Sáng kiến kinh nghiệm Một số kỹ năng và phương pháp dạy học Sinh học 8 ở trường Trung học cơ sở

doc 14 trang sangkien 29/08/2022 6160
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kỹ năng và phương pháp dạy học Sinh học 8 ở trường Trung học cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_ky_nang_va_phuong_phap_day_hoc.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kỹ năng và phương pháp dạy học Sinh học 8 ở trường Trung học cơ sở

  1. Phòng giáo dục konrẫy Một số kỹ năng và phương pháp dạy học sinh học 8 ở trường trung học cơ sở Người thực hiện : A. Mở đầu I. Đặt vấn đề .
  2. Dạy học là một hoạt động khoa học và phức tạp, vì quá trình dạy học có rất nhiều yếu tố cùng đồng thời tác động. Như vậy kết quả dạy học của một tiết học phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Dạy học hiện đai ở mọi bật học hết sức tránh sự tác động một chiều từ thầy đến trò, từ học liệu đến người học hay từ người học đến phương tiện học tập. Các nguồn lực học tập cần tạo ra tương tác trên lớp càng nhiều càng tốt. Nhưng việc này đòi hỏi đồng thời cả phương pháp luận dạy học lẫn kĩ năng và kỹ thuật thực hiện cụ thể, có chức năng kích thích hoạt động và sự tham gia của người học, đồng thời dựa vào ngưồi học và hoạt động của họ. Hay còn gọi là phương pháp lấy học sinh làm trung tâm hay phương pháp dạy học tích cực. Thực trạng cho thấy, có nhiều giáo viên chỉ sử dụng một hai phương pháp và cứ thế áp dụng mãi. họ quan tâm đến việc truyền tải cho học sinh như thế nào để hết nội dung, kiến thức mà chưa quan tâm đến việc học sinh sẽ học như thế nào? Cô đọng lại trong đầu của học sinh những gì? và họ có hứng thú học hay không ? Có những vấn đề tưởng chừng như vô hại mà lại có ảnh hưởng xấu đến các em , đểblại ấn tượng khó phai trong các em. Do vậy người giáo viên khó mà thành công trong việc dạy học cảu mình. Vậy cần làm gì và làm như thế nào để việc dạy và học thành công. II. Đối tượng nghiên cứu -Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh, cách thức học của học sinh, khả năng tiếp nhận kiến thức và nhu cầu về kiến thưc của học sinh -Hình thức tổ chức dạy học của giáo viên , sự chuẩn bị bài trước khi lên lớp. Kỹ năng sư phạm trong truyền đật kiến thức và sự tạo mối quan hệ dạy và học ( hay mối quan hệ thầy - trò) trong môi trường sư phạm III. Nội dung nghiên cứu: Phương pháp dạy họ là cách thức hoạt động của giáo viên trong việc chỉ đạo, tổ chức hoạt động của học sinh nhằm đạt được mục tiêu dạy học.Đối tượng của hoạt động dạy học là người học, người học vừa là đối tượng của hoạt động dạy học vừa là chủ thể của hoạt động học.Nếu người học không chủ động học , không có cách học tốt thì việc dạy học khó mà đạt được kết quả mong muốn. Bởi vậy, trong giới hạn của phạm vi và năng lực công tác giản dạy nhiều năm tôi xin được phép trình bày một số quan diểm của mình về những vấn đề, kỹ năng và phương pháp dạy học của người giáo viên để kích thích hoạt động của học sinh nhằm đạt được mục tiêu dạy học. IV. Cơ sở và phương pháp nghiên cứu. 1. Dựa vào đặt diểm của người học (học sinh ). Học sinh ( HS ) lớp 8 là đối tượng học sinhtrung học cơ sở và là đối tượng học sinh bắt đầu chuyển giao từ giai đoạn biết nghe người khác điều khiển, ra lệnh sang môt giai đoạn mới là tự mình làm chủ, tự mình khám phá, tìm tòi.Biết nhìn nhận, phân biệt các vấn đề khác nhau xảy ra trong cuộc sống nhưng lại chưa hoàn chỉnh, chưa chuẩn mực. Kiến thức là kết quả của quá trình nhận thức, bao gồm tập hợp nhiều mặt, nó được giữ lại trong trú nhớ và được tái tạo khi có những đòi hỏi tương ứng. Nhưng khả năng này không phải học sinh nào cũng có được. Trong thực tiễn daỵ học , theo quan sát thì có rất nhiều học sinh chỉ học theo vở ghi, học thụ động, học vẹt; có rất nhiều học sinh không nắm vững kiến thức, không có khả năng ghi nhận, tự tư duy độc lập. Không có khả năng giải quyết vấn đề, tình huống trong học tập cũng như trong thực tế. Nhìn nhận lại vấn đề thì không phải là tất cả học sinh đều như vậy, mà yếu tố khách quan lẫn chủ quan ở đây, đó là học sinh chưa có cách
  3. học hay kiến thức đáp ứng không đúng nhu cầu của học sinh làm dẫn đến học sinh không yêu thích môn học hoặc không ghi nhận được gì dù rất muốn học sinh học. 2.Dựa vào đặt điểm của người dạy (giáo viên ). Lý luận dạy học hiện đại xem hứng thú là yếu tố có ý nghĩa to lớn không chỉ trong quá trình dạy học mà cả đối với sự phát triển toàn diện, sự hình thành nhân cách của học sinh. Điều đầu tiên và trước khi lên lớp là giáo viên phải biết vận dụng phương pháp nào cho phù hợp với năng lực, hứng thú, nhu cầu của học sinh. Hứng thú là yếu tố dẫn tới sự tự giác. Hứng thú và tự giác là những yếu tố tâm lý đảm bảo tính tích cự và độc lập, sáng tạo trong học tạp của học sinh. giáo viên tiến hành dậy học ở mức độ thích hợp nhất vơí trình độ phát triển của học sinh. Một nội dung quá dễ hoặc quá khó đều không gây được hứng thú. Từ lâu các nhà sư phạm đã nhận thức được ý nghĩa của việc dạy học sinh phương pháp học tập. DISTER WERG đã viết “ Người thầy giáo tồi truyền đạt chân lý, người thầy giáo giỏi dạy cách tìm ra chân lý”. Nếu rèn luyện cho ngườì học có được kỹ năng , phương pháp, thói quen tự học, biết linh hoạt, ứng dụng những điều đã học vào trong những tình huống mới thực tế , biết tự lực phát hiện và giải quyết những vấn đề đặt ra thì sẽ tạo ra cho họ lòng ham học khơi dậy tiềm năng vốn có của mỗi người . Làm được như vậy thì không những kết quả học tập được nhân lên gấp bội , sẽ học một biết mười . B . Một số đề xuất về kỹ năng và phương pháp trong dạy học sinh học I . Kỹ năng . 1/ Tạo mỗi quan hệ thầy - trò : Quan hệ thầy trò tốt đẹp dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau . Học sinh tôn trọng giáo viên Bởi vì kĩ năng giảng dạy, phẩm chất đạo đức cá nhân, kiến thức và trình độ chuyên môn của họ. giáo viên tôn trọng học sinhnhư từng cá nhân con người và những nổ lực học tập của học sinh. Bạn không cần thật khái quá khi ra bất cứ mệnh lệnh nào, nhưng hãy nhớ rằng hiệu quả của chỉ thị đối với học sinh sẽ tăng lên không bởi sự quát tháo hay giận dữ mà bởi : - Khoảng cách gần học sinh: Bạn cần đứng gần học sinh bao nhiêu, tác động của bạn càng lớn bấy nhiêu, nhất là bạn chiếm được không giân cá nhân của học sinh và có một tư thế uy nghiêm . - Giao tiếp bằng mắt, có nghĩa là giữ tiếp xúc bằng mắt trong, trước và sau khi bạn nói . - Đặt câu hỏi : thông thường việc xử lí học sinh bằng đặt câu hỏi sẽ công hiệu hơn việc lên lớp một bài. Tuy nhiên, đôi lúc điều này đạt kết quả ttốt nhất khi chỉ có một mình bạn với học sinh đó . - Có một bộ quy tắc rõ ràng và vận dụng quy tắc này một cách công bằng nhất quán, không mang theo ác cảm từ giờ học này sang giờ học khác. - Không bao giờ dùng lời miệt thị hoặc nhạo báng. - Tổ chức tốt, chuẩn bị kĩ bài giảng lên lớp, ăn mặc gọn gàng phù hợp với môi trường sư phạm . - Thể hiện sự quan tâm đến thái độ, tình cảm và nhu cầu của học sinh. - Tạo không khí thoải mái trong học tập, đôi khi cũng cần có sự hài hước . 2. Giữ trật tự :
  4. Lập trật tự và giữ trật tự là rất quan trọng. Khi vào một lớp học mới, việc bạn tỏ ra thái quá về việc lập và giữ trật tự là rất cần thiết, thời gian dành cho công việc này vào thời điểm này là một sự đầu tư tuyệt vời.Nếu bạn không thiết lập được trật tự ngay trong giờ dạy đầu tiên thì có thể bạn sẽ không bao giờ lập lại được nữa và thậm chí nếu học sinh có thể nghe được lời giảng của bạn trong những bài học tiếp theo thì các em sẽ cũng không lắng nghe. Hãy đòi hỏi có trật tự và chờ đợi để có trật tự, dù có mất thời gian đến đâu. Không giảng bài cho đến khi có sự yên lặng hoàn toàn và tất cả học sinh đều nhìn về phía bạn. Không bao giờ bắt đầu bài giảng một khi lớp học còn ồn ào. Nếu bạn giảng, học sinh sẽ được tạo cảm giác rằng các em được phép nói chuyện bất cứ khi nào thích; hậu quả là ngay cả những học sinh lúc đầu yên lặng cũng sẽ bắt đầu nói chuyện ác cả bạn. nếu việc chờ đợi làm cho bạn cảm thấy lo ngại, đừng bọc lộ nó ra, không bao giờ nên cáu kỉnh vì nhưvậy chỉ phản tác dụng. Bạn có thể dùng mắt để nhìn về phía học sinh nói chuyện nếu cần thiết hãy nêu tên học sinh đó và yêu cầu trật tự . 3. Sử dụng lời nói trên lớp. Sử dụng lời là hình thức tích cực hoá hoạt động học tập, trong đó lời nói được sử dụng có chức năng đa phương tiện. Tại mỗi giờ học, giáo viên có thể sử dụng lời nói để : - Kể chuyện ngắn gọn nhưng hóm hỉnh, chang hoà, tốt nhất là câu chuyện có liên quan đến tài liệu học tập, là cái cớ để đặt ra câu hỏi hay đặt ra nhiệm vụ học tập , là liên hên để tạo ra tình huống dạy học thích hợp. - Thông báo, hỏi han với thái độ ân cần, gợi những kỉ niệm và ấn tượng đẹp. Kiẻm tra bài trước và nhận xét dương tính để gợi nhớ kinh nghiệm của học sinh - Lời nói tóm tắt những khái niệm, tư tưởng, lí thuyết, tốt nhất là bằng nghi thức ngôn ngữ khoa học . - Phân bố hợp lí trong sự kết quả của lời nói với các phương tiện trực quan, thực hành thí nghiệm - Lời nói không nên duy trì nhịp độ đều đều và như nhau trong các hành động lời nói khác nhau : Khi mô tả mẫu vật, giải thích hiện tượng, minh hoạ cho khái niệm, nhận xét, hướng dẫn, đặt câu hỏi thì nhịp độ nói phái khác và sinh động hơn lời nói khi yêu cầu, chỉ thị, kiểm tra, thông báo. Nhịp độ nói cao dần theo lứa tuổi. Chú ý lời nói không nên kéo dài quá 5 phút liên tục . - Lời nói phải trôi chảy, mạch lạc tức là tránh nói trúc trắc, chắp vá, lủng củng, cần nói liền mạch, lưu loát, uyển chuyển. - Lời nói phải giản dị trong cấu trúc ngữ pháp và ngôn từ, tức là tránh dùng nhiều câu phức hợp, nhiều câu nói chung, nên dùng ít câu, ít từ mà đủ về ý , chính xác về nghĩa . - Lời nói phải cô đọng, nội dung toàn vẹn, tương tác đa chiều. Không lời lẽ cụt lủn, tối nghĩa, vòng vèo, ám chỉ. o Vd: +Từ ngữ tránh dùng hai nghiã, đa nghĩa hoặc mơ hồ như :ở đâu đó, ai đó, như thế nào đó, vì sao đó ▪ +Từ ngữ mang thông điệp áng chừng như: Khoảng chừng, hầu như , có lẽ , hình như, phải chăng -Lơì nói tào lao, nói đại : Bất cứ cái gì, ai ai cũng vậy , đâu cũng như, mọi người đều biết, mãi mãi là vậy -Lời nói thiếu tự tin, thiếu rành mạch :Tôi không chắc rằng, không biêt điều đó có đúng vậy không, ai mà dám nói rằng
  5. -Lời nói lấp lửng:Một vài, một số , ít, nhiều , đa số , gần như tất cả, không mấy ai , rất không nhiều ,không thật ít , không phải ít lần và những cách diễn đạt kiểu xác suất, phỏng chừng -Có những lời nói hay sa đà vào các sự kiện vụn vặt khi minh họa ,giải thích,lam f thí nghiệm dẫn đến đi chệch khỏi nội dung cơ bản của tài liệu hay biện pháp dạy học đã định . 4.Trình bày bảng: Bảnglà phưong tiện dạy học đáp ứng kênh nhận thông tin nhìn .Bảng tài liệu học tập công cộng trong đó thông tin học tập không ở dạng cho sẵn mà luôn mới mẻ và biến đổi .Đây là chức năng rất quí của bảng vì khi sử dụng bảng để thông báo , giải thích giáo buộc phải xử lí thông tin theo cấu trúc và phương thức nhất định ,không thể tùy tiện hay thiếu tính tổ chức như khi dùng lời nói .Thông tin trên bảng xuất hiện một cách có chủ động theo tiến trình giảng dạy và học tập, nó không hoàn toàn lặp lại nên tài liệu trên bảng thường ngắn gọn, khúc chiết, chặc chẽ hơn tài liệu trong sách in và lời nói. Tính khúc chiết của tài liệu bảng tạo thuận lợi để học sinh ghi nhớ nhanh và chắc chắn, dễ theo dõi bài, dễ ghi chép, ít nhầm lẫn các kí tự, con số, thuật ngữ, có tác dụng hướng dẫn học sinh kĩ năng ghi chép và trình bày văn bản ngay trong quá trình học tập. Vậy giáo viên mỗi khi trình bày bảng cần chú ý một số điểm sau: - Viết cỡ chữ đủ lớn, đủ đậm nét để mọi học sinh đều thấy rõ. Nếu nét chữ quá rối và không đều trên bảng thì tốt nhất nên dùng chữ viết in để nét được rõ ràng. - Cần viết từ trái sang phải và chia bảng phù hợp với nội dung tài liệu cần trình bày - Chọn vị trí và tư thế đứng hợp lí, đẹp mắt. Nên đứng né sang bên trong khi đang viết, đang mô tả và giải những thông tin hoặc hình vẽ trên bảng, đồng thời tránh đứng úp hẳn mặt vào bảng và vừa viết vừa cố gắng theo dõi lớp càng nhiều càng tốt. - Hạn chế tối đa không gian che khuất tầm nhìn của học sinh, thường thì đứng nghiêng, tránh tối đa việc đi ngang qua bảng từ trái sang phải hoặc ngược lại . Cũng không nên kéo quá dài thời gian viết bảng. - Không nói, hỏi hoặc giải thích trong lúc quay mặt vào bảng để viết vì nó gây nhiễu cho quá trình tri giác và ghi chép của học sinh, thiếu vệ sinh đối với giáo viên, thông tin trong lời nói có thể không khớp với thông tin đang viết hoặc lặp lại vô ích. - Tài liệu bảng nên bố cục khác với tài liệu in, chủ yếu theo hình khối, cụm đơn vị thông tin, có phong cách đồ họa rõ hơn. Chữ và số nên khoanh tròn thành các ô, các ma trận. Không nên trình bày lan man, với mục đích thông báo hay giải thích khác nhau chữ số nên được nhấn mạnh bằng cách thay đổi kiểu đứng hay nghiêng ; đậm hay nhạt, in hay thường, gạch chân hay không gạch chân . - Tạo ra sự ngăn nắp gọn gàng, chặc chẽ của tài liệu. Không nên viết hay vẽ dày đặc, chi chít trên bảng và trình bày cả thông tin vụn vặt, bởi vì như thế nhìn bảng sẽ rối mắt và dễ sai sót. Cũng không nên treo tranh hay đồ vật trực quan đè lên tài liệu bảng ; nếu có thì phải nhanh chóng cất đi, không để lâu và không làm nhiều lần như vậy. - Hạn chế viết tắt và viết tắt phải đúng phải đúng chuẩn, tuyệt đối không dùng chữ viết tắt trùng nhau cùng một lúc. Vd: Nd - nhân dân và Nd - nội dung