SKKN Phương pháp giải một số bài tập nâng cao trong đề tốt nghiệp THPT nhằm rèn luyện kỹ năng cho học sinh khá, giỏi

doc 21 trang honganh1 15/05/2023 1660
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Phương pháp giải một số bài tập nâng cao trong đề tốt nghiệp THPT nhằm rèn luyện kỹ năng cho học sinh khá, giỏi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_phuong_phap_giai_mot_so_bai_tap_nang_cao_trong_de_tot_n.doc
  • docBia Ngoc (1).doc

Nội dung text: SKKN Phương pháp giải một số bài tập nâng cao trong đề tốt nghiệp THPT nhằm rèn luyện kỹ năng cho học sinh khá, giỏi

  1. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu nghiêu cứu 1 3. Đối tượng nghiên cứu 1 4. Phương pháp nghiên cứu 1 5. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu 1 6. Cấu trúc của sáng kiến kinh nghiệm 2 PHẦN NỘI DUNG 3 Chương I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 3 I.2. Cơ sở lí luận. 3 I.2. Cơ sở thực tiễn. 3 CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP GIẢI MỘT SỐ BÀI NÂNG CAO TRONG ĐỀ TỐT NGHIỆP THPT 3 II.1. Các bài toán hữu cơ vận dụng cao chủ yếu tập trung vào một số dạng toán cơ bản 4 II.2. Phương pháp giải bài toán hữu cơ: 4 II.3. Một số ví dụ bài toán hữu cơ: 4 II.4. Các bài toán vô cơ vận dụng cao chủ yếu tập trung vào một số dạng toán cơ bản 13 II.5. Phương pháp giải bài toán vô cơ: 13 II.6. Một số ví dụ bài toán vô cơ: 13 Chương 3. KẾT QUẢ ÁP DỤNG 18 PHẦN KẾT LUẬN 19 1. Kết quả đạt được 19 2. Hạn chế của đề tài 19 3. Hướng phát triển và kiến nghị 19 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 20
  2. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong những năm gần đây Bộ GD&ĐT đang có những quyết sách thay đổi mạnh mẽ về chương trình giáo dục, từ giáo dục tiếp cận nội dung nay chú trọng tiếp cận năng lực người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc HS học được cái gì đến chỗ quan tâm HS vận dụng được cái gì qua việc học. Điều này đòi hỏi phương pháp dạy học của GV cũng phải thay đổi theo, người giáo viên phải áp dụng được các phương pháp, kĩ thuật tích cực để xây dựng nên các chuyên đề nhằm giúp HS trở thành chủ thể của quá trình nhận thức, đảm bảo kết quả đầu ra theo yêu cầu. Trong các đề thi THPT Quốc gia (nay là kỳ thi tốt nghiệp THPT) những câu hỏi nhằm phân loại học sinh thường đòi hỏi học sinh phải nắm chắc kiến thức, đồng thời phải vận dụng linh hoạt các phương pháp giải. Do vậy vấn đề đặt ra đối với giáo viên cần phải tăng cường khả năng tự học, tự nghiên cứu, tìm hiểu các phương pháp giải bài tập để giảng dạy cho học sinh đặc biệt là các học sinh khá giỏi, giúp các em có thể chinh phục được những bài tập khó trong đề thi tốt nghiệp THPT. Năm học 2019-2020, Bộ GD&ĐT đã có những điều chỉnh nhất định về kỳ thi tốt nghiệp THPT sau tác động hàng loạt của dịch bệnh Covid-19. Theo đó, năm 2020 kết quả chỉ chủ yếu để xét tốt nghiệp nhưng nhiều trường đại học vẫn xem đây là cơ sở để thực hiện tuyển sinh đầu vào. Vì thế bài thi năm nay tuy có thể sẽ giảm độ khó nhưng vẫn có sự phân hóa chất lượng học sinh theo các mức từ trung bình đến xuất sắc. Nhận thức vai trò của GV trong việc truyền thụ tri thức cho học sinh, đặc biệt là các học sinh khá, giỏi trong những năm qua tôi luôn coi nhiệm vụ tự học, tự nghiên cứu tích lũy chuyên môn luôn được đặt lên hàng đầu. Qua khảo sát nhu cầu của các học sinh khá, giỏi thì việc cập nhật các phương pháp mới trở thành một nhu cầu cấp thiết. Từ việc thấy được tầm quan trọng của các phương pháp giải bài tập nâng cao trong đề thi tốt nghiêp THPT, đồng thời nhằm giúp học sinh tăng cường rèn luyện các kĩ năng giải bài tập. Tôi chọn đề tài: “Phương pháp giải một số bài tập nâng cao trong đề tốt nghiệp THPT nhằm rèn luyện kỹ năng cho học sinh khá, giỏi”. 2. Mục tiêu nghiêu cứu Mục tiêu chính của đề tài này là: - Xây dựng phương pháp giải một số bài tập nâng cao trong đề tốt nghiệp THPT dành cho học sinh khá giỏi. 3. Đối tượng nghiên cứu - Các tài liệu về phương pháp giải bài tập hóa học. - Các đề minh họa, đề thi THPT quốc gia. - Đối tượng khảo sát thực nghiệm là các học sinh thuộc lớp học ôn tự nhiên, lớp luyện thi đại học 12 tại trường. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lý luận. - Phương pháp phân tích, hệ thống hóa tài liệu, tổng kết kinh nghiệm. 5. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu: 1
  3. + Đề tài chỉ tập tập trung chủ yếu các phương pháp giải các bài toán nâng cao trong đề thi tốt nghiệp THPT - Kế hoạch nghiên cứu: từ tháng 5/2018 đến 7/2020. + Lên kế hoạch, nghiên cứu cơ sở lý luận, chuẩn bị hệ thống bài tập cho chuyên đề liên quan: 5/2018 đến 9/2018 + Tiến hành giảng dạy: Năm học 2018-2019: Triển khai từ tháng 10/2018 đến tháng 6/2019 Năm học 2019-2020: Triển khai từ tháng 9/2019 đến tháng 7/2020. + Tiến hành thực nghiệm và đánh giá kết quả: được tiến hành vào 2 đợt cuối các tháng 5/2019 và cuối tháng 6/2020. - Hoàn thành SKKN: 07/2020. 6. Cấu trúc của sáng kiến kinh nghiệm Gồm 3 phần A. Phần mở đầu. B. Phần nội dung gồm hai chương: Chương I: Cơ cở lý luận, thực tiễn Chương II: Phương pháp giải bài tập nâng cao trong đề tốt nghiệp THPT Chương III. Kết quả áp dụng. C. Phần kết luận. 2
  4. PHẦN NỘI DUNG Chương I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.2. Cơ sở lí luận. Đối với dạng bài tập vận dụng cao trong đề thi TNTHPT, chinh phục điểm số 8, 9, 10 là rất khó. Đa số HS gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận và tìm ra phương pháp giải nhanh, chính xác trong thời gian ngắn. Việc viết phương trình để giải là rất phức tạp, đôi khi còn gặp nhiều rắc rối trong quá trình giải toán. Vì vậy, học sinh cần những kiến thức và kĩ năng nào để chinh phục những bài toán khó? Kỹ năng giải toán hoá học chỉ được hình thành khi học sinh nắm vững lý thuyết, nắm vững các kiến thức về tính chất hoá học của chất. Bên cạnh đó, HS còn phải được trang bị một hệ thống các phương pháp giải toán phù hợp với các dạng toán Hóa đặc trưng. Học sinh phải hình thành được một mô hình giải toán, các bước để giải một bài toán, kèm theo đó là phải hình thành ở học sinh thói quen phân tích đề bài và định hướng được phương pháp sử dụng trong bài toán đó. Chính vì vậy việc rèn luyện cho học sinh sử dụng các phương pháp giải nhanh điều rất cần thiết, nó giúp học sinh hình thành cho mình kĩ năng tư duy nhạy bén, quan sát, lập luận, giúp HS chinh phục được các bài toán khó trong đề thi TNTHPT để đạt được điểm 9,10. 1.2. Cơ sở thực tiễn. Hiện nay, ở các trường THPT, việc đổi mới phương pháp dạy học đã được quan tâm nhiều và đặc biệt được chú trọng. Chất lượng của bộ môn Hóa học cũng ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, trên thực tế, sau mỗi kì thi TN THPT, phổ điểm đạt điểm 8,9,10 môn Hóa học của HS còn tương đối thấp. Qua thực tế cho thấy, việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học chỉ mới được một phần, nhiều GV còn chậm tiếp cận và tích cực đổi mới phương pháp dạy học phương pháp mới, HS không có được phương pháp tư duy, suy luận để chiếm lĩnh kiến thức và rèn luyện thành thạo kĩ năng giải những bài toán khó. Trên thực tế, việc áp dụng phương pháp giải nhanh trong việc giải các bài toán vận dụng cao trong quá trình dạy học ở trường THPT hiện nay vẫn còn một số hạn chế như: - Thời gian các tiết học theo PPCT của bộ không đủ cho GV có thể sử dụng nhiều bài toán vận dụng nâng cao trong các tiết học ở lớp. - Chất lượng HS ở các lớp không đồng đều nên việc sử dụng các phương pháp giải toán hay, ngắn gọn cho các bài toán khó còn hạn chế. - Nhiều GV ngại khó, ngại học hỏi nên về cơ bản cũng chỉ áp dụng một số phương pháp giải toán thông thường, tốn nhiều thời gian; chưa áp dụng những phương pháp giải toán nhanh và hiệu quả, kích thích được sự tư duy, sáng tạo và rèn luyện các kĩ năng quan sát, so sánh, biện luận , sự nhanh nhạy cho đối tượng HS khá, giỏi. - Việc triển khai giảng dạy và áp dụng phương pháp giải các bài toán nâng cao khó áp dụng đại trà cho các lớp với nhiều đối tượng HS khác nhau mà chủ yếu cho nhóm HS khá,giỏi. 3
  5. CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP GIẢI MỘT SỐ BÀI NÂNG CAO TRONG ĐỀ TỐT NGHIỆP THPT II.1. Các bài toán hữu cơ vận dụng cao chủ yếu tập trung vào một số dạng toán cơ bản: 1. Bài toán este, axit, ancol: hợp chất hữu cơ chứa C,H,O 2. Bài toán peptit; hỗn hợp peptit – este; hỗn hợp peptit – aminoaxit: hợp chất hữu cơ chứa C, H, O, N 3. Bài toán aminoaxit, este aminoaxit; muối amoni, muối Na, K của axit hữu cơ: hợp chất hữu cơ chứa C, H, O, N, Na. II.2. Phương pháp giải bài toán hữu cơ: ➢ Biện luận tìm công thức cấu tạo các chất: biện luận C theo C, biện luận theo số liên kết pi, biện luận theo M, biện luận gốc hidrocacbon. - Dựa vào hệ quả phản ứng cháy và quan hệ số mol các chất. n n n Đốt cháy hợp chất chứa C,H,O,N: 1 CO2 N2 H2O mol n n Đối với hợp chất chứa C, H, O: 1 CO2 H2O mol Đối với chất béo không no: n n 1 CO2 H2O molbeo.(3 k 1) n n n n 2.molbeo mol n n mol CO2 H2O CO2 H2O H2 Br2 n n Đối với hợp chất muối Na,K của axit cacboxylic: 1 CO2 H2O mol ➢ Tìm quy luật hoặc mối quan hệ về số nguyên tử các nguyên tố trong hợp chất. Ví dụ: n(-COO-/este hoặc axit)=n(OH-); n(H+) = n (N/amin hoặc aminoaxit) n(-OH)=2.n(H2); nC (muối) = nNa ( muối) ➢ Với 1 số bài toán phức tạp, tiến hành quy đổi về hỗn hợp đơn giản hơn; sử dụng phương pháp đồng đẳng hóa, bơm thêm chất, sử dụng tư duy kĩ thuật dồn chất, xếp hình. ➢ Đặc trưng của bài toán hữu cơ là biện luận tìm công thức cấu tạo, ngoài ra HS có thể đoán chất dựa trên đặc điểm của dãy đồng đẳng để có thể tìm ra công thức một cách nhanh nhất. II.3. Một số ví dụ bài toán hữu cơ: Ví dụ 1: Câu 72 ( Mã 203 – Đề THPTQG 2019) Đốt cháy hoàn toàn m gam triglixerit X cần vừa đủ 3,08 mol O2 thu được CO2 và 2 mol H2O. Cho m gam tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ thu được glixerol và 35,36g muối. Mặt khác , m gam X tác dụng tối đa với a mol brom trong dung dịch. Giá trị của a là: A. 0,2B. 0,24 C. 0,12 D. 0,16 Cách 1: Áp dụng phương pháp thông thường dành cho nhiều đối tượng HS, cơ sở là sử dụng bảo toàn nguyên tố, bảo toàn m kết hợp hệ quả phản ứng cháy, cộng. 4
  6. BToxi : 6.y 3,08.2 2.x 2.1 x 2,2 CO2 : xmol m 12.x 16.6y 2.2 y 0,04 CBeo : ymol m 40.y 35,36 92y m 32,24gam n n (3 1).n mol n n 2.nbeo n Áp dụng công thức: CO2 H2O CO2 H2O Br2 n 2,2 2 2.0,04 0,12mol Br2 Cách 2: Tiến hành phương pháp quy đổi thành nguyên tử và nhóm chức. Quy chất béo thành hỗn hợp gồm: COO : xmol z 4 BTH : z 2.2 4 C : ymol 4.y z 3,08.2 y 2,08 Btoan.electron : 4.n 1.n 4.n H : zmol C H O2 x Btm : 44.x 12.y z 40.x 35,36 92. 3 x 0,12 nbeo 0,12 / 3 0,04 2.n 2.n n 2.2,08 2.0,04 2.2 0,12mol n n C beo H Br2 2 2 Cách 3: Sử dụng phương pháp đồng đẳng hóa, cách này phù hợp cho nhiều đối tượng HS khá, giỏi. Bơm thêm H2 vào chất béo, mol H2 bơm vào đúng bằng mol Br2 tác dụng với chất béo = a mol (HCOO) C H :bmol 3 3 5 CO : 6b c O2:3,08 2 CH2 : cmol  H2O : 2 H2 : amol BtO : 6.b 3,08.2 2 2.(6b c) a 0,12 Áp dụng định luật: BTH :8b 2c 2a 2.2 4 b 0,04 Btm :176b 14.c 2.a 40.3b 35,36 92.b c 1,96 Vậy a = 0,12 mol Cách 4: Sử dụng phương pháp tư duy theo kĩ thuật dồn chất để quy đổi kết hợp bơm thêm H2 vào hỗn hợp. Bơm thêm H2 vào chất béo, mol H2 bơm vào đúng bằng mol Br2 tác dụng với chất béo = a mol. Quy hỗn hợp thành: COO, H2, CH2 ( kĩ thuật dồn chất) Beo O2 CO2 H2O(2mol) ( H2 : a) COO :3b H2 :b n(beo) CH2 : 2 a b Đốt cháy: COO  COO; CH2 + 1,5O2 CO2 +H2O; H2 + 0,5O2 H2O Ta có hệ phương trình: 44.3b 14.(2 a b) 2.b 2.a 40.3b 35,36 92b a 0,12 1,5(2 a b) 0,5.b 0,5a 3,08 b 0,04 Ví dụ 2: Câu 76 (Đề minh họa THPTQG - 2018) Hỗn hợp X chứa hai amin kế tiếp thuộc dãy đồng đẳng của metylamin. Hỗn hợp Y chứa glyxin và lysin. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp Z (gồm X và Y) cần vừa đủ 5