Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp củng cố bài giảng môn Sinh học theo phương pháp dạy học tích cực tại trường PTDTBT THCS Trà Linh

pdf 5 trang honganh1 15/05/2023 2520
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp củng cố bài giảng môn Sinh học theo phương pháp dạy học tích cực tại trường PTDTBT THCS Trà Linh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_cung_co_bai_giang_mon.pdf

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp củng cố bài giảng môn Sinh học theo phương pháp dạy học tích cực tại trường PTDTBT THCS Trà Linh

  1. 1 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BÁO CÁO SÁNG KIẾN Một số biện pháp củng cố bài giảng môn Sinh học theo phương pháp dạy học tích cực tại trường PTDTBT THCS Trà Linh 1. Mô tả bản chất của sáng kiến: Phương pháp dạy học tích cực được ứng dụng rộng rãi tại nhiều trường học thuộc các quốc gia trên thế giới và Việt Nam. Nó mang lại hiệu quả cao trong công tác dạy và học, thúc đẩy sự sáng tạo, tính chủ động và tích cực ở các em học sinh. Bằng các phương pháp củng cố bài giảng cụ thể, giáo viên sé giúp học sinh phát huy tính tích cực, chủ động trong việc tiếp thu nội dung bài, đồng thời mở rộng và phát triển tư duy cho học sinh. Qua những năm công tác ở trường PTDTBT THCS Trà Linh, bản thân tôi nhận thấy để việc củng cố bài học mang lại hiệu quả cao, học sinh thường hứng thú hơn với việc củng cố bài học bằng sơ đồ tư duy, hệ thống câu hỏi trắc nghiệm, câu hỏi điền khuyết, 1.1 Các giải pháp thực hiện, các bước và cách thức thực hiện: 1.1.1. Sử dụng sơ đồ tư duy bằng các từ khóa: - Giáo viên chuẩn bị trước các phiếu kiến thức với các từ khóa: - Sau đó, giáo viên đảo các phiếu kiến thức để từng cá nhân học sinh hoặc nhóm hoàn thành bằng cách dán trên tờ giấy Roky, trên bảng (tùy vào đối tượng lớp) chọn lựa, sắp xếp và nối các đường liên kết từ các phiếu kiến thức lại sao cho hợp lí nhất. - Giáo viên là người nhận xét, củng cố kiến thức bằng sơ đồ tư duy đã chuẩn bị trên giấy Roky hoặc bảng phụ. 1.1.2. Sử dụng sơ đồ tư duy từ phần mềm iMindmap: Khi giáo viên sử dụng giáo án điện tử để trình chiếu slide. - Cho học sinh thảo luận theo nhóm hay cá nhân thông qua gợi ý của giáo viên. - Cá nhân học sinh vẽ trên giấy A4, các nhóm vẽ trên tờ Roky hoặc bảng nhóm. Tùy vào ý tưởng của mỗi học sinh, mỗi nhóm mà vẽ sơ đồ tư duy nhiều cách khác nhau. - Học sinh hoặc đại diện các nhóm lên báo cáo, thuyết trình về sơ đồ tư duy mà nhóm đã thiết lập. - Học sinh thảo luận, bổ sung để hoàn thiện sơ đồ tư duy về kiến thức của bài học đó. - Giáo viên là người củng cố kiến thức bằng sơ đồ tư duy đã chuẩn bị sẵn. Giáo viên có thể ghi điểm những cá nhân học sinh hoặc nhóm có ý tưởng mới, lạ khi vẽ sơ đồ tư duy.
  2. 2 1.1.3. Sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập nhanh: - Giáo viên chuẩn bị phiếu học tập: dạng câu hỏi trắc nghiệm, câu hỏi ngắn, bài tập điền khuyết, - Yêu cầu học sinh thực hiện phiếu học tập. - Giáo viên thu bài 5 học sinh nộp nhanh nhất. - Giáo viên soạn câu hỏi trắc nghiệm theo mức độ khó dần trên slide, gọi từng học sinh trả lời tùy theo khả năng của học sinh. - Giáo viên có thể sử dụng câu hỏi ngắn, gợi mở cho học sinh. 1.1.4. Tổ chức các trò chơi: Giáo viên tổ chức cho học sinh đóng vai, trò chơi ô chữ, tiếp sức, ai nhanh hơn, . * Đối với trò chơi đóng vai: Ví dụ: Khi dạy bài 42: Lớp hai lá mầm và lớp một lá mầm – Sinh học 6 - Giáo viên chuẩn bị: + Mẫu vật cây 2 lá mầm và cây một lá mầm. - Cách chơi: + Giáo viên cho học sinh xác định mẫu vật đã chuẩn bị là cây 2 lá mầm hay cây 1 lá mầm( Dựa vào kiến thức đã học ) + Quan sát và ghi nhớ đặc điểm của cây( kiểu rễ, kiểu gân lá, số cánh hoa, thân, số lá mầm của phôi). + Chọn 2 học sinh đóng vai là 2 mẫu vật đã chuẩn bị, tự giới thiệu về các đặc điểm của cây. + Các học sinh khác nhận xét, giáo viên chốt kiến thức. * Đối với trò chơi tiếp sức: Ví dụ: Khi dạy bài 3: Đặc điểm chung của thực vật – Sinh học 6 - Chuẩn bị: + 2 tấm thẻ bài ghi chữ A và chữ B - Cách chơi: + Giáo viên chia lớp thành 2 đội chơi: Đội A và đội B + Giao nhiệm vụ cho mỗi đội: Đội A nêu tên cây ăn quả Đội B nêu tên cây lấy gỗ + Luật chơi: Mỗi đội cử 1 đại diện cầm thẻ bài của đội mình lên ghi tên của các loài cây theo yêu cầu lên bảng lớp, nếu không nhớ thêm tên cây thì cầm tấm thẻ chạy về đưa cho 1 thành viên khác của đội lên viết tiếp. Cứ như thế, trong vòng 3 phút đội nào ghi được tên nhiều cây hơn sẽ chiến thắng. * Đối với trò chơi ô chữ: Ví dụ: Khi dạy bài 48: Đa dạng lớp Thú – Bộ thú huyệt, bộ thú túi – Sinh học 7 - Chuẩn bị:
  3. 3 + Giáo viên thiết kế trò chơi ô chữ gồm 6 hàng ngang và 1 cụm từ chìa khóa trên PowerPoint hoặc trên bảng phụ. - Cách chơi: + Giáo viên chia lớp thành 2 đội chơi. + Chiếu trò chơi lên máy chiếu hoặc tivi. + Hai đội bắt thăm lượt chơi, lựa chọn hàng ngang và trả lời câu hỏi. + Luật chơi: Mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm, trả lời sai bị trừ 5đ. Nhóm đoán chính xác cụm từ chìa khóa được 20 điểm. 1.2. Phân tích tình trạng của giải pháp đã biết: - Đối với việc sử dụng sơ đồ tư duy: Thường áp dụng với những bài kiến thức khó, mang tính so sánh hay tổng quát. Một số học sinh tiếp thu chậm không hoàn thiện được sơ đồ, không có ý tưởng cho việc vẽ sơ đồ. - Hệ thống câu hỏi: Sẽ tạo áp lực cho các em học sinh tiếp thu chậm và không hiểu bài ngay tại lớp. Phương pháp này áp dụng đối với những bài nhiều lý thuyết. - Tổ chức các trò chơi: Tốn nhiều thời gian. 1.3. Nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm hiện tại: 1.3.1. Sử dụng sơ đồ tư duy bằng các từ khóa: - Biện pháp này giúp học sinh hiểu được kiến thức thông qua khả năng phân tích, so sánh và móc nối các kiến thức. - Thường áp dụng với những bài mang tính so sánh hay tổng quát. 1.3.2. Sử dụng sơ đồ tư duy từ phần mềm iMindmap: Đa số học sinh thích thú, tinh thần hợp tác nhóm cao. Các nhóm có nhiều ý tưởng khác nhau, từ đó sơ đồ tư duy đa dạng hơn. 1.3.3. Sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập nhanh: Biện pháp này đánh giá việc học của học sinh, rèn cho học sinh tính nhanh nhẹn, khả năng diễn đạt. 1.3.4. Tổ chức các trò chơi Biện pháp này tạo nên sự vui vẻ, hứng khởi cho học sinh. Nhưng có hạn chế là tốn nhiều thời gian để tổ chức cho lớp tham gia trò chơi 1.4. Khả năng áp dụng sáng kiến: - Sáng kiến này được áp dụng trong phạm vi tại các khối 6, 7, 8, 9 trường PTDTBT THCS Trà Linh. - Có thể được áp dụng trên diện rộng với nhiều đối tượng học sinh, ở nhiều môn học trên nhiều vùng, miền khác nhau vì ít tốn kém, dễ thực hiện, hiệu quả cao. 1.5. Nêu các điều kiện, phương tiện cần thiết để thực hiện và áp dụng giải pháp: - Chuẩn bị tốt các phương tiện dạy học: Giấy Roky, bút lông màu, bảng phụ, máy tính, - Xác định kiến thức trọng tâm của bài học.
  4. 4 - Phân bố thời gian hợp lý. - Tuỳ theo từng nội dung dạy học, vận dụng linh hoạt các phương pháp củng cố bài học. - Nghiên cứu kĩ SGK, sách giáo viên, vở bài tập lịch sử để chọn những bài tập có tính khái quát từng mục trong SGK. - Tăng cường việc dự giờ đồng nghiệp để rút kinh nghiệm. - Tham khảo các tài liệu có liên quan đến giờ học. 1.6. Hiệu quả sáng kiến mang lại: Qua hai năm áp dụng các phương pháp củng cố bài học sinh học sử dụng các câu hỏi cuối mục trong SGK, chúng tôi đã thu được một số kết quả khả quan. + Đối với giáo viên: Tạo ra cho giáo viên một phong cách làm việc khoa học, qua việc chuẩn bị chu đáo một tiết học sẽ giúp giáo viên xác định được trọng tâm bài học, phân bổ thời gian hợp lý tránh được tình trạng “cháy” hoặc “ướt” giáo án. + Đối với học sinh : - Tạo cho học sinh thói quen làm bài tập trước khi đến lớp, từ đó nâng cao vai trò của bộ môn, giúp cho học sinh nhìn nhận một giờ học sinh học cũng quan trọng như các bộ môn khoa học khác. - Khắc sâu được kiến thức cơ bản cho học sinh, từ đó các em có nhiều hứng thú trong khi học và tỏ ra ham thích môn học. - Nâng cao chất lượng bộ môn từ đó sẽ góp phần kích thích suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo của các em ở tất cả các khâu của quá trình học tập. * Kết quả chất lượng cụ thể: Trước khi thực hiện: Tích cực – hứng Tổng Bình thường Không tích cực thú học tập Năm học số HS 158 2019-2020 SL % SL % SL % 90 57% 43 27,2% 25 15,8% Sau khi thực hiện Tích cực – hứng Tổng Bình thường Không tích cực thú học tập Năm học số HS 2020-2021 169 SL % SL % SL % 121 71,6% 36 21,3% 12 7,1% Từ bảng kết quả trên, cho thấy sau khi áp dụng Một số biện pháp củng cố bài giảng môn Sinh học theo phương pháp dạy học tích cực tại trường PTDTBT
  5. 5 THCS Trà Linh giúp học sinh ghi nhớ kiến thức tốt, tích cực và hứng thú hơn trong giờ học. Trên đây là báo cáo tóm tắt sáng kiến của bản thân. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của Hội đồng xét duyệt, cùng các đồng nghiệp.Tôi xin chân thành cảm ơn thật nhiều! Trà Linh, ngày 14 tháng 05 năm 2021 Người báo cáo (Ký và ghi rõ họ tên) Võ Thị Phương Lan