SKKN Một số kinh nghiệm chỉ đạo thực nghiệm “Chương trình giáo dục Mầm non lứa tuổi 5-6 tuổi”

doc 4 trang sangkien 11040
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm chỉ đạo thực nghiệm “Chương trình giáo dục Mầm non lứa tuổi 5-6 tuổi”", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_chi_dao_thuc_nghiem_chuong_trinh_gia.doc

Nội dung text: SKKN Một số kinh nghiệm chỉ đạo thực nghiệm “Chương trình giáo dục Mầm non lứa tuổi 5-6 tuổi”

  1. Một số kinh nghiệm chỉ đạo thực nghệm “ Chương trinh giáo dục mầm non lứa tuổi 5 - 6 tuổi”. I. Đặt vấn đề * Cơ sở lí luận: Trong những thập kỹ qua, ngành gáo dục đào tạo đã không ngừng phát triển cả về bề rộng lẫn chiều sâu hoàn thành nhiệm vụ của mình một cách xuất sắc, được Đảng và nhân tin yêu.Trong đó ngành mầm non là một ngành đã có nhiều đóng góp to lớn, thực sự có tránh nhiệm gieo những hạt giống tốt, mầm non tốt tạo tiền đề vững chắc cho nhiệm vụ giáo dục đào tạo cho thế hệ trẻ mai sau. Sự phát triển của trẻ là một quá trình liên tục, trải qua nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn là một hoạt động chủ đạo riêng và cũng tạo ra sự phát triển đặc thù của giai đoạn đó “ chương trình giáo dục mầm non” được vụ giáo dục mầm non và trung tâm nghiên cứu giáo dục mầm non đã phối hợp thực hiện thử nghiệm “ chương trình giáo dục mầm non”trong đó đặc biệt là độ tuổi mẫu giáo 5-6 tuổi. * Cơ sở thực tiển: Tư tưởng chi đạo của nội dung chương trình qua các thời kì ( cải tiến + cải cách + ) giáo dục mầm non là hoàn toàn đúng đắn. Trẻ được phát triển toàn diện qua học tập vui chơi. Coi trọng vui chơi, vệ sinh (chương trình giản ) là hoạt động chủ đạo song cấu trúc chương trình chưa đầy đủ, các thành tố của chương trình ( yếu tố, kết quả, điều kiện, phương pháp ). Mục tiêu giáo dục chưa đề cập đầy đủ đến các giá trị ( tính hoà nhập, sáng tạo, tự lập ) Nội dung chương trình tuy đã chú ý phát triển toàn diện nhưng trong nội dung chưa gắn kết tính đồng bộ, tích hợp. Các môn học còn độc lập tách rời, mang nặng cung cấp kiến thức cho trẻ các bộ môn, hoạt động. Chưa coi trọng hình thành thói quen, kĩ năng, kiến thức và cuộc sống thực trạng. Phương pháp tổ chức các họat động chương trình hiện hành còn dựa vào bài soạn mẫu chưa sáng tạo thực hiện, mày mò cứng nhắc. Việc đánh giá : Chưa đánh giá được mức độ phát triển tâm lí của trẻ, chưa tạo điều kiện cho giáo viên và trẻ bộc lộ, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tao, linh hoạt. Đánh giá chưa chú trọng vào quá trình giáo dục để cho giáo viên cải tiến kịp thời giáo án. II. giải quyết vấn đề. * Tình hình thực trạng: Là một trường được công nhận trường chuẩn quốc gia luôn được phòng giáo dục quan tâm tạo điều kiện giúp đỡ, năm học 2006-2007 Trường chúng tôi đã thực hiện thí điểm “ chương trình giáo dục mầm non”.trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi chúng tôi có những thuận lợi và gặp khó khăn sau. * Thuận lợi :
  2. Có đậy đủ phòng cho trẻ học tập và hoạt động, môi trường sư phạm xanh- sạch- đẹp có ảnh hưởng đến vui chơi học tập cho trẻ. Đồ chơi ngoài trời tương đối đầy đủ. Các cháu đến trường được phân chia đúng độ tuổi, được chăm sóc giáo dục theo “ chương trình giáo dục mầm non mới” của vụ giáo dục mầm non. Các cán bộ quản lí và giáo viên khối 5-6 tuổi đã được chuyên đề “ chương trình giáo dục mần non” do sở giáo dụ và phòng tổ chức. Khó khăn : Giáo viên trình độ chuyên môn không đồng đều, nắm bắt chương trình mầm non mới còn lúng túng. Lập kế hoạch thực hiện chương trình năm học, dự kiến chủ đề con trong năm còn hạn chế. Đồ dùng, đồ chơi phục vụ từng chủ đề chưa phong phú, lớp chật hẹp, các góc chơi chật nên chưa tạo cho trẻ hoạt động một cách tích cực Hiểu về “chương trình giáo dục mầm non” của các bậc phụ huynh còn hạn chế III. Một số biện pháp chỉ đạo 1. Xây dựng đội ngũ giáo viên : chọn giáo viên có trình độ trên chuẩn bố trí vào 3 lớp 5 tuổi. Bồi dưỡng cuyên môn cho giáo viên: tổ chức cho tất cả giáo viên đứng lớp 5 tuổi đi học bồi dưỡng “chương trinh giáo dục mầm non” do sở và phòng tổ chức. Bố trí cho giáo viên tham quan và dự giờ tại trường mầm non điểm của tỉnh vào đầu tháng 1-2006. Tổ chức dạy thử nghiệm , dạy thao giảng để giáo viên được dự giờ, đánh giá, rút kinh nghiệm. Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên khối 5 tuổi vào chiều thứ 6 hàng tuần ( giải quyết những thắc mắc trong quá trình thực hiện các hoạt động). Dự giờ thăm lớp đó là biện pháp không thể thiếu được để nâng cao chất lượng của giáo viên. Dự giờ thường xuyên, đột xuất, giúp giáo viên hoàn thiện chương trình “giáo dục mầm non”. Sau mỗi buổi dự giờ nhận xét rút kinh nghiệm những mặt đã đạt được và những tồn tại cần khắc phục để giáo viên thực hiện tốt hơn ở những giờ sau. Khuyến khích giáo viên tự học, tự nghiên cức tài liệu. Đây là việc làm không thể thiếu được trong việc nâng cao nghiệp vụ của giáo viên, bởi vì làm theo chỉ đạo của nhà trường mà không có sự nổ lực phấn đấu của bản thân thì không có hiệu quả. Hướng dẫn giáo viên lập kế hoạch chăm sóc giáo dục theo kế hoạch tháng. Lập kế hoạch hoạt động cho trẻ. Khi lập kế hoạch cần thực hiện rõ các hoạt động tổ chức, phương pháp để .khuyến khích hứng thú và tích cực hoạt động của trẻ.
  3. Để giúp giáo viên có đủ tài liệu tham khảo chung tôi trang bị đầy đủ các loại sách dự thảo “chương trinh giáo dục mầm non”, tập san mầm non,tạp chí giáo dục, chúng tôi khuyến khích giáo viên trong khối thi đua tạo tâm lý thoải mái trong nhận thức của giáo viên. 2. Chọn lớp điểm Trương mầm non chúng tôi có 9 nhóm lớp trong đó có 3 lớp mẫu giáo 5 tuổi ( lớn A, lớn B, lớn C ) tôi chọn lớp lớn A làm điểm. Ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất, trình độ giáo viên cho lớp điểm là cao đẵng. Xây dựng giáo án mẫu, tiết mẫu tại lớp điểm, trang trí mẫu . Kiểm tra thường xuyên mọi hoạt động tại lớp điểm. Tổ chức 2 lớp lơn A, lớn B học tập và triển khai tại lớp mình. 3. Xây dượng cơ sở vật chất. Mua sắm các loại đồ dùng , đồ chơi phục vụ cho hoạt động chung và hoạt động góc Vận động tuyên truyền phụ huynh và các đoàn thể nhằm tăng cường sự hổ trợ cho trường mầm non (đồ dùng, đồ chơi, kiểm tra sức khoẻ, vệ sinh phòng bệnh ) hổ trợ đời sống giáo viên.Tạo điều kiện cho trường được sử dụng các công trình phúc lợi củc cộng đồng vào mục tiêu chăm sóc giáo dục trẻ. Vận động phụ huynh đóng góp đồi chơi, nguyên vật liệu thiên nhiên ( vỏ hến, sò, vải vụn, tranh ảnh cây xanh, bể cá ,vường, thóc ) thoe từng chủ đề. 4. Theo giỏi thực hiện và kiểm tra đánh giá Hàng ngày kiểm tra, theo giỏi khối 5 tuổi thực hiện đả đúng kế hoạch chưa? Kiểm tra giáo án mỗi tháng một lần có nhận xét, bổ sung. Kiểm tra các hoạt động (đón trẻ, thể dục sáng, hoạt động chung, hoạt động góc, hoạt động ngoài trời ) Kiểm tra đột xuất việc chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi dạy học theo từng chủ đề. Kiểm tra đánh giá trẻ theo từng ngày, cuối mỗi chủ đề. Đánh giá xếp loại giáo viên theo từng chủ đề dựa trên cơ sở. Kế hoạch soạn đầy đủ rõ ràng theo sự chỉ đạo chung của trường. Kết quả dạy : Đã phát huy khả năng trẻ, các hoạt động giáo dục được tổ chức một cách thích hợp không dập khuôn máy móc. Trẻ được học chủ yếu qua chơi tiếp thu kiến thức và kỹ năng của từng chủ đề. Lưu giữ sản phẩm của từng chủ đề. IV. kết quả Qua gần một năm thực hiện “chương trình giáo dục mầm non” 5-6 tuổi, trường tôi thu được kết quả sau. Trường đã xây dựng được cấu trúc chương trình đầy đủ các thành tố: mục tiêu, nội dung, phương pháp, điều kiện, đánh giá trẻ.
  4. Nhận thức của giáo viên về “ chương trình giáo dục mầm non mới” biết cách tổ chức các hoạt động không máy móc mà phải tuỳ vào số trẻ, diện tích lớp học, đặc điểm trẻ. Đã chú trọng tới hoạt động trải nghiệm. Đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho từng chủ đề đầy đủ hơn. Nhận thức của trẻ tăng lên rõ rệt: trẻ khoẻ mạnh nhanh nhẹn phat triển về mọi măt, nói năng mạnh lạc, rõ ràng, mở rộng hiểu biết về môi trường xung quanh và môi trường xã hội. Phụ huynh yên tâm gửi con đến trường học “ chương trình giáo dục mầm non mới” hoạt động hơn nhiều so với năm trước. Luôn đóng góp đồ chơi, phế liệu, tranh ảnh theo từng chủ đề. Các đoàn thể quan tầm tạo điều kiện về mọi mặt cho trẻ thực hiện tốt “ chương trình gáo dục mầm non mới”. V. Kết luận Trong thời gian thực hiện “ chương trình gáo dục mầm non mới” cho mẫu giáo 5-6 tuổi cho thấy giáo viên đã thay đổi về phương pháp giáo dục trẻ linh hoạt sáng tạo chịu khó học tập nghiên cứu để nậng cao kiến thức giáo viên đã chú ý đến môi trường hoạt động của trẻ, chú trọng tới hoạt động trải nghiệm, tạo điều kiện cho trẻ tự độc lâp, khám phá thông qua các hoạt động hàng ngày. Chất lượng giáo dục được nâng lên rõ rệt. Qua đó giúp cho các cấp, các ngành và cả cộng đồng đặc biệt là trong ngành cũng như phụ huynh thấy được “ chương trình giáo dục mấm non mới” rất cần thiết và cấp bách để trẻ bước vào các trường tiểu học một cách tự tin và đầy đủ mọi kiến thức. Từ đó ngành học mầm non đã làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục. VI. ý kiến đề xuất Ngành học mầm non tuy rằng rất khó khăn song là cơ sở nên tảng vững chắc cho các ngành học khác. Đề nghị cấp trên hỗ trợ cơ sở vật chất cho trường mầm non. Có ngạch lương đại học cho cán bộ giáo viến có bằng đại học.