SKKN Một số kinh nghiệm giúp học sinh yếu kém Lớp 9 giải bài toán tính theo phương trình hóa học

doc 22 trang sangkien 27/08/2022 7900
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm giúp học sinh yếu kém Lớp 9 giải bài toán tính theo phương trình hóa học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_giup_hoc_sinh_yeu_kem_lop_9_giai_bai.doc

Nội dung text: SKKN Một số kinh nghiệm giúp học sinh yếu kém Lớp 9 giải bài toán tính theo phương trình hóa học

  1. SKKN: Một số kinh nghiệm giúp HS yếu kém lớp 9 giải bài toán tính theo phương trình hóa học A. MỞ ĐẦU I. ĐẶT VẤN ĐỀ: 1. Thực trạng cần nghiên cứu: Trong nhiều năm giảng dạy tại trường Trung Học Cơ Sở Nhơn Hậu, tham gia sinh hoạt chuyên môn (dự giờ, thao giảng theo tổ, thao giảng cụm chuyên môn) cùng nhiều thầy cô giáo đồng nghiệp của bộ môn Hóa học, bản thân tôi nhận thấy: Dạng bài toán tính theo tính theo phương trình hóa học (PTHH) là một dạng bài tập quan trọng, xuyên suốt chương trình hóa học phổ thông nhưng nhiều học sinh (HS) không giải được bài toán tính theo PTHH, không nhận biết được bài tập thuộc dạng nào, cách giải ra sao? Căn cứ vào tình hình thực tế trên, bản thân tôi mạnh dạn chọn đề tài Một số kinh nghiệm giúp học sinh yếu kém lớp 9 giải bài toán tính theo phương trình hóa học để làm cơ sở cho việc nghiên cứu của mình. Qua việc giảng dạy trực tiếp, dự giờ, thăm lớp kết hợp với việc quan sát, trò chuyện cùng các thầy cô giáo đồng nghiệp, các em HS yếu kém và trung bình lớp 9 của Trường Trung Học Cơ Sở Nhơn Hậu bản thân tôi nhận thấy: - HS yếu kém không lập được PTHH nhưng lười biếng ôn tập chương trình Hóa 8 với lý do quá dài nên không biết tập trung bổ khuyết kiến thức từ đâu. - Nhiều HS quên công thức tính toán, không phân biệt được các đại lượng nên dẫn đến nhầm lẫn trong tính toán. - Nhiều HS không tự tóm tắt được đề bài, không biết đâu là giả thiết, đâu là kết luận (yêu cầu) của bài toán. - Không biết cách tìm ra mối liên hệ giữa giả thiết và kết luận nên không định hướng được bài giải. - Đa số HS, nhất là HS yếu kém lớp 9 chưa nắm vững phương pháp giải bài toán tính theo phương trình hóa học. Các em không giải được các dạng bài tập cơ bản ở sách giáo khoa, không biết bài tập đó thuộc dạng nào, cách giải ra sao. Với tình hình thực tế nêu trên, bản thân tôi mạnh dạn nêu ra một số kinh nghiệm của bản thân nhằm nâng cao khả năng giải bài toán tính theo phương trình hóa học cho học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học hóa học trong nhà trường. 2. Ý nghĩa và tác dụng của đề tài: Tìm hiểu nguyên nhân HS yếu kém không giải được loại bài tập tính theo PTHH, từ đó đề ra biện pháp giúp các em giải được loại bài tập này, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Hóa học trong nhà trường. 3. Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu của đề tài là tìm ra các biện pháp giúp HS yếu kém lớp 9 giải thành thạo bài toán tính theo PTHH dạng cơ bản và một số dạng biến thể của loại bài tập này. Người viết: Trương Thế Thảo trang 1 Trường THCS Nhơn Hậu - An Nhơn
  2. SKKN: Một số kinh nghiệm giúp HS yếu kém lớp 9 giải bài toán tính theo phương trình hóa học II. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH: 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn: a. Cơ sở lý luận: Trong chương trình giáo dục Trung Học Cơ Sở (THCS), Hóa học là bộ môn khoa học tự nhiên mà HS được tiếp cận muộn nhất, nhưng nó lại có vai trò rất quan trọng trong nhà trường phổ thông. Môn hóa học ở cấp THCS cung cấp cho HS một hệ thống kiến thức phổ thông, cơ bản và thiết thực đầu tiên về hóa học giúp các em hiểu được ý nghĩa của hóa học đối với công nghiệp, nông nghiệp, quốc phòng và đời sống của nhân dân. Đồng thời, hóa học cũng giúp cho các em có thói quen quan sát, thực nghiệm, mô tả có suy nghĩ, biết kết hợp lý thuyết với thực hành, biết ứng dụng kiến thức vào việc giải quyết những vấn đề thực tiễn của cuộc sống, rèn luyện cho HS năng lực nhận thức, óc tư duy sáng tạo và khả năng trực quan nhanh nhạy. Mặt khác, hóa học cũng hình thành cho các em những phẩm chất cần thiết như tính cẩn thận, kiên trì, trung thực, tỉ mỉ, chính xác, yêu khoa học, hình thành ở HS thế giới quan khoa học và nhân sinh quan cách mạng. Như vậy học Hóa học không những HS học lý thuyết mà còn đòi hỏi HS vận dụng lý thuyết đã được học vào giải quyết các bài tập lý thuyết, thực tiễn và thực hành thí nghiệm. Bài tập hóa học ở cấp THCS rất đa dạng, trong đó dạng bài tập tính theo PTHH là một trong những kiến thức trọng tâm, xuyên suốt chương trình hóa học THCS và cả trung học phổ thông sau này. Vì thế, chỉ có nắm vững phương pháp và thực hành thành thạo việc tính theo PTHH mới có thể giải quyết được những bài tập hóa học về PTHH – loại bài tập cơ bản của bộ môn hóa học. Với những ý nghĩa và tầm quan trọng của vấn đề nêu trên, chúng ta nhận thấy việc HS phải giải được các bài tập về tính theo PTHH là một yêu cầu bắt buộc và cấp thiết trong quá trình giảng dạy hóa học ở cấp THCS. Có nắm vững được phương pháp và hình thành những kỉ năng để giải được bài tập tính theo PTHH thì các em mới có thể học tốt hóa học ở chương trình trung học phổ thông, đáp ứng được những nhiệm vụ của việc giảng dạy hóa học ở trường phổ thông, đáp ứng những yêu cầu mà xã hội đặt ra cho giáo dục. b. Cơ sở thực tiễn: Trong quá trình giảng dạy hóa học ở trường THCS Nhơn Hậu nói riêng và việc tham gia sinh hoạt chuyên môn ở các trường bạn nói chung bản thân tôi nhận thấy còn nhiều HS, đặc biệt là HS lớp 9, rất lúng túng khi giải loại bài tập tính theo PTHH: Đa số HS không tự giải quyết được loại bài tập này; một số HS chỉ biết cách làm theo các bước hướng dẫn của giáo viên (GV) một cách máy móc mà không hiểu được bản chất của vấn đề. Với những lý do nêu trên, bản thân tôi nhận thấy cần phải cải tiến phương pháp giảng dạy, lựa chọn nội dung phù hợp, đặc biệt chú ý đến các Người viết: Trương Thế Thảo trang 2 Trường THCS Nhơn Hậu - An Nhơn
  3. SKKN: Một số kinh nghiệm giúp HS yếu kém lớp 9 giải bài toán tính theo phương trình hóa học tiết ôn tập, luyện tập hoặc dạy tự chọn, dạy phụ đạo cho HS yếu kém để cho HS nắm vững phương pháp và rèn luyện kỉ năng giải bài tập tính theo phương trình hóa học. Vì thế, tôi quyết định chọn đề tài: MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH YẾU KÉM LỚP 9 GIẢI BÀI TOÁN TÍNH THEO PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC với mục đích tổng kết một vài kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy Hóa học của mình, đồng thời giúp cho các đồng nghiệp có thêm những tư liệu tham khảo nho nhỏ cho quá trình giảng dạy, nhằm phần nào khắc phục tình trạng yếu kém nói trên của học sinh trong nhà trường. 2. Biện pháp và thời gian nghiên cứu: * Biện pháp tiến hành: Trong quá trình thực hiện đề tài, bản thân tôi đã áp dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp điều tra, khảo sát. - Phương pháp tổng hợp tài liệu. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm. - Phương pháp trò chuyện, quan sát. * Thời gian tiến hành nghiên cứu đề tài: Trong quá trình giảng dạy tại Trường THCS Nhơn Hậu và tham gia sinh hoạt cụm chuyên môn Đập Đá – Nhơn Hậu – Nhơn Mỹ - Nhơn Thành theo sự phân công của Phòng GD-ĐT An Nhơn, bản thân tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: Một số kinh nghiệm giúp học sinh yếu kém lớp 9 giải bài toán tính theo phương trình hóa học từ năm học 2010-2011 đến năm học 2011-2012. B. NỘI DUNG: I. MỤC TIÊU: Nhiệm vụ mà đề tài đặt ra là: - Giúp học sinh yếu kém nắm vững phương pháp giải bài toán tính theo phương trình hóa học. - Tổng kết những kinh nghiệm bản thân và đề xuất một số ý kiến giúp các thầy cô giáo có thêm một vài kinh nghiệm trong việc giảng dạy và phụ đạo học sinh yếu kém giải thành thạo bài toán tính theo PTHH. II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI: II.1. GIẢI PHÁP HIỆN CÓ VÀ GIẢI PHÁP MỚI CỦA ĐỀ TÀI: A. CÁC BƯỚC GIẢI BÀI TOÁN TÍNH THEO PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC (GIẢI PHÁP HIỆN CÓ): Như chúng ta đã biết, để giải một bài toán tính theo PTHH chúng ta cần thực hiện theo các bước: - Viết phương trình hóa học. Người viết: Trương Thế Thảo trang 3 Trường THCS Nhơn Hậu - An Nhơn
  4. SKKN: Một số kinh nghiệm giúp HS yếu kém lớp 9 giải bài toán tính theo phương trình hóa học - Chuyển đổi giả thiết (khối lượng, thể tích chất khí, nồng độ của chất) đề bài đã cho thành số mol chất. - Xác định chất dư (nếu có) - Dựa vào phương trình hóa học để tìm số mol chất đề bài yêu cầu theo chất đã biết (chất phản ứng hết). - Tính toán theo yêu cầu của đề bài (chuyển đổi số mol thành khối lượng, thể tích chất khí, nồng độ ) B. MỘT SỐ KINH NGHIỆM RIÊNG GIÚP HỌC SINH YẾU, KÉM GIẢI BÀI TOÁN TÍNH THEO PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC (GIẢI PHÁP MỚI CỦA ĐỀ TÀI): 1. Giúp học sinh lập được phương trình hóa học (PTHH): Muốn HS yếu kém ở lớp 9 lập được PTHH cần hướng dẫn các em tự ôn tập ở nhà ba bước lập PTHH mà các em đã được học ở lớp 8 (SGK Hóa học 8 – trang 55,56,57): + Viết sơ đồ của phản ứng, gồm công thức hóa học của các chất phản ứng và sản phẩm. + Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố bằng cách tìm hệ số thích hợp đặt trước các công thức hóa học sao cho số nguyên tử của mỗi nguyên tố ở 2 vế đều bằng nhau. + Viết phương trình hóa học. Ngoài ra, để lập được PTHH trong các bài tập ở lớp 9 học sinh cũng cần phải nắm thật vững tính chất hóa học của các chất: O 2; H2; nước, oxit, axit, bazơ và muối. Đối với tính chất hóa học của O 2; H2 và Nước chúng ta có thể ôn nhanh trong tiết ôn tập đầu năm và giao cho HS về nhà ôn tập thêm (định hướng cho HS tự học ở nhà). Còn với tính chất của oxit, axit, bazơ và muối thì ngoài việc chúng ta phải cung cấp thật kĩ kiến thức này trên lớp thì cần khái quát hóa các tính chất đó thành các tính chất chung cho học sinh dễ nhớ (phương pháp qui nạp). Ví dụ: Dung dịch muối + dung dịch bazơ  Muối mới + Bazơ mới Oxit axit + dung dịch bazơ  Muối + H2O Khi viết một PTHH cụ thể nào thì HS sẽ dựa vào tính chất chung đó mà viết thành các PTHH cụ thể riêng (phương pháp suy diễn). Ví dụ: CuCl2 + 2NaOH  Cu(OH)2 + 2NaCl CO2 + Ca(OH)2  CaCO3 + H2O Thiết nghĩ, trong chương I của lớp 9, việc kết hợp chặt chẽ hai phương pháp qui nạp và suy diễn như trên trong giảng dạy sẽ cho phép ta nâng cao chất lượng kiến thức về PTHH và khả năng tư duy của HS. Bên cạnh đó, việc ôn tập thật kĩ kỉ năng lập nhanh công thức hóa học của hợp chất; nắm vững thành phần phân tử của oxit, axit, bazơ và muối cũng rất quan trọng. Có nhiều em HS thuộc được tính chất chung của các Người viết: Trương Thế Thảo trang 4 Trường THCS Nhơn Hậu - An Nhơn
  5. SKKN: Một số kinh nghiệm giúp HS yếu kém lớp 9 giải bài toán tính theo phương trình hóa học hợp chất vô cơ: oxit, axit, bazơ, muối nhưng lại không viết ra được các PTHH cụ thể. Lý do là HS yếu kém không nhớ oxit, axit, bazơ hay muối gồm những thành phần gì. Để khắc phục điều này, trong tiết ôn tập đầu năm ta nên dành thời gian để ôn lại thành phần phân tử của oxit, axit, bazơ và muối cho các em. Ví dụ: + Phân tử oxit gồm 2 nguyên tố trong đó có 1 nguyên tố là Oxi: CaO, Na2O, CO2 + Phân tử axit gồm một hay nhiều nguyên tử Hidro liên kết với gốc axit: HCl, H2SO4, H3PO4 + Phân tử bazơ gồm 1 nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm Hidroxit (-OH): NaOH, Cu(OH)2, Fe(OH)3 + Phân tử muối gồm một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc axit: Na2SO4; Fe(NO3)2 Việc ôn tập và hướng dẫn HS lập nhanh công thức hóa học của hợp chất trong tiết ôn tập đầu năm cũng là một yêu cầu quan trọng vì điều này giúp các em viết được công thức hóa học của các chất tham gia và sản phẩm trong các PTHH. Ở lớp 8, các em đã học 4 bước để lập một công thức hóa học, nhưng với HS lớp 9 các em cần “đọc” được ngay công thức hóa học khi biết thành phần phân tử của nó. Để làm được điều đó, chúng ta cần yêu cầu các em ôn tập lại ở nhà phần hóa trị các nguyên tố và nhóm nguyên tử (Bảng 1 trang 42, bảng 2 trang 43 SGK Hóa học 8 hoặc hướng dẫn các em dùng bảng tính tan trang 170 SGK Hóa học 9). Sau đó ta có thể hướng dẫn các em lập nhanh công thức hóa học của hợp chất như sau: a a' + Rút gọn tối giản 2 hóa trị: b b' + Chọn chỉ số của nguyên tố (hay nhóm nguyên tử) này bằng hóa trị (đã rút gọn tối giản) của nguyên tố (hay nhóm nguyên tử) kia và ngược lại: x = b’; y = a’ Ví dụ 1: Lập công thức hóa học của S(VI) và O(II) VI 3 + Rút gọn tối giản 2 hóa trị: II 1 + Chọn chỉ số của S bằng 1 (hóa trị đã rút gọn tối giản của O) và chỉ số của O bằng 3 (hóa trị đã rút gọn tối giản của S), ta có công thức hóa học là SO3 Ví dụ 2: Lập công thức hóa học của Al(III) và SO4(II) + 2 hóa trị đã tối giản không cần rút gọn. + Chọn chỉ số của Al bằng 2 (hóa trị của SO4) và chỉ số của SO4 bằng 3 (hóa trị của Al), ta có công thức hóa học là Al2(SO4)3. Như vậy, với cách lập công thức hóa học như trên HS chỉ cần ôn tập lại cho thuộc hóa trị của nguyên tố (hay nhóm nguyên tử) là có thể lập được nhanh, chính xác công thức hóa học của các hợp chất vô cơ vì phương pháp này khá đơn giản, học sinh yếu kém có thể dễ dàng áp dụng được. Bản thân tôi nhận thấy qua thực tiễn áp dụng phương pháp lập nhanh này HS chỉ cần Người viết: Trương Thế Thảo trang 5 Trường THCS Nhơn Hậu - An Nhơn