SKKN Nâng cao chất lượng giờ dạy tập làm văn “Tập viết đoạn đối thoại cho học sinh Lớp 5”

doc 28 trang sangkien 11322
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Nâng cao chất lượng giờ dạy tập làm văn “Tập viết đoạn đối thoại cho học sinh Lớp 5”", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_nang_cao_chat_luong_gio_day_tap_lam_van_tap_viet_doan_d.doc

Nội dung text: SKKN Nâng cao chất lượng giờ dạy tập làm văn “Tập viết đoạn đối thoại cho học sinh Lớp 5”

  1. Tiểu luận nghiệp vụ sư phạm Ngành Giáo dục Tiểu học ĐẠI HỌC HUẾ TRUNG TÂM ĐÀO TẠO TỪ XA  TIỂU LUẬN NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM Ngành: Giáo dục Tiểu học Họ và tên sinh viên: Lê Thị Thuý Ngày sinh: 14/6/1982 Mã sinh viên: 9016001205 Nơi sinh: Đông Lĩnh, Đông Sơn, Thanh Hoá Khóa học: 2014-2016 Người thực hiện: Lê Thị Thuý Trang 1
  2. Tiểu luận nghiệp vụ sư phạm Ngành Giáo dục Tiểu học MỤC LỤC A. Phần mở đầu 1. Lý do chọn đề tài trang 3 2. Mục đích nghiên cứu .trang 4 3. Nhiệm vụ nghiên cứu trang 4 4. Đối tượng nghiên cứu . trang 5 5. Phạm vi nghiên cứu trang 5 6. Phương pháp thực hiện trang 6 7. Giả thuyết khoa học trang 8 8. Cấu trúc của đề tài .trang 9 B. Nội dung Chương 1: Cơ sở khoa học của đề tài . .trang 10 1. Cơ sở lý luận: .trang 10 2. Cơ sở thực tiễn .trang 21 Chương 2: Đề xuất và điều chỉnh nội dung trang 23 I/. Một số biện pháp nhằm nâng cao .trang 23 II/. Đề xuất và điều chỉnh nội dung .trang 24 Chương 3: Thực nghiệm dạy học: .trang 25 I/. Mô tả giờ dạy: .trang 25 II/. Kết quả giờ dạy .trang 26 C. Phần kết luận trang 27 Người thực hiện: Lê Thị Thuý Trang 2
  3. Tiểu luận nghiệp vụ sư phạm Ngành Giáo dục Tiểu học ĐỀ TÀI NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIỜ DẠY TẬP LÀM VĂN “TẬP VIẾT ĐOẠN ĐỐI THOẠI CHO HỌC SINH LỚP 5” A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Dạy học là một nghệ thuật, dạy học còn là một quá trình hết sức quan trọng. Đặc biệt, bậc tiểu học là một bậc nền tảng có vai trò quan trọng, tạo những cơ sở ban đầu rất cơ bản bền vững về trí thức, hình thành những đường nét phát triển nhân cách, giúp trẻ có thể tiếp tục học lên bậc học cao hơn. Tiếng Việt ở trường tiểu học được dạy và học thông qua tám phân môn (hay bảy loại bài học) khác nhau: Học vần, tập đọc, tập viết, chính tả, luyện từ và câu, kể chuyện, tập làm văn. Phân môn Tập làm văn có vị trí đặc biệt trong việc dạy và học tiếng Việt xét trên hai phương diện: - Phân môn Tập làm văn tận dụng các hiểu biết và kĩ năng về tiếng Việt do các phân môn khác rèn luyện hoặc cung cấp đồng thời góp phần hoàn thiện chúng. Để làm được một bài văn nói hoặc viết, học sinh phải hoàn thiện cả bốn kĩ năng nói, đọc, viết, nghe ; phải vận dụng các kiến thức về tiếng Việt. Trong quá trình vận dụng này, các kĩ năng và kiến thức đó được hoàn thiện và nâng cao dần. - Phân môn Tập làm văn rèn luyện cho học sinh kĩ năng sản sinh văn bản (nói và viết). Nhờ vậy tiếng việt không chỉ là một hệ thống cấu trúc được xem xét từng phần, từng mặt qua từng phân môn mà trở thành một công cụ sinh động trong quá trình giao tiếp, tư duy, học tập. Nói cách khác, phân môn Tập làm văn đã góp phần hiện thực hóa mục tiêu quan trọng bậc nhất của việc dạy và học tiếng Việt là dạy học sinh sử dụng tiếng Việt trong đời sống sinh hoạt, trong quá trình lĩnh học sinh lĩnh hội các tri thức khoa học. Trên thực tế hiện nay việc dạy phân môn Tập làm văn trong trường tiểu học, giáo viên và học sinh có nhiều thuận lợi và gặp không ít khó khăn như: *Thuận lợi: - Giáo viên và học sinh có được nhiều sách tham khảo để phát triển kĩ năng nói, viết. Người thực hiện: Lê Thị Thuý Trang 3
  4. Tiểu luận nghiệp vụ sư phạm Ngành Giáo dục Tiểu học - Sau mỗi tiết Tập làm văn đều có bài tập dưới dạng phiếu học tập nhằm khắc phục được một số hạn chế của sách giáo khoa và nâng cao chất lượng giờ học Tập làm văn. Từ đó, giúp giáo viên dễ dàng hướng dẫn học sinh khai thác nội dung tốt hơn. - Hiện nay, việc đổi mới phương pháp dạy học cũng được áp dụng hầu hết các môn học, trong đó có phân môn Tập làm văn làm cho giờ học thêm sinh động và khắc sâu kiến thức cho học sinh nhiều hơn thông qua các hoạt động trong giờ học. *Khó khăn: Sau những thuận lợi thì trong thực tế giảng dạy giáo viên và học sinh còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc dạy cũng như học phân môn Tập làm văn: - Giáo viên: + Do trình độ sư phạm và kiến thức của giáo viên còn hạn chế nên việc lựa chọn, sử dụng từ ngữ trong việc hướng dẫn học sinh nói, viết chưa được đi sâu và nội dung bài viết và những lời văn nói viết chưa sinh động. + Giáo viên chưa phối hợp linh hoạt, nhịp nhàng khi sử dụng các phương pháp làm cho học sinh thường bị động và chưa phát huy tính tích cực của học sinh. - Học sinh: + Do hoàn cảnh gia đình còn gặp nhiều khó khăn nên sau giờ học, học sinh còn phải giúp đỡ mẹ cha nên việc xem bài ở nhà chưa có thời gian. + Phần lớn học sinh là vùng sâu, việc tiếp xúc với môi trường sống ở mức độ hẹp nên việc sử dụng từ ngữ và làm bài chưa được sinh động, sử dụng từ ngữ chưa phong phú. 2. Mục đích: Sản phẩm của phân môn Tập làm văn là các bài văn viết và nói theo các kiểu bài do chương trình quy định. Để sản sinh các bài văn này, học sinh phải có thêm nhiều kĩ năng khác ngoài các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Việt, kĩ năng dùng từ ,đặt câu . Đó là các kĩ năng phân tích đề, tìm ý và lựa chọn ý, kĩ năng lập dàn ý, viết đoạn và kiên kết đoạn các kĩ năng này không được phân môn vào trong môn tiếng Việt rèn luyện và phát triển ngoài phân môn Tập làm văn, cho nên có thể nói nhiệm vụ cơ bản và chủ yếu của phân môn Tập làm văn là giúp học sinh sau một quá trình luyện tập lâu dài và có ý thức, dần dần nắm được cách viết bài văn theo nhiều loại phong cách khác nhau do chương trình quy định. 3. Nhiệm vụ: Người thực hiện: Lê Thị Thuý Trang 4
  5. Tiểu luận nghiệp vụ sư phạm Ngành Giáo dục Tiểu học Ở tiểu học, phân môn Tập làm văn có nhiệm vụ rèn luyện kĩ năng viết và nói các kiểu bài miêu tả, kể chuyện, tường thuật, viết thư, viết đơn từ. Ba trong năm kiểu bài trên là những kiểu bài chiếm nhiều thời gian học tập nhất , thuộc phong cách nghệ thuật. Ngoài các kĩ năng chung của việc viết một văn bản, để viết được bài văn miêu tả, kể chuyện, tường thuật, giáo viên cần rèn kuyện cho học sinh các kĩ năng đặc thù như kĩ năng quan sát, kĩ năng xây dựng cốt truyện và nhân vật Bên cạnh đó việc rèn luyện tâm hồn, cảm xúc, việc tăng vốn sống, vốn hiểu biết trực tiếp đời sống cũng là yêu cầu cần phải quan tâm thích đáng nếu giáo viên muốn học sinh thực sự viết được các bài văn thuộc các kiểu bài trên có hồn. Thực hiện nhiệm vụ rèn luyện kĩ năng sản sinh văn bản ở dưới dạng nói hay viết, phân môn Tập làm văn đồng thời góp phần cùng các môn học khác rèn luyện tư duy, phát triển ngôn ngữ và hình thành nhân cách cho học sinh. Ở tiểu học phân môn Tập làm văn góp phần rèn luyện tư duy hình tượng; từ óc quan sát đến trí tưởng tượng, từ khả năng tái hiện các chi tiết đã quan sát được tới khả năng nhào nặn các vật liệu có thực trong đời sống để xây dựng nên nhân vật, xây dựng cốt truyện. Khả năng tư duy lôgic của học sinh cũng được phát triển trong quá trình học các kiểu bài có phong cách nghệ thuật, việc phân tích đề, lập dàn ý giúp cho khả năng phân tích, tổng hợp, phân loại, lựa chọn của học sinh được rèn luyện để trở nên sắc bén hơn. Các kiểu bài miêu tả, kể chuyện, tường thuật, viết thư, viết đơn giúp cho học sinh phát triển vốn động từ, tính từ, tập vận dụng các biện pháp tu từ như: so sánh, nhân hóa, hoán dụ và làm cho tình cảm yêu mến và gắn bó với thiên nhiên, với những người và việc chung quanh nảy nở. Các em thấy vẻ đẹp của một buổi bình minh, một cây phượng ra hoa, một con mèo mướp, thấy dáng vẻ đáng yêu của một em bé tập đi, của một cụ già thương con quý cháu Từ đây tâm hồn và nhân cách của các em hình thành và phát triển. Để đạt được mục đích trên, để giải quyết 3 nhiệm vụ sau: Chương I: Cơ sở lý luận thực tiễn. Chương II: Đề xuất và điều chỉnh nội dung và phương pháp dạy học. Chương III: Thực nghiệm dạy học. 4. Đối tượng nghiên cứu: - Phân môn Tập làm văn- Phần “ Tập viết đoạn đối thoại cho học sinh lớp 5” 5. Phạm vi nghiên cứu: Người thực hiện: Lê Thị Thuý Trang 5
  6. Tiểu luận nghiệp vụ sư phạm Ngành Giáo dục Tiểu học - Trong chương trình Tiếng Việt-Phân môn Tập làm văn - “Tập viết đoạn đối thoại cho học sinh lớp 5” - Lớp 5B Trường TH Minh Diệu A 6. Phương pháp nghiên cứu: Để đạt được mục đích nói trên, cần sử dụng một số phương pháp. 6.1. Nghiên cứu lý thuyết: a.Nghiên cứu các cơ sở phương pháp luận và các khoa học liên ngành cũng như những văn kiện của Đảng và Nhà nước để vận dụng và phương pháp dạy học tiếng Việt. b.Nghiên cứu “lịch sử vấn đề”, nghĩa là những kết quả của bản thân phương pháp dạy học tiếng Việt để kế thừa những thành tựu đã đạt được trong quá khứ để làm rõ những gì đã được giải quyết và chưa được giải quyết, đối chiếu những kinh nghiệm của quá khứ và những quan điểm hiện đại về vấn đề được xem xét. Đặc biệt phương pháp dạy học tiếng Việt là một khoa học còn non trẻ, để phát triển nó cần nghiên cứ những kinh nghiệm của nước ngoài trong lĩnh vực dạy tiếng. Khi nghiên cứu lý thuyết cần phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát để tìm ra cái mới . Từ mới ở đây có thể là một lý thuyết hoàn toàn mới , cũng có thể là sự tổng hợp những nét riêng lẻ đã chứa trong cái cũ, sàng lọc ra những cái mới trong những cái cũ, nêu bật cái bản chất từ những cái đã có. 6.2.Phương pháp quan sát: Là một phương pháp được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu giáo dục. Nó giúp ta theo dõi hiện tượng nghiên cứu theo trình tự thời gian, phát hiện những biến đổi số lượng, chất lượng gây ra do tác động giáo dục. Nó giúp ta thấy được những vấn đề thời sự cấp bách đòi hỏi phải nghiên cứu, hoặc góp phần giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu. Ví dụ quan sát có mục đích quá trình dạy học, có biên bản giờ học và các trích đoạn của chúng, các câu trả lời của học sinh theo câu hỏi, các chuyện kể của các em (có thể ghi chép, ghi âm, chụp ảnh ) nghiên cứu các bài tập viết, bài chính tả, bài Tập làm văn của học sinh, phỏng vấn giáo viên và học sinh Theo mối quan hệ giữa đối đối tượng quan sát và người nghiên cứu thì có các dạng quan sát trực tiếp, gián tiếp, công khai, kín đáo. Theo dấu hiệu về thời gian thì có quan sát liên tục, gián đoạn. Quan sát gồm có mục đích, nội dung và tiêu chuẩn đánh giá cụ thể. Người thực hiện: Lê Thị Thuý Trang 6
  7. Tiểu luận nghiệp vụ sư phạm Ngành Giáo dục Tiểu học 6.3.Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Việc nghiên cứu phảo bám sát thực tiễn dạy và học tiếng Việt. Nó phải biết đánh giá một cách có lý luận tình hình dạy học tiếng Việt ở nhà trường, biết lý giải những sáng kiến, kinh nghiệm dạy học một cách khoa học. Mục đích của việc nghiên cứu những kinh nghiệm của giáo viên là để tìm kiếm, khái quát hóa, đánh giá và phổ biến những cái mới và có giá trị này, những kinh nghiệm được sinh ra trong lao động sáng tạo hàng ngày của tầng lớp giáo viên tiên tiến. Đồng thời việc nghiên cứu này còn có mục đích xác định trình độ của giáo viên và học sinh mà khoa học phương pháp cần phải lấy làm chỗ dựa. Nghiên cứu kinh ngiệm cần được lý luận soi sáng thì mới gạt bỏ được những yếu tố ngẫu nhiên, đi sâu vào bản chất sự vật, hiện tượng, đạt được tới những kinh nghiệm có giá trị khoa học. Chỉ khi đó tổng kết kinh nghiệm mới thật sự là một phương pháp nghiên cứu khoa học. 6.4.Phương pháp thực nghiệm: Thực nghiệm là phương pháp nghiên cứu phổ biến nhất hiện nay trong phương pháp dạy học tiếng Việt. Đó là việc tạo nên những tác động sư phạm, từ đó xác định và đánh giá kết quả của những tác động đó. Đặc trưng của thực nghiệm là quá trình dạy học sẽ diễn ra dưới sự điều khiển của người nghiên cứu. Người nghiên cứu tổ chức một cách có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, tự giác thiết lập và thay đổi những điều kiện thực nghiệm khác cho phù hợp với ý đồ nghiên cứu của mình. Đặc trưng thứ hai làm cho thực nghiệm khác với phương pháp kinh nghiện và quan sát là thực nghiệm tìm kiếm chân lý bằng con đường diễn dịch: đưa giả thuyết khoa học (dầu chỉ mới ở những điểm chung nhất và giả thuyết này sẽ được phát triển và chính xác hơn trong quá trình thực nghiệm), sau đó tạo ra những điều kiện nhân tạo cho việc học tập của học sinh, những em này khác với những em khác ở chỗ là chúng là đối tượng của việc tiến hành thực nghiệm. Thực hiện được tiến hành trong một số lớp song song. Để so sánh, người ta lấy các lớp kiểm tra (hay còn gọi các lớp đối chứng), ở đó công việc phải được tiến hành một cách bình thường. Những tổ hợp khác nhau của cáclớp thực nghiệm và kiểm tra sẽ được tiến hành như sau: thủ pháp cần kiểm chứng được vận dụng lần lượt theo thứ tự lúc thì ở trong lớp thực nghiệm, lúc thì ở lớp đối chứng. Nếu kết quả ứng dụng biện pháp cần kiểm chứng trên cả hai lần đều cao như nhau thì đó sẽ là sự bảo đảm cho tính hiệu quả của nó. Người thực hiện: Lê Thị Thuý Trang 7