SKKN Kinh nghiệm “Cách thức tổ chức tiết dạy Mĩ thuật áp dụng theo phương pháp Đan Mạch đạt hiệu quả”

doc 57 trang sangkien 01/09/2022 4440
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Kinh nghiệm “Cách thức tổ chức tiết dạy Mĩ thuật áp dụng theo phương pháp Đan Mạch đạt hiệu quả”", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_kinh_nghiem_cach_thuc_to_chuc_tiet_day_mi_thuat_ap_dung.doc

Nội dung text: SKKN Kinh nghiệm “Cách thức tổ chức tiết dạy Mĩ thuật áp dụng theo phương pháp Đan Mạch đạt hiệu quả”

  1. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: Kinh nghiệm “Cách thức tổ chức tiết dạy Mĩ thuật áp dụng theo phương pháp Đan Mạch đạt hiệu quả”. 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Dạy học môn Mĩ thuật 3. Tác giả: Họ và tên: Nguyễn Thị Thu Lý, nữ Ngày tháng/năm sinh: 01- 07-1977 Trình độ chuyên môn: Đại học Sư phạm Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên Trường tiểu học Hiệp Hoà – Kinh Môn – Hải Dương Điện thoại: 01697062255 4. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có) : Trường tiểu học Hiệp Hoà – Kinh Môn – Hải Dương 5. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: nêu mốc thời gian mà SK được áp dụng lần đầu tiên trong thực tế, hoặc áp dụng thử. Từ năm học 2014-2015 đến tháng 2 năm 2016. TÁC GIẢ XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN Nguyễn Thị Thu Lý XÁC NHẬN CỦA PHÒNG GD&ĐT 1
  2. TÓM TẮT SÁNG KIẾN Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của BCH Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa-hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế Bộ giáo dục và Đào tạo được sự hỗ trợ của chính phủ Đan Mạch. Các trường Tiểu học đã triển khai Dự án Hỗ trợ Giáo dục Mĩ thuật cấp Tiểu học(SAEPS). Dạy Mĩ thuật áp dụng theo phương pháp Đan Mạch là một phương pháp dạy học mới của giáo dục tiểu học trong giai đoạn hiện nay, nó có tác dụng tích cực trong học tập của học sinh vừa phục vụ kiến thức kỹ năng trọng tâm của bài học cho học sinh vừa phát huy được sự nhanh trí, sáng tạo và rèn luyện tính tự lập, tinh thần tập thể cho học sinh. M«n MÜ thuËt lµ mét trong nh÷ng m«n häc nghÖ thuËt trong ch­¬ng tr×nh TiÓu häc, lµ m«n häc ®­îc häc sinh rÊt yªu thÝch. Nã gióp cho häc sinh hiÓu biÕt thªm phÇn nµo vÒ nghÖ thuËt héi ho¹ vµ bæ trî thªm cho mét sè m«n häc kh¸c. M«n häc nghÖ thuËt nµy nhÑ nhµng, mang tÝnh chÊt "Häc mµ ch¬i, ch¬i mµ häc". ThÕ nªn giê häc MÜ thuËt ph¶i diÔn ra tho¶i m¸i nh­ng hiÖu qu¶, kÝch thÝch sù t­ duy s¸ng t¹o cña häc sinh mét c¸ch tù nhiªn, kh«ng gß Ðp. Muèn vËy để thực hiện dạy môn Mĩ thuật áp dụng theo phương pháp Đan Mạch đạt hiệu quả, giáo viên phải nghiên cứu phương pháp dạy, bài soạn theo các quy trình học sao cho phù hợp với từng chủ đề và hoạt động học. Những quy trình Mĩ thuật theo phương pháp mới của Đan Mạch đều hướng tới mục tiêu lấy HS làm trung tâm; kích thích sự tương tác, tư duy sáng tạo và phát triển nhận thức. Để từ đó, các em có thể hình thành và phát triển ba năng lực cốt lõi là: Sáng tạo mĩ thuật và qua đó biểu đạt bản thân ( suy nghĩ, tình cảm, mong muốn, ). Hiểu, cảm nhận và phản ánh được hình ảnh của sản phẩm/ tác phẩm mĩ thuật (phân tích, đánh giá được sản phẩm/ tác phẩm). Giao tiếp/ trao đổi, tiếp nhận ý tưởng và ý nghĩa thông qua sản phẩm/ tác phẩm mĩ thuật. Cùng lúc với việc phát triển những năng lực nói trên, HS cũng có thể phát triển các giác quan, các kĩ năng sống, kinh nghiệm và khả năng giải quyết vấn đề, các năng lực hợp tác, năng lực tự học và tự đánh giá. Vậy cách thức tổ chức hoạt động học tập (thông qua các quy trình dạy) của phương pháp Đan Mạch được sử dụng trong tiết dạy Mĩ thuật như thế nào, mục đích 3
  3. của hoạt động học phát huy được vai trò gì khi học sinh học môn Mĩ thuật? Đó chính là những ý nghĩ thôi thúc tôi nghiên cứu lĩnh vực này qua tên gọi: Kinh nghiệm “Cách thức tổ chức tiết dạy Mĩ thuật áp dụng theo phương pháp Đan Mạch đạt hiệu quả” Để kinh nghiệm áp dụng trong dạy học môn Mĩ thuật đạt hiệu quả thì mỗi trường phải đủ giáo viên dạy chuyên, đầy đủ điều kiện về phòng học chức năng, các phương tiện dạy học. GV phải sử dụng thành thạo các phương tiện dạy học biết thiết kế bài giảng, hiểu được cách dạy của phương pháp Đan Mạch phù hợp với bài học .Học sinh có đầy đủ đồ dùng như màu vẽ, bút chì, giấy vẽ, vật liệu sẵn có, kéo, giấy thủ công, đất nặn Bắt đầu từ năm học 2014-2015 đến tháng 2 năm 2016, tôi đã trực tiếp giảng dạy môn Mĩ thuật khối 1,2,3,4,5, và qua các đợt tập huấn dạy học theo phương pháp mới nhằm phát huy tính tích cực chủ động của học sinh. - Đối tượng nghiên cứu là học sinh trường tiểu học nơi tôi dạy học - Tôi khảo sát thực tế dạy học mĩ thuật ở trường TH. Tôi đưa ra một số giải pháp thực hiện: - Xây dựng được kế hoạch, phương hướng thiết kế bài dạy, vận dụng các quy trình vào các hoạt động học trong từng chủ đề MT. - Xây dựng giáo án dạy. - Dạy thực nghiệm. - Phân tích, lý giải, đối chiếu, chứng minh. Qua nghiên cứu Kinh nghiệm “Cách thức tổ chức tiết dạy Mĩ thuật theo phương pháp Đan Mạch đạt hiệu quả” giúp bản thân tôi nói riêng và những giáo viên Mĩ thuật nói chung, coi mọi giải pháp góp phần nâng cao hứng thú học tập của học sinh phát huy được tư duy, khả năng sáng tạo, khả năng đánh giá sản phẩm để từ đó nâng cao được chất lượng tiết dạy của giáo viên và các bài thực hành của học sinh đẹp hơn, nhẹ nhàng hơn, hoàn thiện hơn. Với đề tài tôi chọn nghiên cứu hy vọng được đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào việc dạy và học môn Mĩ thuật ở Tiểu học đạt kết quả cao. 4
  4. MÔ TẢ SÁNG KIẾN 1. Lí do chọn đề tài: Mỗi người mỗi nghề đều mang những đặc thù, đặc trưng riêng của từng ngành nghề sao cho phù hợp với từng năng lực sở trường của mình. Nghề dạy học được coi là một nghề cao quý bởi sản phẩm chủ yếu là nhân cách con người. Muốn trở thành con người hữu ích, đều phải dựa vào sự giáo dục của nhà trường. Dạy học đã khó, dạy mỹ thuật càng khó hơn. Bởi ngoài việc dạy học sinh những kiến thức cơ bản thì việc học mỹ thuật còn phải đem lại niềm vui cho mọi người, làm cho mọi người nhìn ra cái đẹp, thấy cái đẹp ở trong mình, xung quanh mình trở nên gần gũi đáng yêu hơn. Đồng thời học mỹ thuật giúp mọi người tự tạo ra cái đẹp theo ý mình, theo cách hiểu cách lý giải của bản thân, làm cho cuộc sống thêm tươi vui hạnh phúc. Dạy và học mĩ thuật ở tiểu học không nhằm đào tạo họa sĩ hay người làm nghệ thuật mà nhằm giáo dục thị hiếu thẩm mỹ cho học sinh. Chủ yếu tạo điều kiện cho học sinh tiếp xúc làm quen và thưởng thức cái đẹp, tập tạo ra cái đẹp vận dụng cái đẹp vào trong cuộc sống hằng ngày. Để làm được điều đó cần hiểu về cách nhìn cách cảm nhận, lý giải hiện tượng sự vật của học sinh hay nói cách khác là “ngôn ngữ tạo hình” trong bộ môn mĩ thuật, mà cụ thể ở đề tài nghiên cứu này được tìm hiểu thông qua kinh nghiệm tổ chức tiết học Mĩ thuật áp dụng theo phương pháp Đan Mạch.Việc tổ chức tiết học Mĩ thuật áp dụng theo phương pháp Đan Mạch để tìm hiểu đặc trưng ngôn ngữ tạo hình ở học sinh tiểu học sẽ giúp cho giáo viên giảng dạy đánh giá một cách tích cực đúng đắn, gây hứng thú cho cả người học và người dạy, tìm ra được phương pháp, cách thức giảng dạy phù hợp đối tượng, lứa tuổi. Tuy nhiên dạy như thế nào? Dạy thật tốt hay bình thường còn phụ thuộc ý thức, đạo đức nghề nghiệp của mỗi chúng ta và năng lực chuyên môn. Với mong muốn trở thành người giáo viên dạy tốt, dạy giỏi, hoàn thành tốt công tác nhiệm vụ, mỗi người giáo viên cần có rất nhiều yếu tố: chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức kinh nghiệm, và lòng say nghề yêu trẻ. Trong thực tế dạy Mĩ thuật, đặc biệt trong các giờ dạy MT áp dụng theo phương pháp Đan Mạch, giáo viên vẫn còn rất lúng túng, thực hiện chưa có hiệu quả việc đổi mới phương pháp dạy học để phát 5
  5. huy tính tích cực của học sinh. Nhiều giáo viên dạy MT hiểu sai cách thức tổ chức dạy nên dạy chưa đúng với mục tiêu Bộ giáo dục và dự án đề ra. Giáo viên còn phải làm việc nhiều trong giờ dạy học, giáo viên còn nói rất nhiều, ít sử dụng phương pháp trò chơi, sử dụng phương tiện dạy học chưa hợp lý, chưa khoa học. Học sinh ít được hoạt động để tự tìm ra kiến thức. Các em chỉ được trả lời các câu hỏi phát hiện đơn giản, hầu như thời gian của giờ học học sinh chỉ ngồi nghe và thực hành ít thời gian không đủ để làm bài tập. Các tiết học lặp lại nhiều lần, học sinh nhàm chán.Tiết học trở nên nặng nề, căng thẳng không gây hứng thú và phát huy được tính tích cực, sáng tạo của học sinh. Học sinh trở nên thụ động làm theo các gợi ý của thầy là chủ yếu tiết học không hiệu quả. Là một giáo viên mĩ thuật trực tiếp giảng dạy tôi luôn băn khoăn và cố gắng học hỏi về vấn đề vận dụng việc đổi mới phương pháp phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy Mĩ thuật. Làm thế nào qua một tiết học mà giáo viên vừa tổ chức cho học sinh tham gia vào các hoạt động trong các tiết dạy Mĩ thuật và hiểu được mục đích của bài học vừa vẽ được một bài vẽ mang đúng nghĩa là giáo dục thẩm mỹ cho học sinh, mở rộng vốn sống vốn kinh nghiệm cho học sinh? Làm thế nào để học sinh hứng thú và phát huy được tính tích cực của mình mà vẫn đảm bảo đặc trưng bộ môn? Kinh nghiệm “Cách thức tổ chức tiết dạy Mĩ thuật theo phương pháp Đan Mạch đạt hiệu quả” theo hướng đổi mới phương pháp thì làm thế nào? Đó là vấn đề tôi quan tâm và là lý do tôi chọn đề tài này. 1.1- Mục đích nghiên cứu: Trong đề tài này hoàn toàn vì một mục đích chung của mục tiêu dạy học mĩ thuật trường tiểu học là; Tuỳ từng địa phương, từng đối tượng học sinh ta có thể áp dụng lồng ghép quy trình hoạt động học vào các bước lên lớp và cách dạy cho phù hợp. Những yêu cầu của tiết học Mĩ thuật cần đạt được là một tiết học phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, học sinh hứng thú không những cảm thụ vẻ đẹp tranh mà còn hào hứng thực hành vào bài vẽ, biết vận dụng vào cuộc sống giúp cho cuộc sống ngày thêm hồn nhiên trong mắt trẻ thơ 1.2- Đối tượng nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu là học sinh trường tiểu học nơi tôi dạy học 6
  6. 1.3-Giới hạn phạm vi nghiên cứu: Trong giới hạn phạm vi nghiên cứu đề tài này tôi chỉ đưa ra các cách cơ bản và đơn giản khi thực hiện thiết kế và thực hiện hoạt động dạy và học, trong phạm vi của các tiết học Mĩ thuật. 1.4- Nhiệm vụ nghiên cứu: - Xây dựng được kế hoạch, phương hướng thiết kế bài dạy, vận dụng các quy trình vào các hoạt động học trong từng chủ đề MT. - Xây dựng giáo án dạy. 1.5- Phương pháp nghiên cứu: - Nghiên cứu lý thuyết Tài liệu dạy học Mĩ thuật dành cho giáo viên tiểu học theo Dự án hỗ trợ giáo dục Mĩ thuật tiểu học ( SAEPS ) để tìm ra cơ sở lý luận. - Khảo sát thực tế dạy học Mĩ thuật ở trường TH, dạy thực nghiệm. - Phân tích, lý giải, đối chiếu, chứng minh. - Qua sách báo, băng hình, khai thác thông tin trên mạng Internet, trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp . 1.6. Những đóng góp của kinh nghiệm Qua nghiên cứu Kinh nghiệm “Cách thức tổ chức tiết dạy Mĩ thuật theo phương pháp Đan Mạch đạt hiệu quả” giúp bản thân tôi nói riêng và những giáo viên Mĩ thuật nói chung, coi mọi giải pháp góp phần nâng cao hứng thú học tập của học sinh phát huy được tư duy, khả năng sáng tạo để từ đó nâng cao được chất lượng tiết dạy của giáo viên và các bài thực hành của học sinh đẹp hơn, hoàn thiện hơn. HS cũng có thể phát triển các giác quan, các kĩ năng sống, kinh nghiệm và khả năng giải quyết vấn đề, các năng lực hợp tác, năng lực tự học và tự đánh giá. Với đề tài tôi chọn nghiên cứu hy vọng được đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào việc dạy và học môn Mĩ thuật ở Tiểu học theo phương pháp mới đạt kết quả cao. 1.7. Thời gian nghiên cứu: Bắt đầu từ năm học 2014-2015 đến tháng 2 năm 2016, tôi đã trực tiếp giảng dạy môn mỹ thuật khối 1,2,3,4,5, và qua các đợt tập huấn dạy học theo phương pháp mới ( PPĐM ) nhằm phát huy tính tích cực chủ động của học sinh. 7