SKKN Một số kinh nghiệm trong công tác giảng dạy bộ môn Mỹ thuật theo phương pháp Đan Mạch (SAEPS)

doc 5 trang sangkien 01/09/2022 7320
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm trong công tác giảng dạy bộ môn Mỹ thuật theo phương pháp Đan Mạch (SAEPS)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_trong_cong_tac_giang_day_bo_mon_my_t.doc

Nội dung text: SKKN Một số kinh nghiệm trong công tác giảng dạy bộ môn Mỹ thuật theo phương pháp Đan Mạch (SAEPS)

  1. BÁO CÁO SÁNG KIẾN * I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN : - Tên sáng kiến: “Một số kinh nghiệm trong công tác giảng dạy bộ môn Mỹ thuật theo phương pháp Đan Mạch (SAEPS) “ - Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục và Đào tạo. - Phạm vi áp dụng sáng kiến: Trường tiểu học Lê Ngọc Hân.TP/ Buôn Ma Thuột – Daklak. - Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ năm ( 2016 – 2017 ) - Tác giả: Nguyễn Đình Thái. - Họ và tên: Nguyễn Đình Thái. - Năm sinh: 30/04/1970. - Trình độ chuyên môn: Đại học Sư phạm Mỹ thuật Huế. - Chức vụ công tác: Giáo viên Mỹ thuật. - Nơi làm việc: Trường tiểu học Lê Ngọc Hân.TP/ Buôn Ma Thuột – Daklak. - Địa chỉ liên hệ: 247 Nguyễn Văn Cừ. TP/ Buôn Ma Thuột – Daklak. - Điện thoại: 0905 225088. BMT, Ngày 13 tháng 3 năm 2017 Nguyễn Đình Thái
  2. TÓM TẮT ĐỀ TÀI KINH NGHIỆM TỔ CHỨC HÌNH THỨC HỌC TẬP NHÓM THEO PHƯƠNG PHÁP DẠY MĨ THUẬT ĐAN MẠCH (SAEPS) A/ MỞ ĐẦU: I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: - Tại sao phải tổ chức hình thức học tập theo nhóm? - Tổ chức hình thức học tập theo nhóm như thế nào cho hiệu quả? - Ở hoạt động nào thì cần phải tổ chức hình thức học tập hình thức nhóm? - Khi học tập theo nhóm thì đánh giá học sinh như thế nào để đảm bảo đúng, chính xác với năng lực thực tế của từng học sinh? Với những nỗ lực của bản thân, tôi đã đi sâu vào tìm hiểu và đề ra một số giải pháp nhằm tổ chức có hiệu quả hình thức học tập nhóm theo phương pháp Mĩ thuật mới (dự án do Đan Mạch hỗ trợ). II. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: - Chủ thể: Biện pháp tổ chức hình thức học tập nhóm theo phương pháp Mĩ thuật mới (dự án do Đan Mạch hỗ trợ). - Khách thể: Học sinh tiểu học Trường Tiểu học Lê Ngọc Hân TP/ Buôn ma thuột. Tỉnh DakLak. III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU: Phạm vi nghiên cứu tập trung chủ yếu ở bật tiểu học. IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Các phương pháp cơ bản được sử dụng vào nghiên cứu đề tài bao gồm: 1. Sưu tầm tài liệu có liên quan. 2. Phương pháp vấn đáp. 3. Phương pháp quan sát. 4. Phương pháp thực nghiệm. V. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC: - Cái khó khăn lớn nhất khi tổ chức hình thức học tập theo nhóm là quản lý trật tự học sinh. Nếu giáo viên có biện pháp xử lý tốt thì hiệu quả học tập sẽ đạt được như mục tiêu đề ra. - Nếu giáo viên tổ chức học tập theo nhóm thường xuyên, tạo nề nếp, thói quen cho học sinh thì những khó khăn không còn là vấn đề phải lo lắng. - Giáo viên lập sổ tay theo dõi tinh thần, thái độ và quá trình tham gia của học sinh trong nhóm, thường xuyên cập nhật những nhận xét thì việc đánh giá học sinh sẽ chính xác và đảm bảo công bằng. B/ NỘI DUNG: I. CƠ SỞ LÝ LUẬN: 1. Thế nào là hình thức học tập theo nhóm? 2. Mục đích, vai trò của hình thức học tập nhóm trong dạy học ở Tiểu học. 3. Một số vấn đề về phương pháp dạy học Mĩ thuật theo phương pháp mới. II. THỰC TRẠNG: 1. Thuận lợi. 2. Khó khăn. III. GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC NHỮNG KHÓ KHĂN:
  3. Giải pháp 1: Phân chia nhóm học sinh một cách khoa học, đảm bảo thành phần nhóm gồm những học sinh có năng lực, khả năng nhận thức khác nhau. Giải pháp 2: Tổ chức, quản lý hoạt động nhóm hiệu quả. Giải pháp 3: Coi trọng việc đánh giá hoạt động nhóm. Giải pháp 4: Một số yêu cầu khi tổ chức hình thức học tập nhóm. IV. KẾT QUẢ SAU ÁP DỤNG GIẢI PHÁP: * Nề nếp lớp học ổn định do các em đã hình thành được thói quen thực hiện làm việc theo nhóm. * Giáo viên không còn mất nhiều thời gian cho việc giữ trật tự lớp. * Sản phẩm mĩ thuật của học sinh phong phú, đa dạng và có nhiều sáng tạo. * Học sinh thích thú và tích cực tham gia các hoạt động chung, không còn tình trạng ỷ lại hoặc làm việc riêng trong giờ học, biết hợp tác và chia sẻ với các thành viên trong nhóm. * Học sinh được rèn nhiều kỹ năng quan trọng có ích cho bản thân trong đó đặc biệt là kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hợp tác, kỹ năng tư duy, được bổ sung kiến thức nhờ học hỏi lẫn nhau. C/ KẾT LUẬN: Qua quá trình tìm hiểu, đúc kết kinh nghiệm bản thân tôi cũng chỉ với mong muốn được góp một phần công sức bé nhỏ của mình vào sự nghiệp giáo dục chung. Có thể giải pháp nêu trên chưa phải là tối ưu nhưng đó chính là một cách cần thiết và dễ dàng áp dụng, giúp giáo viên thực hiện tốt hơn vai trò của mình khi giảng dạy bộ môn Mĩ thuật ở Tiểu học theo phương pháp mới. Chẳng có phương pháp dạy học nào gọi là hay là dở đối với bất kỳ tiết học nào và đối tượng nào. Vấn đề chỉ là việc vận dụng nó thế nào cho đúng lúc, đúng cách để phát huy hiệu quả hay không mà thôi. Phạm vi phổ biến đề tài: Đề tài này có thể áp dụng phổ biến cho giáo viên chuyên trách trong trường và có thể làm tài liệu tham khảo để trao đổi kinh nghiệm giữa các đồng nghiệp có nhu cầu. Hướng nghiên cứu tiếp. Hướng tới tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu về mô hình tổ chức lớp học theo nhóm, tìm ra những giải pháp hữu hiệu hơn để nâng cao hơn nữa tính khả thi của giải pháp.
  4. KINH NGHIỆM TỔ CHỨC HÌNH THỨC HỌC TẬP NHÓM THEO PHƯƠNG PHÁP DẠY MĨ THUẬT ĐAN MẠCH (SAEPS) A/ MỞ ĐẦU: I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Giáo dục Mĩ thuật đóng vai trò rất quan trọng trong việc không chỉ khuyến khích sự sáng tạo của trẻ em mà giúp phát triển nhân cách và các năng lực xã hội. Chính vì vậy, giáo dục Mĩ thuật là một phần quan trọng trong nỗ lực của Đại sứ quán Đan Mạch nhằm hỗ trợ quá trình dân chủ và đa nguyên tại Việt Nam. Dự án này nhằm truyền cảm hứng cho giáo viên dạy Mĩ thuật, khuyến khích giáo viên kết hợp các kỹ năng mỹ thuật với các phương pháp dạy học lấy người học làm trung tâm, khuyến khích sự tương tác, kích thích tư duy sáng tạo, kích thích phát triển nhận thức thông qua hoạt động thực tế. Trên cơ sở lý thuyết giáo dục và giảng dạy Mĩ thuật, giáo viên sẽ tổ chức dạy cho các em học Mĩ thuật qua các hoạt động Vẽ cùng nhau, Vẽ theo nhạc, Vẽ biểu đạt, tạo hình 3D từ các vật tìm được, Xây dựng cốt truyện Thông qua các hoạt động tạo hình sẽ khơi gợi và phát huy được năng khiếu thẩm mỹ vốn có ở trẻ, gây hứng thú cho các em trước cái đẹp, tiến tới hình thành thị hiếu thẩm mỹ của học sinh trong cuộc sống. Hoạt động giáo dục Mĩ thuật còn góp phần đem lại nhận thức mới, niềm vui, hứng thú và sáng tạo học tập cho trẻ. Việc sử dụng nền nhạc trong các hoạt động Mĩ thuật cũng tạo cho học sinh hứng thú, không khí lớp học vui vẻ, thân thiện. “Các em học sinh khi tới trường giống như những cây non có rễ cứng cáp và đầy tiềm năng. Giáo viên chỉ đóng vai trò là những người thúc đẩy, biết cần phải thêm chất xúc tác gì vào nước tưới để giúp những cây non đó phát triển”, đó là thông điệp bà Kirsren Fugl, chuyên gia tư vấn Đan Mạch đã nêu tại các buổi tập huấn cho giáo viên khi thực hiện phương pháp mới của dự án. Điểm nổi bật của phương pháp dạy học này là giáo viên có thể chủ động theo từng nội dung tiết dạy mà kết hợp nhiều kỹ thuật trong một bài dạy. Khi giảng dạy, giáo viên Mĩ thuật phải nắm vững những yêu cầu để xây dựng các nội dung liên kết, đặc biệt lưu ý tới 5 lĩnh vực năng lực: kinh nghiệm; kỹ năng và kỹ thuật; phân tích giải trình; thể hiện năng lực truyền thông tin và đánh giá với các chủ điểm chung phù hợp với học sinh tiểu học ở các lứa tuổi khác nhau. Tổ chức lớp học phần lớn được thông qua hoạt động nhóm theo phương châm: Lấy người học làm trung tâm, khuyến khích sự tương tác, kích thích tư duy sáng tạo, kích thích phát triển nhận thức thông qua hoạt động thực tế mà các em được trải nghiệm. Mặc dù vậy, phương pháp dạy học Mĩ thuật mới được áp dụng trên toàn tỉnh từ học kì 1 của năm học 2016 – 2017 vẫn còn khá nhiều điểm giáo viên băn khoăn, lúng túng, không biết thực hiện như thế nào cho đúng tinh thần đổi mới, cho đạt hiệu quả? Qua 2 đợt tập huấn và dự giờ thực tế, có thể nói hình thức tổ chức của phương pháp mới này còn quá mơ hồ đối với đại đa số giáo viên chuyên trách. Ngoài vấn đề thay đổi nội dung phân phối chương trình, sự thay đổi hình thức tổ chức lớp học phần lớn được thông qua hoạt động nhóm là một trong những vấn đề trọng tâm khiến giáo viên không khỏi tránh được những khó khăn, vướng mắc. - Tại sao phải tổ chức hình thức học tập theo nhóm? - Tổ chức hình thức học tập theo nhóm như thế nào cho hiệu quả?
  5. TRUNG TÂM GIÁO ÁN MỸ THUẬT ĐAN MẠCH (SAEPS) ( Theo các chủ đề qua tập huấn ) Năm học : 2016 - 2017 * * KÍNH CHÀO QUÝ THẦY, CÔ GIÁO Qúy Thầy, Cô nào không có nhiều thời gian để soạn giáo án. Cũng như không có thời gian để chỉnh sửa giáo án, Và viết SKKN, thì hãy nhanh tay liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 0905 225088 Để nhận bộ giáo án Mĩ thuật theo phương pháp Đan Mạch từ khối (1,2,3,4,5 ) về in ra dùng . Giáo án này soạn theo chuẩn kiến thức , kĩ năng không cần chỉnh sửa. Có bộ giáo án rồi quý Thầy, Cô dùng để lên lớp giảng bài truyền đạt kiến thức cho học sinh sao cho thật hay. Phần thời gian còn lại mình dành để chăm sóc gia đình. I/ THÔNG TIN VỀ GIÁO ÁN : - Bộ giáo án được nhận với giá hữu nghị. ( ỦNG HỘ HỌC SINH NGHÈO KHÓ NHĂN ) - Giáo án soạn chi tiết, chuẩn in. - Giáo án không bị lỗi chính tả. - Bố cục giáo án đẹp. - Giáo án được định dạng theo cỡ chữ 14, phong chữ Times NeW Roman II/ HÌNH THỨC GIAO DỊCH NHƯ SAU : - Bên nhận giáo án : Tùy lòng hảo Tâm chuyển TK qua chương trình cặp lá yêu thương VTV24 Đài truyền hình Việt Nam. - Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội - Sở Giao Dịch: 1000.001.001.242424 - Bên giao giáo án : Sẽ chuyển File giáo án cho Qúy Thầy, Cô gữi qua hộp thư Email : . III/ ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ TRAO ĐỔI THÔNG TIN : * Qúy Thầy, Cô muốn nhận bộ giáo án xin liên hệ : * Thầy Thái Cặp lá yêu thương VTV24 * Điện thoại : 0905 225088 Email : caplayeuthuongthaythai@gmail.com * / Thầy Thái ( Cặp lá yêu thương VTV24 )