SKKN Phát huy tính tích cực, sáng tạo, tìm tòi và rèn luyện kỹ năng thực hành Hóa học cho học sinh ở trường THCS

doc 18 trang sangkien 30/08/2022 8220
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Phát huy tính tích cực, sáng tạo, tìm tòi và rèn luyện kỹ năng thực hành Hóa học cho học sinh ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_phat_huy_tinh_tich_cuc_sang_tao_tim_toi_va_ren_luyen_ky.doc

Nội dung text: SKKN Phát huy tính tích cực, sáng tạo, tìm tòi và rèn luyện kỹ năng thực hành Hóa học cho học sinh ở trường THCS

  1. Sáng kiến kinh nghiệm - Nguyễn Duy Tuấn Anh - Trường THCS Chu Văn An Lời cảm ơn !. Trong suốt quá trình giảng dạy, tìm hiểu phương pháp, đề tài, tôi luôn nhận được sự chỉ bảo và giúp đỡ tận tình của Ban giám hiệu các thầy, cô giáo giảng dạy bộ môn cũng như tập thể giáo viên trường Trung học cơ sở Chu Văn An – Huyện ĐakPơ, đã hướng dẫn tôi hoàn thành đề tài này. Cho phép tôi được gửi tới các thầy cô lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất. Bước đầu làm công tác nghiên cứu khoa học, do thời gian, trình độ và năng lực có hạn nên không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Kính mong được sự chỉ bảo và góp ý của hội đồng khoa học giáo dục. Chân thành cảm ơn ! Người thực hiện Nguyễn Duy Tuấn Anh 1
  2. Sáng kiến kinh nghiệm - Nguyễn Duy Tuấn Anh - Trường THCS Chu Văn An MỤC LỤC Nội dung Trang Lời cảm ơn ! 1 A- PHẦN MỞ ĐẦU 3 I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3 II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 4 III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 4 IV. KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU 4 V. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 4 VI. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4 VII. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5 B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 6 I. THỰC TRẠNG 6 II. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 14 III.BÀI HỌC KINH NGHIỆM 16 C- KẾT LUẬN 17 Phụ lục 18 Tài liệu tham khảo 18 2
  3. Sáng kiến kinh nghiệm - Nguyễn Duy Tuấn Anh - Trường THCS Chu Văn An A- PHẦN MỞ ĐẦU I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Xã hội ngày nay đang trên đà phát triển, đòi hỏi người học sinh không chỉ có phẩm chất đạo đức, chính trị mà còn phải là người năng động sáng tạo thích ứng với mọi sự phát triển đa dạng với tốc độ cao của xã hội, người công dân có trách nhiệm cao, con người được phát triển toàn diện cùng với chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng lên. Những năm gần đây trong thập kĩ cuối cùng của thế kỉ XX vấn đề phát huy tính tích cực, chủ động, học đi đôi với hành của học sinh nhằm đào tạo những người lao động sáng tạo biết áp dụng lí thuyết vào thực tiễn cũng được đặt ra từ những năm 60 và đã xác định là một trong những phương hướng của cải cách giáo dục triển khai ở các trường phổ thông từ những năm 1980. Các tài liệu giáo dục ở nước ngoài và trong nước kể cả một số văn bản của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo nói tới việc cần thiết học đi đôi với hành. Đây là một cách tiếp cận mới về hoạt động dạy học, có một nội dung nhấn mạnh là hoạt động học, “ Học đi đôi với hành” đó là một trong những mục tiêu quan trọng trong công tác giáo dục. môn Hóa học ở trường phổ thông là một trong những bộ môn góp phần đắc lực vào thực hiện mục tiêu trên. Với đặc trưng bộ môn là “ Khoa học thực nghiệm” môn hóa học nghiên cứu các quá trình hình thành nên chất, bản năng lí giải các hiện tượng tự nhiên mà trước kia con người chưa lí giải được cứ cho các hiện tượng tự nhiên đó là do “Thánh thần” gây nên. Để có được hướng giải thích một cách khoa học các hiện tượng tự nhiên bộ môn hóa học đòi hỏi người học sinh không những nắm vững lí thuyết mà phải thông qua các thí nghiệm hóa học. Trong thực tiễn dạy và học môn hóa học hầu như các bài học đòi hỏi có sự chuẩn bị thí nghiệm trước (vài giờ, hoặc vài ngày ) để phục vụ cho bài học. Người giáo viên chuẩn bị các thiết bị cần thiết là chưa đủ, việc phát huy tính tích cực, tính độc lập của học sinh trong việc tiến hành thí nghiệm hóa học là hết sức cần thiết. Chính qua việc làm này học sinh tìm tòi kiến thức mới, đã chứng minh được lí thuyết đã học hoặc cũng cố, khắc sâu kiến thức. Hơn nữa việc thực hành thí nghiệm tạo cho học sinh niềm say mê khoa học, kích thích sự tìm tòi nghiên cứu, phát triển được kĩ năng quan sát, biết tích lũy hình ảnh một cách đầy đủ theo yêu cầu khách quan để rút ra những kết luận đúng đắn. Giúp các em tiếp thu bài học một cách chủ động, nhẹ nhàng mà sâu sắc. Thông qua việc tiến hành thí nghiệm hóa học từ đơn giản đến phức tạp học sinh tự thấy mình như một nhà khoa học 3
  4. Sáng kiến kinh nghiệm - Nguyễn Duy Tuấn Anh - Trường THCS Chu Văn An nhỏ các em sẽ rất tự tin, gần gũi với thiên nhiên, quan tâm đến các hiện tượng tự nhiên các em sẽ yêu thích bộ môn hơn. Vì những lí lo trên tôi chọn đề tài “Phát huy tính tích cực, sáng tạo, tìm tòi và rèn luyện kỹ năng thực hành hóa học cho học sinh ở trường THCS” nhằm đưa ra phương pháp giảng dạy để nâng cao chất lượng và hiệu quả của quá trình giáo dục, quá trình dạy và học ở trường THCS đặc biệt là môn Hoá học. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Nghiên cứu về sự phát huy tính tích cực, sáng tạo, tìm tòi và rèn luyện kỹ năng thực hành hóa học cho học sinh ở trường THCS nhằm đưa ra phương pháp giảng dạy để nâng cao chất lượng và hiệu quả của quá trình giáo dục, quá trình dạy và học ở trường THCS đặc biệt là môn Hoá học. III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Nghiên cứu về sự phát huy tính tích cực, sáng tạo, tìm tòi và rèn luyện kĩ năng thực hành hóa học cho học sinh ở trường THCS IV. KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU Giáo viên giảng dạy và học sinh học môn hoá học ở trường THCS Chu Văn An. V. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU Nghiên cứu cơ sở vật chất nhà trường, gia đình, xã hội. Nghiên cứu về sự phát huy tính tích cực, sáng tạo và hình thành kĩ năng thực hành hoá học của học sinh ở trường THCS. Nghiên cứu các hoạt động dạy và học của giáo viên và học sinh Đúc rút kinh nghiệm của mình về vấn đề phát huy tính tích cực, sáng tạo, tìm tòi và rèn luyện kĩ năng thực hành hóa học cho học sinh ở trường THCS VI. PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Nghiên cứu học sinh lớp 8A4, 8A6, 9A4, 9A5 ở trường THCS Chu Văn An. 4
  5. Sáng kiến kinh nghiệm - Nguyễn Duy Tuấn Anh - Trường THCS Chu Văn An VII. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phương pháp quan sát : Sử dụng phương pháp này để nghiên cứu, quan sát các hoạt động dạy và học của giáo viên và học sinh. - Phương pháp đối thoại : Trực tiếp trò chuyện với giáo viên và học sinh để bổ sung kinh nghiệm cho phương pháp điều tra. - Phương pháp nghiên cứu tài liệu : Để nghiên cứu tài liệu, sách báo có liên quan đến đề tài. - Phương pháp điều tra: Đây là phương pháp chủ đạo nhằm thu thập những số liệu, hiện tượng từ đó phát hiện ra vấn đề cần giải quyết thực hiện phương pháp này dưới dạng câu hỏi đóng và câu hỏi mở trong phiếu điều tra để lấy ý kiến của giáo viên và học sinh về phương pháp phát huy tính tích cực sáng tạo và hình thành kĩ năng thực hành hoá học của học sinh ở trường THCS trong quá trình dạy học. - Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động của học sinh: Thông qua các bài kiểm tra để thấy được sự phát huy tính tích cực sáng tạo và hình thành kĩ năng thực hành hoá học của học sinh ở trường THCS có hiệu quả hay không. - Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng phương pháp này để xử lí các số liệu đi đến kết luận phù hợp với giả thuyết khoa học. 5
  6. Sáng kiến kinh nghiệm - Nguyễn Duy Tuấn Anh - Trường THCS Chu Văn An B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU I. THỰC TRẠNG 1- Tình hình thực tiễn về trình độ và điều kiện học tập của học sinh. Khi chuẩn bị thực hiện đề tài, năng lực tìm kiến thức, phát huy tính tích cực, sáng tạo và hình thành kĩ năng thực hành hoá học của học sinh là rất yếu. Đa số học sinh cho rằng hoá học là môn khó học, các em rất sợ học tập môn hoá, hầu như rất ít học sinh nắm vững kiến thức cũng như kĩ năng hoá học. Vì thế các em rất thụ động trong các tiết học và không hứng thú bộ môn này, Nhiều học sinh không đủ sách vở để học tập, nhà trường còn thiếu nhiều trang thiết bị, hoá chất để phục vụ cho việc học tập của học sinh. Địa bàn nông thôn rộng lớn, nhà dân thưa thớt nên việc trao đổi lẫn nhau trong học tập là rất khó khăn. 2- Chuẩn bị vận dụng đề tài. Để áp dụng các phương pháp trong giảng dạy tôi đã thực hiện một số khâu quan trọng sau : Xác định mục tiêu, lựa chọn các nhóm phương pháp cho từng bài thực hành, thiết kế các hoạt động dạy học, dự đoán những tình huống có thể xảy ra trong từng tiết thực hành. Tìm hiểu tình hình học sinh, tạo niềm tin cho học sinh về khả năng hoạt động tìm tòi của các em, đặt ra yêu cầu, nhiệm vụ cho học sinh, để các em chủ động sẵn sàng tham gia các hoạt động một cách tích cực, tự giác và sáng tạo. Đặt ra yêu cầu về đồ dùng học tập. Chuẩn bị đồ dùng dạy học: Lên kế hoạch trước cho từng tiết về nhu cầu tranh, mô hình, bảng phụ, dụng cụ, hoá chất Tuy nhiên phải lựa chọn những phần cơ bản nhất cơ cấu đồ dùng dạy học cho hợp lí, các em có thể tự kiếm đồ dùng một cách đơn giản có trong cuộc sống. Lưu ý: Chẳng hạn; Quỳ tím ( nước hoa dâm bụt ); Kẽm ( vỏ pin ) ; Fe ( mạc sắt non ) ; H2SO4 ( ăc quy ); CaC2 ( đất đèn ) và nhiều hoá chất khác cũng rất dễ tìm như C, Al, Pb, Cu, CaO, CaCO3, dung dịch Ca(OH)2, NaCl, C2H5OH, hồ tinh bột 3- Việc áp dụng đề tài vào phát huy tính tích cực, sáng tạo và rèn luyện kỹ năng thực hành hóa học. Ví dụ 1: Làm sạch muối ăn (Hoá học 8) Yêu cầu: Rèn luyện kĩ năng sử dụng một số dụng cụ thí nghiệm và hoá chất thông thường để tách riêng ra khỏi hỗn hợp muối ăn và cát 6