SKKN Sử dụng kiến thức liên môn, câu hỏi thực tiễn nhằm phát triển năng lực tìm hiểu tự nhiên của học sinh qua bài “Phân bón hóa học” Lớp 11 - Chương trình chuẩn
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Sử dụng kiến thức liên môn, câu hỏi thực tiễn nhằm phát triển năng lực tìm hiểu tự nhiên của học sinh qua bài “Phân bón hóa học” Lớp 11 - Chương trình chuẩn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_su_dung_kien_thuc_lien_mon_cau_hoi_thuc_tien_nham_phat.docx
Nội dung text: SKKN Sử dụng kiến thức liên môn, câu hỏi thực tiễn nhằm phát triển năng lực tìm hiểu tự nhiên của học sinh qua bài “Phân bón hóa học” Lớp 11 - Chương trình chuẩn
- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc TÊN ĐỀ TÀI: SỬ DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN, CÂU HỎI THỰC TIỄN NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU TỰ NHIÊN CỦA HỌC SINH QUA BÀI “PHÂN BÓN HÓA HỌC” LỚP 11 - CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN Quảng Bình, tháng 01 năm 2019 Quảng Bình, tháng 8 năm 2018 Quảng Bình, tháng 11 năm 2017 Quảng Bình, tháng 8 năm 2017
- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc TÊN ĐỀ TÀI: SỬ DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN, CÂU HỎI THỰC TIỄN NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU TỰ NHIÊN CỦA HỌC SINH QUA BÀI “PHÂN BÓN HÓA HỌC” LỚP 11 - CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN Họ và tên: Nguyễn Thị Thanh Tâm Chức vụ: TPCM tổ Hóa Đơn vị công tác: Trường THPT Lê Quý Đôn Quảng Bình, tháng 01 năm 2019 Quảng Bình, tháng 11 năm 2016
- 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Nằm trong lộ trình đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá ở các trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực của học sinh trên tinh thần Nghị quyết 29 - NQ/TƯ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, sau khi Quốc hội thông qua đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục chỉ đạo các cơ sở giáo dục tăng cường bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên sẵn sàng đáp ứng mục tiêu đổi mới, trong đó tăng cường dạy học theo hướng “tích hợp, liên môn” là một trong những vấn đề cần ưu tiên. Khi giải quyết một vấn đề trong thực tiễn, bao gồm cả tự nhiên và xã hội, đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức tổng hợp, liên quan đến nhiều môn học. Vì vậy chúng tôi đã chọn nghiên cứu đề tài “Sử dụng kiến thức liên môn, câu hỏi thực tiễn nhằm phát triển năng lực tìm hiểu tự nhiên của học sinh qua bài: Phân bón hóa học - lớp 11 - chương trình chuẩn”. * Điểm mới của đề tài Trước đây cũng đã có một số tác giả viết về đề tài sử dụng giáo án tích hợp liên môn. Một số đề tài có tính ứng dụng thực tiễn rất cao.Trong đề tài này, tôi đã sử dụng kiến thức liên môn và xây dựng hệ thống c âu hỏi thực tiễn cho một bài cụ thể, đó là bài “phân bón hóa học- hóa học lớp 11- chương trình chuẩn” nhằm giúp học sinh có ý thức và tích cực trong bài học, thông qua đó phát triển năng lực tìm hiểu tự nhiên của học sinh, giúp các em yêu thích hơn môn hóa học, cũng như các môn văn học, sinh học; công nghệ; giáo dục công dân và có ý thức bảo vệ môi trường. 1.2. Phạm vi áp dụng Thông qua việc nghiên cứu các phương pháp dạy học, sưu tầm tài liệu áp dụng vào bài học “Phân bón hóa học” thuộc chương trình Hóa học 11 chuẩn. 1
- 2. NỘI DUNG 2.1. Thực trạng của vấn đề Dạy học tích hợp có nghĩa là đưa những nội dung giáo dục có liên quan vào quá trình dạy học các môn học như: tích hợp giáo dục đạo đức, lối sống; giáo dục pháp luật; giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo; giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường, an toàn giao thông Dạy học liên môn là phải xác định các nội dung kiến thức liên quan đến hai hay nhiều môn học để dạy học, tránh việc học sinh phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau. Dạy học tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục đang được quan tâm. Thực hiện dạy học tích hợp cùng với việc kết hợp các câu hỏi, bài tập thực tiễn sẽ mang lại nhiều lợi ích trong việc định hướng phát triển năng lực phát triển năng lực tìm hiểu tự nhiên của học sinh, năng lực giải quyết các vấn đề liên quan thực tiễn. Trong thực tế các trường hiện nay giáo viên còn ngần ngại sử dụng kiến thức tích hợp do nó liên quan đến nhiều bộ môn, do chưa chịu khó tìm hiểu kiến thức, sâu sát với thực tế. Mặt khác, các tài liệu tích hợp, tài liệu liên quan thực tế của môn học chưa nhiều trong khi sách giáo khoa chưa cung cấp đủ tài liệu cần thiết. Điều này đòi hỏi giáo viên phải tích cực, chủ động tìm hiểu thêm kiến thức, làm phong phú thêm bài học, biết đặt những câu hỏi định hướng cho học sinh, giúp học sinh phát triển những năng lực cần thiết. Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể đã công bố mục tiêu giáo dục học sinh phổ thông để rèn luyện tốt 5 phẩm chất và 10 năng lực. Chương trình các môn học và sách giáo khoa, phương pháp giảng dạy khi triển khai đều hướng tới mục tiêu này. Những năng lực chung, được tất cả các môn học và hoạt động giáo dục góp phần hình thành, phát triển: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Những năng lực chuyên môn, được hình thành, phát triển chủ yếu thông qua một số môn học và hoạt động giáo dục nhất định: năng lực ngôn ngữ, tính 2
- toán, tìm hiểu tự nhiên và xã hội, công nghệ, tin học, thẩm mỹ, thể chất. Bên cạnh việc hình thành, phát triển các năng lực cốt lõi, chương trình GDPT còn góp phần phát hiện, bồi dưỡng năng lực đặc biệt (năng khiếu) của học sinh. Chúng ta có thể ghi nhớ bởi sơ đồ dưới đây: Trong đó năng lực tìm hiểu tự nhiên rất quan trọng. Nó giúp học sinh hiểu biết kiến thức khoa học; tìm tòi và khám phá thế giới tự nhiên; vận dụng kiến thức vào thực tiễn, ứng xử với tự nhiên phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững và bảo vệ môi trường. 3
- Kết quả cho thấy đối với bài “Phân bón hóa học” nếu chỉ dạy theo kiến thức sách giáo khoa và theo chuẩn kiến thức kỹ năng thì khả năng gây hứng thú, việc phát triển năng lực phát triển năng lực tìm hiểu tự nhiên, năng lực giải quyết các vấn đề thực tiễn chưa được cao. 2.2. Các giải pháp Khi xây dựng bài dạy theo quan điểm tích hợp, người giáo viên không chỉ chú trọng nội dung kiến thức tích hợp mà còn phải xây dựng một hệ thống hoạt động, thao tác tương ứng nhằm tổ chức, dẫn dắt người học từng bước thực hiện để hình thành các năng lực. Bài dạy tích hợp liên quan đến các thành phần sau: Chương trình đào tạo, mô đun giảng dạy, giáo án tích hợp, đề cương bài giảng theo giáo án, đề kiểm tra và các mô phỏng, bản vẽ, biểu mẫu sử dụng trong bài giảng. Trong đó, giáo án tích hợp là thành phần quan trọng nhất.Vì vậy, để tổ chức dạy học tích hợp thành công, giáo viên phải biên soạn được giáo án tích hợp phù hợp với trình độ của người học, với điều kiện thực tiễn của cơ sở đào tạo, nhưng vẫn đảm bảo thời gian và nội dung theo chương trình khung đã quy định. Giáo án tích hợp không phải là một bản đề cương kiến thức để giáo viên lên lớp truyền thụ áp đặt cho người học, mà là một bản thiết kế các hoạt động, tình huống nhằm tổ chức cho người học thực hiện trong giờ lên lớp để giải quyết các nhiệm vụ học tập trong đó sử dụng kiến thức liên môn, câu hỏi thực tiễn có thể xem là một biện pháp tối ưu nhằm phát triển năng lực tìm hiểu tự nhiên của học sinh qua một bài học cụ thể. . 2.2.1. Sử dụng kiến thức thực tiễn liên quan Quảng Bình có tổng diện tích đất tự nhiên trong tỉnh là là 8.065,27 km², trong đó đất nông nghiệp là 71.381 ha, chiếm diện tích khá lớn nên học sinh phần đông trong tỉnh là con em gia đình làm nông nghiệp. Việc truyền đạt những kiến thức liên hệ giữa phân bón hoá học và sử dụng phân bón hoá học như thế nào trong nông nghiệp cho thích hợp, hiệu quả, giúp tiết kiệm, bảo vệ môi trường và bảo vệ sức khỏe con người cho học sinh là rất quan trọng. 4
- - Đối với mỗi bài học, giáo viên chịu khó tìm hiểu thêm các kiến thức thực tiễn liên quan, tích cực cập nhập những thông tin khoa học mới có liên quan đến vấn đề giảng dạy, tóm tắt bài học bằng sơ đồ tư duy từ đó cung cấp thêm thông tin cho học sinh dưới dạng các hình ảnh, video để tạo hứng thú cho học sinh. Ví dụ 1: Sơ đồ về nội dung chính của bài học về thành phần, tính chất, cách điều chế các loại phân trong bài. 2.2.2. Sử dụng kiến thức liên môn liên quan Giáo viên nên tích cực tìm hiểu thông tin liên quan đến bài học có sử dụng kiến thức liên môn, qua đó tạo hứng thú cho học sinh, giúp học sinh có thể vận dụng kiến thức tổng hợp để phát triển năng lực giải quyết vấn đề. Ví dụ khi dạy bài phân bón hóa học, giáo viên tích hợp kiến thức: - Với môn hóa học: Xác định tên, thành phần hóa học và ứng dụng của 1 số phân bón hóa học thông dụng. Với môn văn học: Các câu thành ngữ, ca dao liên quan đến sự phát triển của thực vật, - Với môn sinh học: Vai trò của các nguyên tố hóa học, tác hại nếu bón quá nhiều phân hóa học. - Với môn công nghệ: Cách nhận biết phân đạm, lân, kali. Đặc điểm và cách bảo quản 1 số loại phân hóa học, đặc điểm hình dạng, bao bì của 1 số loại phân bón hóa học thu hút người sử dụng. 5
- - Với môn toán: Tính toán hàm lượng các nguyên tố dinh dưỡng có trong phân bón. - Với môn địa lí: Đặc điểm 1 số loại đất trồng phù hợp với từng loại phân bón. 2.2.3. Sử dụng kiến thức liên môn, câu hỏi thực tiễn vào bài học Bài “Phân bón hoá học” được trình bày trong chương trình sách giáo khoa Hoá học lớp 11 còn bỏ ngỏ phần liên hệ thực tế. Căn cứ vào mục đích của đổi mới cách dạy và học môn hoá trong chương trình phổ thông cũng như liên hệ với thực tế địa phương và muốn truyền tải đến học sinh những kiến thức bảo vệ sức khoẻ bản thân, gia đình và bảo vệ môi trường sống khi các em trưởng thành, tôi xin đưa ra một số ví dụ minh hoạ về sự liên hệ thực tế của bài “Phân bón hoá học” để các đồng nghiệp cùng tham khảo. Bài học có 3 nội dung chính, để giúp học sinh liên hệ kiến thức bài học - thực tế một cách logic, dễ nhớ thì ở mỗi nội dung tôi thường đan xen giữa phần kiến thức cơ bản của bài học và những câu hỏi liên hệ thực tế. Sau đây tôi xin đưa ra những câu hỏi thể hiện mối quan hệ kiến thức bài học - thực tế trong mỗi nội dung của bài học mà tôi đã sử dụng trong bài giảng của mình và lời kết khi bài giảng phân bón hoá học cho các em kết thúc. I. Nội dung 1: Phân đạm và những câu hỏi liên hệ thực tế Tại sao không bón phân đạm cho đất chua ? * Giải thích: Đất chua là đất có độ pH<7 (do dư thừa ion H+), đất chua gây ra nhiều bất lợi cho việc giữ gìn và cung cấp thức ăn cho cây, đồng thời làm cho đất ngày càng suy kiệt cả về lý tính, hóa tính và sinh học . Khi bón phân đạm có + + + chứa ion NH4 ion này sẽ sinh thêm ion H theo phương trình NH 4 NH 3 + H+ ,làm tăng độ chua của đất. Tại sao không bón vôi và đạm amoni (NH4NO3, NH4Cl) cùng lúc ? + - * Giải thích: Khi bón phân đạm amoni NH 4 với vôi (OH ), có phản ứng + - giải phóng NH3. NH4 + OH NH3 + H2O 6