SKKN Những biện pháp giúp học sinh nữ học tốt kỹ thuật nhảy xa ưỡn thân trong trường THPT Trần Hưng Đạo

docx 24 trang sangkien 8170
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Những biện pháp giúp học sinh nữ học tốt kỹ thuật nhảy xa ưỡn thân trong trường THPT Trần Hưng Đạo", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxskkn_nhung_bien_phap_giup_hoc_sinh_nu_hoc_tot_ky_thuat_nhay.docx

Nội dung text: SKKN Những biện pháp giúp học sinh nữ học tốt kỹ thuật nhảy xa ưỡn thân trong trường THPT Trần Hưng Đạo

  1. Mục lục STT TÊN TRANG CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 1 Một số cơ sở lý luận hình thành giải pháp 2- 3 2 Sự cần thiết hình thành giải pháp 3- 4 3 Phương pháp sử dụng hình thành giải pháp 4 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ NỘI DUNG GIẢI PHÁP 4 Quá trình hình thành 4- 9 5 Nội dung giải pháp 9- 16 HIỆU QUẢ GIẢI PHÁP 6 Thời gian áp dụng 16- 19 7 Kinh nghiệm thực tế khi áp dụng giải pháp 18- 21 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ 8 Kết luận 21 9 Đề xuất, kiến nghị 21- 22 10 Tài liệu tham khảo 23 1
  2. 1- CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 1.1- Một số cơ sở lý luận hình thành giải pháp Các bài tập nhảy xa đã được loài người sử dụng từ thời cổ Hy Lạp. Song lịch sử của môn nhảy xa được ghi nhận từ những năm: -1851 môn nhảy xa được đưa vào chương trình giảng dạy và thi đấu ở các trường Đại Học ở nước Anh. - 1880 - 1890 môn nhảy xa phát triển mạnh ở nhiều nước Pháp, Mỹ, Đức, Nga, Thụy điển, Nauy. - 1896 với việc khôi phục truyền thống Đại hội thể thao Olympic Aten Hy Lạp. Môn nhảy xa trở thành nội dung chủ yếu trong chương trình thi đấu của các Đại hội thể thao Olympic. - Ngày xưa, trong thi đấu vận động viên chỉ biết nhảy xa “kiểu ngồi”. Sau này các VĐV đã biết sử dụng nhảy xa kiểu “ưỡn thân” hoặc “cắt kéo” nhằm nâng cao thành tích. - Năm 1920, nhảy xa kiểu “ưỡn thân” ra đời do vận động viên B.Tuelos Phần Lan thực hiện đầu tiên. - Năm 1991, kỷ lục nhảy xa thế giới do vận động viên Mike Powell người Mỹ lập vào ngày 30/8/1991 tại Tokyo Nhật Bản với thành tích là 8.95m với kiểu nhảy “cắt kéo”. - Nữ vận động viên Galina Chistyakova - Liên Xô cũ đã thiếp lập khoảng cách: 7.52m ngày 11/ 6 /1988 và từ đó đến nay, chưa ai có thể vượt qua khoảng cách này! - Ở Việt Nam 25/9/ 2013 kỷ lục vừa được ghi nhận của vận động viên Phạm Văn Lâm, Hà Nội - nhảy xa nam, với thành tích 7,73m và vận động viên Bùi Thị Thu Thảo với thành tích 6m46 khi sử dụng kỹ thuật nhảy xa “ưỡn thân”. 2
  3. Môn điền kinh là môn học chính khóa trong giảng dạy giáo dục thể chất ở trường THPT, trong đó có phần học nhảy xa kỹ thuật “ưỡn thân”. Để đạt được mục tiêu học tập của môn học thì đây là phần học gây khó khăn cho học sinh khá nhiều , đặc biệt là các em học sinh nữ. Qua thực tế công tác tôi thấy rất cần chú ý nội dung học này khi áp dụng giảng dạy với đối tượng học sinh là nữ. 1.2- Sự cần thiết hình thành giải pháp Hiện nay, việc tập luyện và tham gia thi đấu điền kinh đã trở thành truyền thống hàng năm thu hút đông đảo học sinh tham gia tập luyện và thi đấu. Nội dung giảng dạy điền kinh trong nhà trường phổ thông cũng rất đa dạng và phong phú.Từ thực tế giảng dạy của bản thân, đồng nghiệp trong trường THPT Trần Hưng Đạo, trong đó phần học nhảy xa kỹ thuật “ưỡn thân” khó đạt được hiệu quả theo yêu cầu của chương trình như đã nêu trên nhất là với học sinh nữ. Nhảy xa kỹ thuật “ưỡn thân” là hoạt động phức tạp được thực hiện liên tục bắt đầu từ chạy đà cho đến lúc kết thúc là tiếp đất.Thành tích nhảy xa “ưỡn thân” phụ thuộc vào kỹ thuật và sức lực của người nhảy.Về kỹ thuật các yếu tố quyết định thành tích nhảy xa là: tốc độ ban đầu (tốc độ tổng hợp của chạy đà và giậm nhảy); góc độ bay (góc tạo bởi phương của tốc độ ban đầu và phương nằm ngang). Dạy học cho học sinh chính là quá trình rèn luyện để có kỹ thuật nhảy đúng và góp phần phát triển thành tích, thể chất cho các em. Đặc biệt với học sinh nữ thì việc tiếp thu và thực hành tốt yêu cầu với kỹ thuật thì lại càng khó khăn hơn rất nhiều vì nhiều yếu tố cả chủ và khách quan tác động hơn so với các em học sinh nam cụ thể như: - Thay đổi tâm, sinh lý của lứa tuổi ( e ngại khi tập chung với các bạn nam, không tự tin, thoải mái khi các bạn nam ‘dòm, ngó’ trong quá trình tập luyện) - Riêng ở tuổi này do giới tính mà tâm lý của nam và nữ đã có sự khác biệt. Tính nhạy bén, độ chín chắn trong các nhận thức ở nữ cao hơn. Song nữ cũng dễ tự ti 3
  4. và tự ái hơn nam những yếu tố này ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả giảng dạy, huấn luyện TDTT đối với nữ. - Không có mục tiêu phấn đấu trong quá trình học tập. - Trình độ thể lực, khả năng tiếp thu không đáp ứng được yêu cầu bài tập. Với kinh nghiệm qua nhiều năm công tác và nhiều ý kiến mà tôi tiếp thu trực tiếp từ học sinh, đồng nghiệp cùng chuyên môn trong và ngoài cơ quan tôi mạnh dạn đưa ra những chia sẽ của bản thân thông qua giải pháp “ Những biện pháp giúp học sinh nữ học tốt kỹ thuật nhảy xa ưỡn thân trong trường THPT Trần Hưng Đạo ” 1.3- Phương pháp sử dụng hình thành giải pháp 1.3.1- Phương pháp quan sát: trực tiếp qua những tiết dạy, dự giờ ở các lớp học khác của đồng nghiệp. 1.3.2- Phương pháp trao đổi, thảo luận: trao đổi trực tiếp với các học sinh nữ trong quá trình giảng dạy, thảo luận với đồng nghiệp khi sinh hoạt chuyên môn, góp ý dự giờ, thao giảng. 1.3.3- Phương pháp điều tra, thực nghiệm: đặt câu hỏi thông qua mẫu điều tra, thực nghiệm giảng dạy ở các lớp học 1.3.4- Phương pháp nghiên cứu: qua tài liệu chuyên môn, internet 1.3.5- Kiểm tra đánh giá 2- QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ NỘI DUNG GIẢI PHÁP 2.1- Quá trình hình thành 2.1.1- Cơ sở lý luận Luật giáo dục, điều 28.2 đã ghi: “ Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với 4
  5. từng học sinh; môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kĩ năng, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh”. Và phải khẳng định thêm rằng: Nền giáo dục của ta là nền giáo dục toàn diện, các môi trường giáo dục, các nội dung và biện pháp giáo dục đều hướng tới một mục đích chung là đào tạo học sinh trở thành những con người phát triển toàn diện. Sinh thời, Bác Hồ vĩ đại đã hết sức quan tâm đến việc luyện tập thể dục, bồi dưỡng sức khoẻ. Bác xác định đó là “bổn phận của mỗi người dân yêu nước”.Bác đã kêu gọi đồng bào ai cũng gắng tập thể dục. Để làm gương, ngày nào Bác cũng tập. Tuân theo di chúc của Bác: Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc làm rất quan trọng và rất cần thiết, nhà trường của chúng ta với mục tiêu đào tạo học sinh thành người công dân tốt, người lao động tốt, người cán bộ tốt, người chiến sĩ tốt có kiến thức toàn diện, có sức khoẻ và đủ phẩm chất, năng lực để xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc thì càng phải coi trọng nội dung học thể dục. Hoạt động giáo dục thể chất là một trong những hoạt động vô cùng quan trọng trong giáo dục đạo đức, nhân cách, trong giải trí, trong giao lưu văn hoá xã hội và trong cả lĩnh vực kinh tế. Thông qua hoạt động giáo dục thể chất còn có một chức năng lớn, đó là cầu nối giữa các lớp cũng như các trường học lại gần nhau. Hơn thế nữa là giúp cho các học sinh có dịp giao lưu học tập lẫn nhau. là tinh thần của mỗi cá nhân và có tính tập thể cao nên cần có sự hợp tác cao, phải biết phát huy thế mạnh cá nhân, khắc phục điểm yếu của tập thể. Vì vậy để đạt được hiệu quả trong quá trình học tập môn thể dục nói chung và nội dung nhảy xa “ưỡn thân” nói riêng đặc biệt là với học sinh nữ thì việc rất cần là phải có những biện pháp đặc thù riêng biệt nhằm phát huy khả năng của học sinh nữ. Đây cũng là trách nhiệm của bản thân với vai trò là giáo viên phụ trách chuyên môn thể dục nhằm góp phần nhỏ vào sự phát triển thể chất tự nhiên, hài hòa thông qua môn học cho các em. 5
  6. 2.1.2- Cơ sở thực tiễn * Thuận lợi: - Được sự quan tâm kịp thời, đúng lúc của lãnh đạo nhà trường nên bộ môn giáo dục thể chất có điều kiện phát triển rất tốt trong nhà trường đặc biệt về cơ sở vật chất (làm hố nhảy mới, cải tạo nâng cấp hố nhảy đã có, mở rộng làm mới sân học thể dục ). - Sự hợp tác tích cực nhiệt tình của học sinh và giáo viên trong tổ chuyên môn để phát triển nội dung học. - Bản thân là người yêu thích môn học và trong quá trình giảng dạy luôn ý thức rõ vai trò, trách nhiệm đối với sự hình thành nhân cách của học sinh qua bài dạy của mình * Khó khăn: - Là nội dung học khó, đòi hỏi người học phải nổ lực nhiều đặc biệt là học sinh nữ do nhiều yếu tố cả chủ và khách quan ( tâm, sinh lý lứa tuổi ) - Nhiều học sinh chưa nhận thức đúng đắn về bộ môn, thậm chí còn tỏ thái độ xem thường vì cho rằng nó không ảnh hưởng tới các kì thi quan trọng của các em. - Không có mục tiêu phấn đấu trong quá trình học tập. - Trình độ thể lực không đáp ứng được yêu cầu bài tập. - Thời lượng của môn học khá hạn hẹp chỉ 6 tiết ( ở khối lớp 11), 8 tiết học ( ở khối lớp 12) và kiểm tra - Riêng ở tuổi này do giới tính mà tâm lý của nam và nữ đã có sự khác biệt. Tính nhạy bén, độ chín chắn trong các nhận thức ở nữ cao hơn. Song nữ cũng dễ tự ti và tự ái hơn nam những yếu tố này ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả giảng dạy, huấn luyện TDTT đối với nữ. 6
  7. 2.1.3- Hình thành giải pháp Với phương pháp dạy trước đây, thường giáo viên cho học sinh nữ và nam thường tập chung một nội dung, hay có chia nhóm thực hiện thì cũng chỉ chia ra hai nhóm cả nam và nữ. Chưa chú trọng tập trung nội dung học nhảy xa “ưỡn thân” này khi dạy với đối tượng là học sinh nữ, chưa chú ý phân tích trong từng giai đoạn của kỹ thuật rõ ràng để các em dễ nắm bắt hơn, Tâm lý xử lý bài dạy cho xong theo truyền thống: thị phạm, phân tích bài tập, đặt ra yêu cầu và cho học sinh tập luyện, mà thường bỏ qua đối tượng học tập có sự khác biệt. Nên tỉ lệ học sinh nữ sau khi học tập, kiểm tra đánh giá thường đạt yêu cầu thường rất thấp. THỐNG KÊ KẾT QUẢ KIỂM TRA NHẢY XA “ƯỠN THÂN” Ở CÁC LỚP THỰC DẠY QUA CÁC NĂM. NH: 2010- 2011 STT LỚP SỈ SỐ NỮ ĐẠT CHƯA ĐẠT 1 11A5 32 14 2 12 2 11A7 33 17 3 14 3 12A6 30 16 1 15 4 12A8 31 18 2 16 NH: 2011- 2012 STT LỚP SỈ SỐ NỮ ĐẠT CHƯA ĐẠT 1 11A1 29 17 3 14 2 11A4 26 13 0 13 3 12A4 27 15 2 13 4 12A7 27 15 3 12 5 12A9 30 14 3 11 7
  8. NH: 2013- 2014 STT LỚP SỈ SỐ NỮ ĐẠT CHƯA ĐẠT 1 11A2 32 28 4 24 2 11A5 31 22 3 19 3 12A6 31 14 4 10 4 12A7 30 14 3 11 5 12A8 29 14 2 12 Từ những thống kê, cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên, tôi đã tiến hành tìm hiểu khắc phục khó khăn trong công tác cụ thể như sau: - Tìm hiểu thông qua vấn đáp trực tiếp ở lớp thực dạy năm học 2014- 2015: Những lý do các bạn nữ chưa nhiệt tình tập trung khi tập nhảy xa “ưỡn thân” ? TRẢ LỜI STT LỚP SỈ SỐ NỮ Ngại do tập Bệnh, Kỹ thuật phức lý do cùng các bạn mệt tạp, khó thực khác nam hiện 1 11a6 32 16 8 1 6 1 2 11a7 27 14 9 5 3 12a2 31 22 10 2 8 2 4 12a11 29 17 10 7 5 12a13 29 14 8 1 5 - Qua kết quả thu được ở trên, tôi tiếp tục tiềm hiểu thông qua “phiếu thăm dò học tập” phát cho các học sinh nữ khối 11 và 12 trong trường THPT Trần Hưng Đạo năm học 2014- 2015: 8