SKKN Một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao và duy trì kết quả phổ cập giáo dục THCS ở xã Nam Ka

doc 14 trang sangkien 26/08/2022 5360
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao và duy trì kết quả phổ cập giáo dục THCS ở xã Nam Ka", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_nham_gop_phan_nang_cao_va_duy_tri_ket.doc

Nội dung text: SKKN Một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao và duy trì kết quả phổ cập giáo dục THCS ở xã Nam Ka

  1. ĐỀ TÀI MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GÓP PHẦN NÂNG CAO VÀ DUY TRÌ KẾT QUẢ PHỔ CẬP GIÁO DỤC THCS Ở XÃ NAM KA I. Phần mở đầu: 1. Lý do chọn đề tài . Phổ cập giáo dục THCS là một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng trong chiến lược phát triển con người, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Nhận thức được vị trí vai trò của giáo dục trong việc phát triển kinh tế xã hội, Đảng và nhà nước luôn luôn chăm lo phát triển ngành giáo dục. Coi giáo dục là quốc sách hàng đầu trong việc phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế. Trong những năm gần đây đã có nhiều chính sách xã hội hỗ trợ cho việc phát triển giáo dục đặc biệt là công tác Phổ cập giáo dục, XMC trong đó có Phổ cập giáo dục THCS. Chính vì thế công tác Phổ cập giáo dục THCS hiện nay trên cả nước đạt kết quả tương đối cao và đồng bộ. Mục tiêu nhiệm vụ của của trường THCS là huy động tất cả học sinh trong độ tuổi được đến trường đầy đủ, xây dựng xã hội học tập có chất lượng đảm bảo nền tảng kiến thức vững chắc để các em học cao hơn, muốn làm được điều đó những người làm công tác giáo dục phải quan tâm đến nhiều mặt như chất lượng đào tạo của học sinh, chất lượng đội ngũ, hệ thống cơ sở vật đảm bảo phục vụ cho công tác dạy- học và coi đây là một thước đo chuẩn mực để đánh giá chất lượng giáo dục của nhà trường. Thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, trước yêu cầu phát triển sự nghiệp giáo dục nói chung và giáo dục THCS nói riêng nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực trong những năm tới. Việc duy trì và nâng cao kết quả Phổ cập giáo dục THCS là yêu cầu quan trọng và cấp thiết trong giai đoạn hiện nay, vì có nâng cao chất lượng Phổ cập giáo dục THCS chính là nâng cao chất lượng giáo dục. Từ năm 2010 đến nay xã Nam Ka, huyện Lăk luôn được công nhận đạt chuẩn quốc gia về Phổ cập giáo dục THCS mức độ 1. Tuy nhiên tôi nhận thấy nếu sau khi được công nhận đạt chuẩn chúng ta chủ quan, không có kế hoạch cụ thể để duy trì bền vững kết quả đó thì dễ dẫn đến không những không nâng cao được kết quả Phổ cập giáo dục THCS mà còn có nguy cơ rớt chuẩn. Là giáo viên bán chuyên trách Phổ cập giáo dục, XMC được phân công nhiệm vụ phổ cập giáo dục THCS của xã nhà (mỗi xã có 2 người), tôi luôn trăn trở suy nghĩ làm thế nào để làm tốt công tác được giao. Xuất phát từ lí do đó nên tôi đã suy nghĩ và chọn đề tài " “Một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao và duy trì kết quả Phổ cập giáo dục THCS ở xã Nam Ka” với mong muốn được chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm với các anh chị đồng nghiệp làm công tác phổ cập giáo dục THCS. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài a. Mục tiêu Đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao và duy trì kết quả PCGD THCS hàng năm. b. Nhiệm vụ của đề tài - Tìm hiểu thực trạng việc tổ chức thực hiện công tác phổ cập giáo dục ở trường THCS trong những năm học qua. 1
  2. - Phân tích, so sánh, tổng hợp, đánh giá, đề xuất một số giải pháp nhằm duy trì và nâng cao kết quả phổ cập giáo dục THCS ở xã Nam Ka 3. Đối tượng nghiên cứu Một số giải pháp duy trì và nâng cao phổ cập giáo dục THCS ở xã Nam Ka. 4. Giới hạn của đề tài Nghiên cứu trong phạm vi xã Nam Ka (cả xã chỉ có 1 trường THCS đóng trên địa bàn là trường THCS Hùng Vương), huyện Lăk, tỉnh Đăk Lăk. Trong 3 năm học; từ năm học 2013 – 2014, năm học 2014 – 2015 và năm học 2015-2016 tập trung nghiên cứu việc thực hiện công tác duy trì và nâng cao công tác Phổ cập giáo dục THCS. 5. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp nghiên cứu văn bản - Phương pháp thu thập, xử lý thông tin - Phương pháp nghiên cứu sản phẩm - Phương pháp lập kế hoạch - Phương pháp phân tích, đánh giá, tổng hợp II. Phần nội dung: 1. Cơ sở lý luận Từ trước đến nay Đảng và nhà nước ta luôn đặc biệt quan tâm đến công tác giáo dục và coi giáo dục là một trong những nhiệm vụ trọng tâm để xây dựng và phát triển đất nước, do đó trong chiến lược xây dựng và phát triển đất nước tại văn kiện Đại hội khóa XII của Đảng tiếp tục khẳng định” Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hành đàu. Giáo dục có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là động lực thức đẩy đất nước phát triển nhanh và bên vững đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” Quan điểm chỉ đạo của Đảng: Phổ cập giáo dục là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, nhằm tạo nền tảng dân trí vững chắc để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, góp phần thực hiện thành công một trong ba khâu đột phá trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011- 2020. Chăm lo giáo dục cho toàn dân, xây dựng xã hội học tập là nhiệm vụ của các cấp, các ngành, các đoàn thể, của mọi gia đình và toàn xã hội. Phổ cập giáo dục là một nhiệm vụ quan trọng trong ngành giáo dục và của toàn xã hội. Trong những năm qua Bộ giáo dục và các cấp các ngành đã có nhiều công văn chỉ đạo, Chỉ thị, Thông tư hướng dẫn về công tác phổ cập. Giáo dục bậc THCS nước ta đã và đang thực hiện Phổ cập giáo dục THCS đối với tất cả thanh thiếu niên trong độ tuổi 11-18 tuổi theo điều 1 của Luật Phổ cập giáo dục THCS số 26/2001-QĐ-BGD&ĐT ngày 05/07/2001; Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/03/2011 của Bộ GD&ĐT ban hành Điều lệ Trường THCS; Nghị định số 20/2014/NĐ-CP, ngày 24/3/2014 của Chính phủ về Phổ cập giáo dục, xóa mù chữ; Thông tư số 07/2016/TT-BGDĐ, ngày 22/3/2016 của Bộ GDĐT quy định về điều kiện đảm bảo và nội dung, quy trình, thủ tục kiểm tra công nhận phổ cập giáo dục, xóa mù chữ; phương hướng, nhiệm vụ của ngành Giáo dục và Đào tạo năm học 2016- 2017; Như chúng ta đã biết, bậc THCS có vị trí quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân. Là bậc học cơ bản cho các em tiếp tục học lên bậc học cao hơn hoặc sau khi tốt nghiệp bậc THCS các em không có điều kiện học lên thì có thể theo học các trường nghể chuẩn bị hành trang vào đời. Chính vì vậy Phổ cập giáo dục THCS là chủ trương lớn của Đảng, nhà nước, nhằm góp phần nâng cao dân trí, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Mọi trẻ em 2
  3. trong độ tuổi đi học đều có quyền học tập, được gia đình và toàn xã hội chăm lo tạo điều kiện thuận lợi để các em thực hiện nhiệm vụ học tập. Hiện nay giáo dục nước ta đang thực hiện Phổ cập giáo dục THCS đối với tất cả các em trong độ tuổi từ 11 – 18 tuổi. Chính vì vậy những người làm công tác quản lý giáo dục luôn quan tâm đến việc đổi mới công tác quản lý, duy trì bền vững thành tựu phổ cập giáo dục THCS, mà trọng tâm là trước hết phải nâng cao chất lượng giáo dục hằng năm. Trong quá trình thực hiện phổ cập, thì công tác Phổ cập giáo dục THCS không chỉ chịu sự tác động của nhà trường và gia đình mà còn chịu sự tác động của các lực lượng trong xã hội. Vì vậy việc phối kết hợp các lực lượng trong xã hội tham gia công tác Phổ cập THCS đặc biệt rất quan trọng. Trường THCS Hùng Vương trong những năm qua đã thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục đồng thời làm tốt công tác tham mưu với chính quyền trong công tác phổ cập. Cụ thể, đội ngũ giáo viên của trường thường xuyên không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trường có nhiều đồng chí có trình độ trên chuẩn, năng nổ sáng tạo trong công việc, có nhiều giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi các cấp. Trường luôn được sự đồng tình ủng hộ của các cấp các ngành và phụ huynh học sinh nên công tác xã hội hóa giáo dục được đẩy mạnh, mạng lưới trường lớp và hệ thống sân chơi bãi tập đầy đủ tạo điều kiện cho học sinh được học tập và vui chơi đảm bảo. Vì vậy trong những năm qua trường luôn đạt Phổ cập giáo dục THCS Mức độ 1. Tuy nhiên để giữ vững Phổ cập giáo dục THCS Mức độ 1 và phấn đấu nâng cao kết quả phổ cập giáo dục THCS lên Mức độ 2 còn gặp nhiều khó khăn. Do dân cư trên địa thường xuyên thay đổi học sinh chuyển đi chuyển đến hằng năm còn nhiều, đa số là đồng bào các dân tộc tại chỗ với điều kiện kinh tế còn khó khăn nên chưa quan tâm đến chất lượng học tập của con em, còn giao phó cho thầy cô giáo trên lớp là chính. Chất lượng giáo dục của trường có tăng nhưng tăng chưa ổn định. Cơ sở vật chất hằng năm của trường có tu bổ sửa sang mua sắm nhưng mới chỉ đáp ứng yêu cầu dạy học tối thiểu, hệ thống nhà đa chức năng và các phòng bộ môn khác chưa có. Công tác điều tra, cập nhập dữ liệu vận còn thiếu sót. Xuất phát từ thực tiến đó mà tôi đã xây dựng đề tài này bước đầu giải quyết những khó khăn vướng mắc trong thời gian thực hiện. 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu (Cơ sở thực tiễn) a. Đặc điểm tình hình: xã Nam ka có 1 trường THCS Về cơ cấu tổ chức trong nhà trường: * Học sinh: Năm học Lớp học Dân Khuyết Tuyển sinh TN THCS TSHS Nữ tộc tật TS phòng/lớp TS Tỉ lệ TS Tỉ lệ 2013 -2014 157 5 0,83 76 133 2 41/41 100% 31/33 94% 2014-2015 155 5 0,83 79 132 2 52/52 100% 31/32 96,9% 2015-2016 152 5 0,83 74 135 3 39/39 100% 30/30 100% 3
  4. *Viên chức, NLĐ năm học 2015– 2016: Trình độ chuyên môn Đảng Đang TT CC,VC TS Nữ DT Ghi chú viên học ĐH ĐH CĐ TC 1 CBQL 02 0 01 01 02 2 TPTĐ 0 0 0 3 Giáo viên 14 10 04 09 06 04 1 bảo vệ 4 Nhân viên 04 2 02 0 01 02 0 9/12 5 Tổng cộng 21 12 06 10 08 02 07 6 Tỉ lệ 47,6% 38,1% 9,5% b. Thuận lợi - khó khăn b1. Thuận lợi : Dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự tham gia của các tổ chức đoàn thể xã hội đã có sự chuyển biến tích cực, tình hình an ninh, chính trị được giữ vững ổn định tạo nền tảng vững chắc cho sự nghiệp giáo dục, văn hoá xã hội phát triển. Các chủ trương, kế hoạch về phổ cập giáo dục, xóa mù chữ được triển khai đồng bộ kịp thời. Được sự quan tâm chỉ đạo của Phòng GD&ĐT huyện, sự đồng tình hưởng ứng có hiệu quả của nhân dân, sự nghiệp giáo dục phát triển khá toàn diện cả về quy mô, số lượng và chất lượng. Mạng lưới trường lớp cơ bản đầy đủ tạo điều kiện thuận lợi cho con em nhân dân đi học. Cơ sở vật chất trường học ngày càng được tăng cường theo hướng kiên cố hoá góp phần quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục nói chung và công tác phổ cập giáo dục nói riêng. Đội ngũ CB,GV,NV ngày càng được tăng cường, đủ về số lượng, chất lượng từng bước được nâng cao, đáp ứng kịp thời với yêu cầu mới của ngành. Chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước ban hành đối với con em đồng bào dân tộc thiểu số, diện chính sách, vùng đặc biệt khó khăn góp phần tạo cơ hội để động viên học sinh đến trường, đến lớp. Công tác xã hội hoá giáo dục tiếp tục được duy trì và phát huy, đã huy động được nguồn lực đóng góp của nhân dân cho sự nghiệp giáo dục. Việc tham mưu thường xuyên của các nhà trường đã được các cấp quản lý kịp thời quan tâm, giải quyết có hiệu quả đã tạo được nhiều thuận lợi cho công tác phổ cập giáo dục triển khai thực hiện. Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ phổ cập giáo dục, đã có một số kinh nghiệm từ sự chỉ đạo, thực hiện từ các năm trước. Các văn bản chỉ đạo và hướng dẫn của các cấp ủy Đảng, chính quyền và các Bộ, Ban, ngành liên quan đã tạo điều kiện và hành lang pháp lý thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện công tác PCGD, XMC. Số giáo viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng an tâm công tác. Thường xuyên đổi mới phương pháp nâng cao chất lượng dạy và học b2. Khó khăn: 4