT phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy học là một trong những hướng tích cực nhất, hiệu quả nhất trong nhà trường. Như vậy, một trong những hướng để đổi mới phương pháp dạy học đó là tăng cường việc sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại Mặt khác trong quá trình thực hiện giảng dạy các bài dạy ở chương này, giáo viên thường gặp phải một số khó khăn liên quan đến đồ dùng dạy học nên để dạy một tiết học thành công lại càng khó, vì vậy cần tạo ra cho các em sự thích thú học tập để làm được điều đó thì phải áp dụng công nghệ thông tin. Để góp phần khắc phục được các khó khăn nêu trên, tôi đã chọn đề tài: “ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy sinh học 8 " nhằm mục đích giúp các em khắc sâu, mở rộng kiến thức mới và vận dụng tốt các kiến thức mới khi 1
  2. giải thích các sự vật, hiện tượng thực tiễn trong cuộc sống và có thể hoàn thành tốt mọi bài tập có liên quan, giúp HS có thêm hào hứng, hứng thú khi học tập để rồi ngày một yêu thích môn sinh học hơn. Đây cũng chính là một trong những yếu tố góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả giờ lên lớp 2. Mục tiêu nghiên cứu: - Làm phong phú thêm PTDH, tích hợp nhiều môn học trong bài giảng của GV. - Phát huy tính tích cực, chủ động trong việc tiếp thu kiến thức mới; - Giúp học sinh củng cố, khắc sâu kiến thức, đưa kiến thức mới vào hệ thống kiến thức; - Phát triển tư duy logic cho học sinh, tạo hứng thú học tập bộ môn. 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu: a. Đối tượng: - Đối tượng nghiên cứu ở đây là Ứng dụng công nghệ thông tin ở chương trình sinh học 8; - Đối tượng nhận thức ở đây là học sinh lớp 8A và 8B, 8C, 8D, 8E của trường THCS Hồng Giang do tôi trực tiếp giảng dạy. b. Khách thể: - HS lớp 8 ở các trường trung học cơ sở. 4. Giả thuyết khoa học: - Ứng dụng công nghệ thông tin khi dạy học SH 8 sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn SH 8. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu: a. Nghiên cứu cơ sở lý luận về Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, ý nghĩa của Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động tư duy của học sinh; b. Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của việc sử dụng Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học; c. Nghiên cứu các nguyên tắc và yêu cầu khi Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học; d. Xin ý kiến của đồng nghiệp và phân tích kết quả để chứng minh tính đúng đắn của đề tài. 2
  3. 6. Phạm vi nghiên cứu: - Một số bài trong chương trình sinh học 8. - Vấn đề tôi trình bày được hình thành qua bài: Tim và mạch máu trong chương trình sinh học lớp 8. 7. Phương pháp nghiên cứu. a. Phướng pháp nghiên cứu lý thuyết: Nhiên cứu các tài liệu, SGK, giáo tình và tư liệu về đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực của học sinh. b. Phướng pháp chuyên gia: Xin ý kiến của giảng viên hướng dẫn, trao đổi cùng đồng nghiệp giúp định hướng đề tài nhiên cứu. c. Phương pháp điều tra: Sử dụng phiếu thăm dò xin ý kiến của giáo viên và học sinh. 8. Cấu tróc của đề tài: CÊu tróc ®Ò tµi gåm 3 phÇn: Phần 1:§Æt vÊn ®Ò: 1.LÝ do chän ®Ò tµi 2.Môc ®Ých nghiªn cøu 3.§èi t­îng vµ kh¸ch thÓ nghiªn cøu 4.Gi¶ thuyÕt khoa häc 5.NhiÖm vô nghiªn cøu 6.Ph¹m vi nghiªn cøu 7.Ph­¬ng ph¸p nghiªn cøu 8 Cấu trúc của đề tài Phần 2: Nội dung nghiên cứu Chương I: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu Chương II. Thực trạng vấn đề ngiên cứu Chương III. Giải pháp thực hiện nhằm nâng cao chất lượng dạy sinh học 8 . Phần 3 Kết luận và kiến nghị: 1. Kết luận 2. Kiến nghị 3
  4. PHẦN 2 .GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Chương I. Cơ sở lí luận: Để thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy và học theo mục tiêu, nội dung và chương trình SGK đã đổi mới ,việc đổi mới phương pháp dạy và học là cần thiết nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. Điều mấu chốt của việc đổi mới phương pháp chính là giúp cho học viên biết cách học sáng tạo để chủ động hơn và hào hứng hơn trong quá trình học tập, tập dần với thói quen tự mình tìm hiểu và khám phá những tri thức mới. Để áp dụng đổi mới phương pháp dạy học đạt hiệu quả cao đòi hỏi người giáo viên cần phải: 1. Đặt mình vào vị trí của người học, vấn đề quen thuộc của thầy giáo có thể là điều rất mới của người học. 2. Cố gắng tạo ra tình huống có vấn đề, làm xuất hiện ở người học nhu cầu tư duy nghiên cứu kiến thức mới. 3. Đừng dạy theo cách truyền đạt kiến thức một chiều, chọn hệ thống kiến thức hợp lý để tham gia lôi cuốn người học vào bài học. 4. Đừng bỏ qua mà hãy khai thác ngay câu trả lời của người học. Khuyến khích các câu trả lời tốt. 5. Tăng cường những câu hỏi mà người học phải phán đoán, lựa chọn, hướng dẫn người học cùng tranh luận với nhau mà giáo viên là trọng tài. 6. Nên vừa giảng vừa luyện. Vận dụng kiến thức là cách tốt nhất để nắm vững kiến thức. Chương II. Thực trạng của vấn đề Trong quá trình giảng dạy và học tập với mong muốn đóng góp một vài ý kiến của mình vào vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy ở cấp THCS . Xuất phát từ tình hình thực tế học môn sinh học của học sinh Trường THCS Hồng Giang hiện nay do điều kiện thiếu thốn về mọi mặt đối tượng học sinh đa số là con em nông thôn, khả năng tiếp thu bài còn chậm, số lượng học 4
  5. sinh yếu kém nhiều, không đồng đều chất lượng. Đặc biệt trong chương trình Sinh học 8 khi nghiên cứu về cơ thể người các em gặp rất nhiều khó khăn và vướng mắc, khi giải thích các hiện tượng còn rời rạc, chưa chặt chẽ. Để học sinh chú ý học thì cần làm một cái gì đó mới mẻ, gây sự hứng thú học tập của học sinh, áp dụng công nghệ thông tin là một trong các cách tạo ra sự mới mẻ đó. Chính vì vậy tôi quyết định chon đề tài này để nghiên cứu nhằm tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong quá trình dạy học để góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục và mang lại hiệu quả cao trong công tác giáo dục. Chương III. Giải pháp và tổ chức thực hiện. 1. Những khó khăn khi sử dụng giáo án điện tử. Phần lớn các giáo viên ngại sử dụng giáo án điện tử, nghỉ rằng rất tốn thời gian để chuẩn bị một bài giảng, việc soạn bài công phu bằng các dẫn chứng sống động trên các slide trong các giờ lí thuyết là cả một vấn đề đối với giáo viên. Để có một bài giảng tốt phải mất rất nhiều thời gian chuẩn bị, tìm tòi hình ảnh,âm thanh nên giáo viên thường hay tránh. Khảo sát từ phía học sinh cho thấy, nếu sử dụng phương pháp truyền thống thì hiệu quả mang lại chỉ khoảng 30% có hứng thú học tập, trong khi đó nếu chúng ta ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy thì hiệu quả lên đến 95%. Thực ra việc soạn giảng giáo án power point công phu và vất vả hơn nhiều so với phương pháp truyền thống. Ngoài kiến thức căn bản về máy tính, sử dụng thành thạo phần mềm power point, giáo viên cần phải có niềm đam mê, lòng nhiệt tình trong công việc, sự nhạy bén, sự sáng tạo và tính thẩm mỹ. Hơn nữa trong quá trình soạn giảng, để có một giáo án điện tử giảng dạy có chất lượng, hiệu quả và gây được hứng thú học tập cho học sinh thì bản thân giáo viên gặp không ít khó khăn trong việc tìm hình ảnh minh họa, âm thanh và tư liệu dẫn chứng phù hợp với bài giảng. Đây là là một trong những vấn đề mà giáo viên hay tránh né trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào soạn giảng. 5
  6. Chính vì những khó khăn trên trong quá trình công tác và giảng dạy tôi thấy chỉ có trong các tiết thao giảng, hoặc các tiết do nhà trường chỉ định, bắt buộc thì giáo viên mới sử dụng nhưng chỉ mang tính chất đối phó. 2. Yêu cầu cần để thiết kế giáo án điện tử. Mặc dù giáo án điện tử chưa được sử dụng rộng rải, chưa thực sự phổ biến trong các nhà trường song hiệu quả, không khí học tập mà nó mang lại khác hẳn so với phương pháp truyền thống. Thực tế để một tiết dạy có hiệu quả thì người dạy cần phải: - Có một kiến thức nhất định về sử dụng máy tính. - Biết sử dụng phần mềm trình diễn power point. - Biết cách truy cập Internet và biết cách tải các tư liệu có liên quan về máy tính. - Biết cách chỉnh sữa hình ảnh, làm các ảnh động, cắt các file âm thanh. - Biết cách kết nối, cách trình chiếu và cách sử dụng máy chiếu. Nếu chúng ta chỉ nghe thì có vẻ rất phức tạp nhưng nếu muốn sử dụng công nghệ thông tin thì bắt buộc chúng ta phải nắm vững những yêu cầu trên. Tùy từng môn học mà các yêu cầu đặt ra khác nhau. Nếu chỉ dừng ở mức độ gõ những nội dung cần thiết cộng thêm một ít định dạng về màu sắc, font chữ tôi thiết nghĩ giáo viên nào cũng có thể làm được. Tuy nhiên nếu chỉ có thế thì chúng ta chưa thực sự thấy được sức mạnh của power point củng như chưa phát huy được hiệu quả của công nghệ thông tin trong giảng dạy. Ví dụ minh họa Tiết 17 : Bài 17 TIM VÀ MẠCH MÁU I. MỤC TIÊU: Sau bài học này, học sinh cần đạt 1. Kiến thức: - HS chỉ ra được vị trí,hình dạng, cấu tạo ngoài và trong của tim. 6
  7. - Phân biệt được các loại mạch máu. - HS trình bày được đặc điểm của các pha trong chu kỳ co dãn của tim. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp, so sánh. - Kĩ năng tự nghiên cứu và hoạt động nhóm 3. Thái độ: - Có ý thức bảo vệ hệ tuần hoàn và bảo vệ cơ thể. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: - Chuẩn bị máy chiếu ,máy tính , màn chiếu. - Bảng phụ III.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 1. ổn định 2. Kiểm tra bài cũ - Hệ tuần hoàn gồm những thành phần cấu tạo nào? 3. Bài mới Hoạt động của thầy và trò tg Nội dung Hoạt động I: Tìm hiểu cấu tạo của tim I: Cấu tạo của tim - GV trình chiếu tranh hình dạng vị trí của tim - GV yêu cầu HS quan sát và hỏi: Tim nằm ở vị trí nào trong cơ thể người? Tim có hình dạng như thế nào? - HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi, học sinh 1) Vị trí,hình dạng khác nhận xét, bổ sung. - Vị trí: Tim nằm trong 7