Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp để dạy tốt môn Mĩ thuật ở bật Tiểu học

doc 18 trang sangkien 01/09/2022 5180
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp để dạy tốt môn Mĩ thuật ở bật Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_phuong_phap_de_day_tot_mon_mi_t.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp để dạy tốt môn Mĩ thuật ở bật Tiểu học

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ BMT TRƯỜNG TIỂU HỌC LÊ NGỌC HÂN ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Một số phương pháp để dạy tốt môn mĩ thuật ở bật tiểu học Môn : Mĩ thuật Tác giả : Nguyễn Đình Thái Chức vụ : Giáo viên Tân lập , Ngày tháng năm 20 20 1
  2. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM SƠ YẾU LÝ LỊCH Họ và tên : NGUYỄN ĐÌNH THÁI Sinh ngày : 30 - 04 - 1970 Quê quán : ĐIỆN BÀN - QUẢNG NAM Chứ vụ : GIÁO VIÊN Đơn vị công tác : TRƯỜNG TIỂU HỌC LÊ NGỌC HÂN Trình độ chuyên môn : TRUNG CẤP SƯ PHẠM MĨ THUẬT Hệ đào tạo : CHÍNH QUI Bộ môn giảng dạy : MĨ THUẬT 2
  3. ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP ĐỂ DẠY TỐT MÔN MĨ THUẬT Ở BẬC TIỂU HỌC Họ và tên : NGUYỄN ĐÌNH THÁI Đơn vị : Trường Tiểu học Lê Ngọc Hân Trinh độ : Trung cấp sư phạm Mĩ thuật Nhận xét của trường Nhận xét của phòng 3
  4. PHẦN MỘT: MỞ ĐẦU 1/ LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Từ xưa cha ông đã nói “ Ăn vóc học hay ”. Câu nói này chính lá sự đúc kết khoa học và thực tiễn. Đối tượng mà chúng ta nói ở đây là học sinh tiểu học. Ở các em sẽ có sự tăng trưởng vá phát triển về thị lực, để có được thể lực tốt thì mỗi bản thân phải tự ăn và tự ăn phải đủ chất. Để có sự phát triển về tâm lý, các em phải tự học, tự đọc được nội dung và phương pháp. Chính vì vậy mà có nghười nói: Học sinh tiểu học muốn cái gì? ( Trí tuệ, tình cảm, ý chí ) thì phải tự làm, tự học để có được cái đó. Hầu hết các dự báo về tương lai đều cho biết sẽ có một cuộc cách mạng về giáo dục, thứ công nghệ đào luyện con người cho thế kỉ XXI. Đào tạo ra những con người biết tìm tòi và khám phá, tiến tới mỗi người phải biết tự thiết kế bản thân. Điều 2 luật phổ cập giáo dục tiểu học quy định. Giáo dục tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, có nhiệm vụ xây dựng và phát tiển tình cảm đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và thể chất của trẻ em nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển toàn diện nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Tính nhân văn được thể hiện rõ trước hết ở mục tiêu phổ cập và phát triển ở bậc tiểu học từ năm 1994. Phần lớn giáo viên chính thức thừa nhận quan điểm coi học sinh là trung tâm, cũng từ đó nhiều cuộc hội thảo, nhiều bài giảng, bài viết về đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học được ra đời. Đổi mới phương pháp dạy học là đề tài nghiên cứu khoa học giáo dục mà tính hiệu quả là lấy học sinh làm trung tâm. Học sinh tiểu học là lứa tuổi rất hiếu động, hay tìm tòi, khám phá. Các em sẽ tham gia vào các hoạt động do giáo viên thiết kế một cách chủ động, linh hoạt và sáng tạo. Song song với việc học tập các môn học ở bậc tiểu học thì môn Mĩ thuật là môn học hết sức quan trọng. Nó rèn luyện cho các em một tâm hồn thẩm mỹ về bản chất con người sáng tạo theo quy luật cái đẹp nó luôn gắn liền với giác quan thẩm mỹ thông qua đó các em biẻu hiện thái độ đánh giá nhận xét các hiện thực trong xã hội góp phần làm phong phú hiện thực cuộc sống. trau rồi và phát huy nghệ thuật, Mĩ thuật một cach khoa học. Việc dạy tốt môn Mĩ thuật ở bậc tiểu học là biết chăm bón vườn hoa muôn hình muôn vẻ, trở thành một màu sắc chung là cùng khoe cái đẹp mang lại cái có ích cho xã hội phục vụ nền văn minh của loài người trong thời đại mới của thế kỉ XXI về sau. Trong chương trình giáo dục mới, môn Mĩ thuật được xem như là một phương tiện giáo dục quan trọng trong việc giáo dục thẩm mỹ cho học sinh. Ngoài việc cung cấp cho học sinh một số kiến thức Mĩ thuật phổ thông còn giúp 4
  5. các em hiểu biết về cái đẹp, hoàn thành các bài tập của trương trình, đồng thời còn tạo điều kiện để học tốt các môn học khác.và điều quan trọng hơn vận dụng những hiểu biết kiến thức Mĩ thuật vào học tập cũng như sinh hoạt hàng ngày. Môn Mĩ thuật rèn luyện cho học sinh cách quan sát, khả năng tìm tòi, tư duy, sáng tạo để góp phần hình thành phẩm chất của người lao động mới. Giúp học sinh nhận thức được vẻ đẹp của Mĩ thuật dân tộc và có ý thức giữ gìn và bảo tồn nền Mĩ thuật đậm đà bản sắc dân tộc của chúng ta. Vì vậy, học Mĩ thuật là mang lại cho các em niềm vui, trí tuệ ngày càng sâu rộng cách nhìn nhận cuộc sống của nền văn minh nhân loại toàn cầu. Giùp các em nhận thức hiện thực khách quan trong tự nhiên, trong xã hội biến cái đẹp ấy thành cái chủ quan qua các giác quan thẩm mĩ để học sinh chúng ta theo kịp sự phát triển của những nước mạnh có nền Mĩ thuật lâu đời làm cho các em say mê hứng thú đón nhận cái đẹp từ bên ngoài lẫn bên trong. Để giúp các em biết bộc lộ tình cảm của bản thân mình với mọi người, với tự nhiên, xã hội, thì những người thày giáo, cô giáo đóng một vai trò hết sức quan trọng để đạt được mục tieu môn học đề ra. Gắn giáo dục thẩm mỹ với các môn học khác, với đặc thù của địa phương phải được tiến hành một cách thường xuyên, nghiêm túc để các em có những tư duy tốt về thẩm mỹ, để các em mang lại nhiều cái hay, cái đẹp cho cuộc sống, cho xã hội. 2/ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: Dựa vào việc tìm hiểu thực trạng của việc gỉng dạy và học tạp môn Mĩ thuật hiện nay, tôi có một số đề xuất về việc giảng dạy, để giờ học Mĩ thuật thật hấp dẫn, có tính nghệ thuật nhằm kích thích hứng thú học tập của học sinh thông qua việc tổ chức dạy và học của học sinh. Giáo dục và rèn luyện cho trẻ yêu thích học môn học Mĩ thuật nhằm cho trẻ phát triển hoàn thiện các kiến thức về tài, đức, mĩ, dục. Trong đó “ Mĩ ” là môn học trừu tượng không phải ai cũng xảm nhận đúng cái đẹp. Cho nên việc trang bị cho các em hiểu đúng nghĩa về môn Mĩ thuật là phải rèn luyện cho mình một kiến thức thẩm mỹ. 3/ ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU: Chương trình Mĩ thuật, phương pháp dạy Mĩ thuật. Giáo viên, học sinh của một số trường tiểu học trong địa bàn thành phố BMT tỉnh DAKKAK. Giáo viên, học sinh trường tiểu học Lê Ngọc Hân . 4/ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU: * Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận của đề tài: - khái niệm Mĩ thuật là gì? Vai trò và đặc điểm hứng thú, các yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến môn học. - khảo sát thực trạng học môn Mĩ thuật của học sinh các lớp trong trường tiểu học thành phố BMT tỉnh DAKLAK 5
  6. - đề xuất một soó biện pháp nhằm nâng cao tính sáng tạo trong dạy học môn Mĩ thuật cho học sinh góp phần nâng cao chất lượng cho môn học Mĩ thuật và nâng cao tính thẩm mĩ cho học sinh. 5/ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu : Đọc tài cứu. phương pháp này được thực hiện nhằm nghiên cứu lí thuyết, làm cơ sở cho liệu và sách tham khảo có liên quan và phục vụcho việc nghiên phần lí luận. 2. Phương pháp khảo sát thực tiễn : + Khảo sát điều tra thực tế dạy Mĩ thuật ở một số trường tiểu học. + Dự giờ phỏng vấn giáo viên và học sinh. + Phương pháp này nhằm nghiên cứu thực trạng dạy Mĩ thuật ở trường tiểu học. 6/ NỘI DUNG ĐỀ TÀI: “Một số phương pháp để dạy tốt môn Mĩ thuật ở bậc tiểu học” 6
  7. PHẦN HAI: NỘI DUNG ĐỀ TÀI CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI. 1. CƠ SỞ PHÁP LÍ: Nghị quyết TW4 ( khoá VII ) của Đảng Cộng Sản Việt Nam về “ Tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo ”(14.01.1993) và gần đây nhất là nghị quyết TW2 ( khoá VIII ) khẳng định: Trong thời gian qua, mặc dù có nhiều khó khăn, sự nghiệp giáo dục có nhiều tiến bộ và phát triển nhưng cũng có một số mặt quan trọngbị giảm sút so với trước. Con người được dào tạo thường thiếu năng động, chậm thích nghi với nền kinh tế - xã hội đang đổi mới. Nghị quyết đang đề ra nhằm xác định lại mục tiêu, thiết kế lại chương trình, kế hoạch, nội dung, phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng học sinh có năng lực tư duy, sáng tạo, năng động khi giải quyết vấn đề. Mĩ thuật là bộ môn rất cần thiết đối với học sinh bậc tiểu học, nó cung cấp cho các em những hiểu biết cơ bản về cái đẹp trong cuộc sống mà con người có thể tác động đến và điều khiển chúng phục vụ lợi ích cho mình. Ngoài ra các em còn trang bị những kiến thức cơ bản nhất vè nghệ thuật tạo hình. Trên cơ sơ đó biết vận dụng vào cộc sống hàng ngày, góp phần vào mục tiêu đào tạo con người trong thời đại mới. 2.CƠ SỞ LÍ LUẬN: 2.1 Tính giáo dục: Đất nước ta đang bước vào thời kỳ đổi mới, thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phù hợp với truyền thống Việt Nam. Yếu tố cơ bản và nền tảng để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững đó là phát triển nguồn nhân lực con người. hay nói cách khác là phát triển và đổi mới giáo dục trong đó có môn Mĩ thuật – một môn học chính thức của cấp tiểu học. Xuất phát từ nhận thức trước đây thường xem môn Mĩ thuật là môn phụ cho nên các ngành, các cấp chưa quan tâm nhiều về trí tuệ, thời gian cũng như trang thiết bị, đồ dùng học tập đặc biệt là phương pháp dạy học chủ yếu còn mang nặng phương pháp dạy học cổ truyền, máy móc, dập khuôn, chưa chú trọng đến giáo dục thẩm mĩ. Vì vậy hiệu quả chưa cao, chưa đáp ứng được mục tiêu môn học. Mà chúng ta đã biết giáo dục thẩm mĩ cho học sinh là nhiệm vụ chính của môn Mĩ thuật. Bởi con người ta luôn có khát vọng vươi tới cái đẹp, mà muỗn cho mỗi người trong đó có trẻ em tiếp cận và cảm thụ một cách đầy đủ về cái đẹp nói chung, và giáo dục và rèn luyện cho trẻ yêu thích học môn học Mĩ thuật nói riêng, là một việc làm hết sức cần thiết. Việc giáo dục và rèn luyện cho trẻ yêu thích học môn học Mĩ thuật nhằm cho trẻ phát triển hoàn thiện các kiến thức về tài, đức, mĩ, dục. Trong đó “mĩ” là môn học trừu tượng không phải ai cũng cảm nhận đúng cái đẹp. Cho nên việc trang bị cho các em hiểu đúng nghĩa về môn Mĩ thuật là phải rèn luyện cho mình một kiến thức chuẩn mực để vẽ đẹp, hợp lý và sáng tạo. 7
  8. 2.2.Vai trò: Vai trò của môn Mĩ thuật trong đời sống hết sức quan trọng, thế hệ trẻ phải nắm bắt mục đích ý nghĩa của nó, thì biết sử dụng nóđể phục vụ cho bản thân xã hội. Nếu một đất nước văn minh thì cái đẹp là cái nhìn đầu tiên đòi hỏi là cái đẹp đưa vào mọi lĩnh vực kiến trúc, hội hoạ, điêu khắc và ngay cả cách ăn mẩctng trí mọi phương diệntừ ngoài xã hội đến trong gia đình cũng phải thực sự thẩm mĩ. Muốn cho xã hội ta giàu mạnh vươn lên ngang tầm với thế giới là việc đầu tiên chúng ta cần quan tâm đó là các học sinh ở bậc tiểu học. Trau dồi cho các em kiến thức Mĩ thuật là làm cho tâm hồn trong sáng của các em đón nhận tinh hoa của nhân loại. Người giáo viên vẽ vào tâm hồn chúng bằng nhiều hình ảnh lâu dài, bông hoa muôn màu muôn sắc, các em sẽ nhận ra trên thế giới loài người này cái đẹp đã thâm nhập trong mỗi lĩnh vực từng giờ từng phút. Công nghiệp, nông, lâm, ngư, thủ công, mỹ nghệ từ thời xưa người nguyên thuỷ đã biết khắc vào đá những biểu tượng sống động bằng hình ảnh để ghi lại những kết quả trong quá trình lao động. Xã hội loài người càng hát triển con người biết làm đồ trang sức, làm thủ công, gốm sứ hình chim, hình thú trên dụng cụ của mình để giải trí trong những giờ làm việc mệt nhọc. Tập cho các em làm quen và tiếp nhận môn Mĩ thuật vào bộ óc các em hiện nay là vấn đề quan trọng. Nhưng làm thế nào để các em hiểu đúng và có cách nhìn cụ thể về môn học đó là vấn đề càng quan trọng hơn. Bộ giáo dục và đào tạo đã xuất bản môn Mĩ thuật và phương pháp dạy học môn Mĩ thuật ở bậc tiểu học, sách bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên tiểu học. Những giáo viên tiểu học là giáo viên đa năngphải nghiên cứu nhiều môn học ngay cả tình cảm đạo đức của các em nên việc chú trọng nghiên cứu sách kỹ càng tỉ mỉ thì vẫn còn hạn chế. Chính vì vậy việc dạy Mĩ thuật cũng như Hát nhạclà một môn học đòi hỏi không ít năng khiếu độc lập của giáo viên và học sinh cần có một giáo viên chuyên trách thì việc nghiên cứu tìm hiểu có lẽ sẽ sâu hơn và hiệu quả hơn. 2.3 Nhu cầu thị hiếu: Thị hiếu thẩm mĩcũng là một trong những yếu tố hợp thành tích đa dạng hoá, giúp trẻ có cách nhìn chính xác nhận biết một sự thật, hiện tượng khách quan chủ thể bằng nhiều tác động kép thông qua đó tạo chất sám cho não bộ hình thành và phát triển cho mình tính tỉ mỉ, cần cù, sáng tạo, nhần xét đánh giá màu sắc thiên nhiên qua không gian thời gian phù hợp với chức năng thẩm mĩ. Nhu cầu thị hiếu còn giúp các em nhìn sâu trạng thái của mọi vật thường xuyên và hướng chúng theo ý riêng của mình. 3. CƠ SỞ THỰC TIỄN: Xuất phát từ sự say mê cái đẹp trong hội hoạ cái đẹp trong tâm hồn cũa mỗi người, trong tự nhiên ngoài xã hội. như từng vị nghọt của quả, vị thơm của hoa, vị men nồng say của muôn vàn cái đẹp. Của những nghệ thuật độc đáo của các nước có nền văn minh sớm từ lâu đời trên thế giới đã trở thành biểu tượng 8