Sáng kiến kinh nghiệm Đồ dùng dạy học và kĩ năng sử dụng đồ dùng dạy học môn Mỹ thuật Tiểu học

doc 14 trang sangkien 01/09/2022 2600
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Đồ dùng dạy học và kĩ năng sử dụng đồ dùng dạy học môn Mỹ thuật Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_do_dung_day_hoc_va_ki_nang_su_dung_do.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Đồ dùng dạy học và kĩ năng sử dụng đồ dùng dạy học môn Mỹ thuật Tiểu học

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ PHÒNG GD&ĐT TĨNH GIA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM " ĐỒ DÙNG DẠY HỌC VÀ KĨ NĂNG SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG DẠY HỌC MÔN MỸ THUẬT TIỂU HỌC” Người thực hiện : Nguyễn Hữu Dương Chức vụ : Giáo viên Đơn vị công tác : Trường TH Định Hải SKKN thuộc lĩnh vực : Môn Mĩ thuật THANH HOÁ NĂM 2014 1
  2. - ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay việc giảng dạy môn Mĩ thuật ở trường tiểu học cũng như những môn học khác, đồ dùng trực quan đóng một vai trò quan trọng trong giờ giảng. Bởi vì đồ dùng trực quan khi sử dụng có hiệu quả trong tiết giảng sẽ giúp học sinh tìm hiểu, so sánh, nhận xét, phán đoán và ghi nhận sự vật dể dàng hiểu sự vật qua con mắt quan sát bằng nét vẽ, hình vẽ, màu sắc một cách nhanh chóng, nhớ sự vật lâu hơn. Chúng ta đã biết việc sử dụng đồ dùng trực quan tốt ở tiết giảng sẽ phát huy được sự tham gia của nhiều giác quan. Hơn nữa, lứa tuổi học sinh tiểu học lại la lứa tuổi tư duy còn đang ở độ thấp tư duy cụ thể, cho nên khi sử dụng đồ dùng trực quan thì đồ dùng phải sinh động, phải cụ thể để học sinh có được khả năng tự giác tư duy trừu tượng qua tay sờ, mắt thấy, tai nghe và có được hứng thú học tập, hiểu vấn đề nhanh, nhớ đồ dùng trực quan lâu trong khi vân dụng làm bài thực hành. Chính vì thế khi nói đến phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan trong môn Mĩ thuật là ta phải nghĩ ngay đến một vấn đề có ý nghĩa quan trọng, vấn đề đưa lên hàng đầu trong các phương pháp giảng dạy Mĩ thuật ở tiểu học. Như chúng ta đã biết. Một tiết dạy Mĩ thuật có đồ dùng trực quan được khai thác triệt để sẽ bồi dưỡng và phát triển cho các em lòng ham thích, say mê học tập và đáp ứng yêu cầu, mục đích của bài. Khi các em biết khai thác đồ dùng trực quan độc lập các em sẽ nắm được các yếu tố tạo nên vẻ đẹp trong môn Mĩ thuật, ngoài ra còn phát huy óc tưởng tượng, tư duy sáng tạo tốt hơn. Cho nên việc đổi mới phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan là một nhu cầu tất yếu của quá trình dạy học và cũng là để hoàn thành tốt nhiệm vụ của người giáo viên trên bục giảng. Hiện nay ở các trường tiểu học, nhìn chung đã có đủ giáo viên dạy chuyên môn Mĩ thuật. Do vậy trong mỗi bài giảng việc nghiên cứu áo dụng sử dụng đồ dùng trực quan luôn là vấn đề mà các giáo viên chuyên Mĩ thuật quan tâm để cho chất lượng của môn mĩ thuật ngày một được nâng cao. Qua nhiều năm thực tế giảng dạy, kết hợp với dự giờ thăm lớp của đồng nghiệp, cùng với nghiên cứu các tài liệu nói về phương pháp sử dụng đồ dùng 2
  3. trực quan và việc học tập các chuyên đề của phòng, của sở. Tôi nhận thấy chất lượng giảng dạy môn Mĩ thuật nhìn mặt bằng chung các trường là chưa cao. Đặc biệt là vấn đề sử dụng đồ dùng trực quan còn chưa nhiều hoặc có sử dụng đồ dùng trực quan nhưng học sinh lại không khai thác kiến thức cơ bản từ đồ dùng trực quan mà vẫn thụ động quan sát đồ dùng. Tại một số lớp ở một số trường lân cận tôi có dịp được tiếp xúc với các em học sinh và được biết các em rất thích học có đồ dùng trực quan. Nhưng qua thí điểm dạy cụ thể bằng các phương pháp các kỹ năng sử dụng đồ dùng khác nhau tôi đã nhận thấy việc sử dụng đồ dùng trong một tiết dạy, mà giáo viên sử lý dữ kiện của bài soạn với đồ dùng không đúng thì đồ dùng đó cũng vô tác dụng. Hay sử dụng đồ dùng để minh hoạ cũng vậy. Nếu không để học sinh khai thác một cách tự nhiên thì cũng không có hiệu quả. Vì thế mà tôi muốn đề cập đến những kỹ năng khi sử dụng đồ dùng trực quan trong giảng dạy môn Mĩ thuật ở tiểu học sao cho bài giảng đạt kết quả cao nhất từ đồ dùng trực quan. I. Lời mở đầu Chương trình môn Mĩ thuật ở Tiểu học từ lớp 1 cho đến lớp 5 nội dung đã được chia thành 5 phân môn rõ rệt với những mục đích yêu cầu khác nhau, sản phẩm khác nhau cách thức và phương pháp cũng khác nhau. Bởi vậy trong mỗi giờ dạy của mõi phân môn thì đồ dùng trực quan và cách sử dụng, phương pháp sử dụng, hình thức khai khác nó cũng khác nhau hoàn toàn. Đồ dùng của phân môn này không thể sử dụng vào bài của phân môn khác được, có đồ dùng trực quan chỉ được sử dụng một lần cho một giờ dạy, hoặc có những đồ dùng không thể làm ra được mà chỉ có thể lấy từ tự nhiên và lấy từ cuộc sống mà thôi. Như vậy ở các giờ dạy Mĩ thuật đòi hỏi người giáo viên không những vững về kiến thức mà còn phải chuẩn bị chu đáo về đồ dùng, phải khoa học trong cách sử dụng, cách khai thác đồ dùng trực quan, để bài học đạt được kết quả cao nhất. Nói như vậy thì đồ dùng trực quan đó phải đạt được các yêu cầu tối thiểu về mặt nội nung khai thác và đặc biệt phải đạt được về các yêu cầu thẩm mĩ, bởi vì dò dùng dược dùng để giảng dạy môn Mĩ thuật. 3
  4. II. Thực trạng Trong thực tế ở các trường Tiểu học đã được cấp một lượng lớn đồ dùng trực quan cho môn học Mĩ thuật. Các đồ dùng với đầy đủ cho các phân môn, đa số là đồ dùng là tranh in trên giấy (tranh vẽ về các đề tài của học sinh, tranh của hoạ sĩ, các tranh dân gian và các bài trang trí, tranh vế các bài tập nặn, tranh tượng. Nói chung các đồ dùng này là tranh, ảnh). Đa số các tranh này đều đẹp. Thực tế các đồ dùng này được làm ra bởi những người không trực tiếp giảng dạy trẻ (học sinh tiểu học). Như vậy khi học Mĩ thuật thì học sinh chỉ được xem tranh và ảnh chứ không có gì khác. Xong trong thực tế môn Mĩ thuật và Mĩ thuật nói chung thì các sản phẩm Mĩ thuật lại rất đa dạng, phong phú và có thể nói là nhiều, rất nhiều. Ví dụ ở mỗi phân môn thường có các đồ dùng tương ứng với nó như: phân môn Thường thức Mĩ thuật thì đồ dùng của phân môn này nhất thiết phải là các sản phẩm Mĩ thuật (thì mới thường thức tối thiểu được), nó là phiên bản, là mô hình, là giai thoại, là các câu chuyện, là các vật dụng, đồ dùng, chất liệu làm ra sản phẩm; phân môn Vẽ theo mẫu thì đồ dùng trực quan cụ thể nhất, phổ biến nhất đó là các dồ dùng vật dụng trong cuộc sống thường ngày, đó là viên gạch, cái ấm, cái bát, hoa lá, trái cây, con vật, con người thật ; ở phân môn trang trí thì ứng dụng làm đồ dùng trực quan càng đa dạng và phong phú hơn, ngoài các bài , các trang trí mang tính chất cơ bản thì trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày có vô vàn các đồ vật được ứng dụng trang trí, đó là nguồn trực quan vô cùng, vô tận; ở phân môn vẽ tranh trực quan lại càng phong phú hơn, nhưng điều quan trọng hơn cả là “tranh của giáo viên” và “tranh của học sinh”. Đặc biệt tranh của giáo viên vẽ ra gây ấn tượng và gây hững thú cao nhất đối với học sinh của mình (điều này rất ít ngưồi quan tâm tới) rất đa dạng và rất phong phú. Ngoài ra chưa kể đến các hình thức biểu hiện của các sản phẩm Mĩ thuật đó. Nhưng trong thực tế dạy học thì lại không như vậy. Như ở phần trên đã đề cập đến, học sinh thích học Mĩ thuật, giáo viên được đào tạo sư phạm bài bản, môi trường học tập được cải thiện khá tốt, đồ dùng trực quan sinh động từ cuộc sống vậy tao sao rất ít giờ dạy Mĩ thuật thành công, thậm trí còn nhàm chán, căng thẳng hoặc ồn ào Vậy nguyên nhân này xuất phát từ đâu, cách khác phục như thế nào? 4
  5. B – GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Tình hình: Theo mục đích, yêu cầu mỗi bài giảng thì phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan luôn được vận dụng trong việc giảng dạy Mĩ thuật ở tiểu học vì nó phù hợp với đặc điểm của môn học và phù hợp với đặc điểm tri giác của học sinh. Phương pháp trực quan đối với môn Mĩ thuật có những yêu cầu cụ thể như: Yêu cầu về chuẩn bị đồ dùng trực quan và sử dụng đồ dùng trực quan. Vậy khi nói đến việc chuẩn bị đồ dùng trực quan ta phải nghĩ đến nhiệm vụ của môn Mĩ thuật, ngoài việc cung cấp những tri thức bộ môn và rèn kỹ năng nó còn nhiệm vụ giáo dục thẩm Mĩ cho học sinh. Do đó đồ dùng giảng dạy đưa ra cho học sinh học tập ngoài yêu cầu là đối tượng cho học sinh quan sát, phù hợp với nội dung bài giảng còn có yêu cầu là phải đẹp để thu hút sự chú ý của học sinh, tạo nên không khí nghệ thuật trong giờ học. Làm cho các em học sinh yêu thích vật mẫu bởi vẻ đẹp về hình dáng, màu sắc của mẫu làm phấn chấn tinh thần học tập của các em. Điều đó góp phần không nhỏ vào việc giáo dục thẩm Mĩ cho học sinh. Vì thế đồ dùng học tập môn Mĩ thuật không thể tuỳ tiện phải cần có sự chuẩn bị chu đáo trước theo yêu cầu của bài giảng. Mẫu vẽ to rõ ràng để học sinh nhìn rõ màu sắc, đường nét phải tươi vui, sáng sủa. Khi đồ dùng trực quan đã được chuẩn bị đầy đủ, thì tuỳ thuộc vào đặc điểm của mỗi hình thức Mĩ thuật mà có những yêu cầu về trình bày trực quan, để làm sao phát huy được khả năng tư duy khai thách kiến thức triểt để ở mỗi học sinh. Từ những tình hình chung đó và kết hợp với tình hình thực tế tôi nhận thấy việc sử dụng đồ dùng trực quan mỗi giáo viên vẫn còn sự hạn chế khác nhau. Mà cụ thể được thể hiện ở chất lượng bài tập của các em chưa cao. Khả năng tư duy hiểu bài, nhớ bài thông qua đồ dùng trực quan là rất thấp. Thậm chí có em chỉ quan sát đồ dùng trực quan như một vật không tác dụng, các em hoàn toàn không nắm được, thâu tóm được nội dung chính của bài qua đồ dùng. Để khắc phục tình trạng này tôi đưa ra một số vấn đề từ thực tế cần giải quyết, nhằm mục đích giúp giáo viên sử dụng đồ dùng trực quan có hiệu quả để cho các em học sinh biết tự khai thác nội dung bài giảng từ trực quan. 5
  6. II - Những vấn đề cần giải quyết 1 – Kiểm tra chất lượng: Để xác định điều này trong tình hình chung hiện nay ở các trường tiểu học, tôi đã tiến hành kiểm tra chất lượng bằng việc dự giờ thăm lớp và trực tiếp giảng dạy. Nhìn chung tôi thấy học sinh tiểu học học môn Mĩ thuật với một thái độ chưa tích cực, vẫn còn phân biệt giữa các môn học cho nên việc dành thời gian cho môn mĩ thuật còn thiếu dẫn đến kết quả bài học không cao. Bên cạnh thái độ phân biệt vị trí môn học là khả năng tự giác tư duy còn yếu. Vậy lý do của việc học sinh không năm vững bài học là do đâu. Cụ thể tôi đã dự giờ thăm lớp để đánh giá điều này. Bài 17 (lớp 5) bài Thường thức Mĩ thuật - Xem tranh hoạ sĩ : Tranh “Du kích tập bắn” của Nguyễn Đỗ Cung. Tôi đã dạy đơn thuần, khai thác bài như trong sách giáo viên, sách giáo khoa với cách khai thác trực quan theo phương pháp truyền thống. Sử dụng đồ trực quan và thực hiện đầy đủ tiến trình lên lớp của một giờ giảng. Nhưng đồ dùng trực quan mà tôi đưa ra là đồ dùng hiện có của thư viện. Đồ dùng còn nhỏ quá, khai thác bài học dựa vào và bám sát sách giáo viên và sách giáo khoa. Dẫn đến việc học của học sinh không phát huy được khả năng tư duy, quan sát của đồ dùng mà học sinh quan sát thụ động, không khai thác được nội dung bài từ đồ dùng. Giáo viên còn phải làm việc nhiều, giờ học trầm không sôi nổi, lượng thông tin cần được khắc sâu thì khô cứng, thiếu thốn, đặc biệt là tri thức học sinh lĩnh hội được là na ná giống nhau (đó là điều cấm kị của học môn Mĩ thuật) nó ngược lại với mục tiêu của chương trình. Kết quả thu được qua bài thực hành sau bài dạy : Lớp Tổng Thích Không thích Không ý kiến 5 30 6 20 4 Như vậy kết quả cho thấy số lượng học sinh không thích còn nhiều. Qua đó chứng tỏ rằng phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan không kết quả là do thái độ tuỳ tiện, đồ dùng không chuẩn mực, không hay, giáo viên khai thác không sáng tạo, không mới. 6