SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học thông qua việc quản lý tổ chức hoạt động nhóm học sinh ở trường THPT

docx 44 trang Mịch Hương 27/09/2024 1120
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học thông qua việc quản lý tổ chức hoạt động nhóm học sinh ở trường THPT", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_giai_phap_nang_cao_chat_luong_day_va_hoc_thong_q.docx
  • pdfTRẦN QUỐC TUẤN - NGUYỄN ĐỨC MẬU - QUẢN LÝ.pdf

Nội dung text: SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học thông qua việc quản lý tổ chức hoạt động nhóm học sinh ở trường THPT

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHỆM Đề tài: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC THÔNG QUA VIỆC QUẢN LÝ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NHÓM HỌC SINH Ở TRƯỜNG THPT LĨNH VỰC: QUẢN LÝ 1
  2. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CNTT : Công nghệ thông tin BGH : Ban giám hiệu HĐN : Hoạt động nhóm GDPT : Giáo dục phổ thông CNXH : Chủ nghĩa xã hội GVCN : Giáo viên chủ nhiệm GVBM : Giáo viên bộ môn TNCM : Tổ nhóm chuyên môn GV : Giáo viên BCM : Ban chuyên môn HS : Học sinh NGLL : Ngoài giờ lên lớp TNST : Trải nghiệm sáng tạo PPDH : Phương pháp dạy học PP : Phương pháp TLHĐ : Tâm lý học đường SGK : Sách giáo khoa SGV : Sách giáo viên THPT : Trung học phổ thông CSVC : Cơ sở vật chất UBND : Ủy ban nhân dân 3
  3. PHẦN A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Xã hội ngày càng phát triển thì càng cần nguồn lao động có chất lượng cao. Người lao động ngày nay không chỉ cần có trình độ chuyên môn vững vàng mà cần phải có khả năng giao tiếp, khả năng làm việc theo nhóm. Ta nhận thấy trước đây người ta đánh giá một người dựa vào chỉ số IQ, tuy nhiên bây giờ bên cạnh chỉ số IQ thì còn phải đánh giá chỉ số AQ và EQ nữa, cho thấy người ta đánh giá cao như thế nào đến khả năng tổ chức HĐN. Xã hội càng phát triển, ngày càng xuất hiện nhiều công nghệ mới, hiện đại hơn, phức tạp hơn thì một người không thể giải quyết hết tất cả các công việc được, do đó cần phải có cộng sự, cần có người hợp tác. Và khi một việc làm có nhiều người tham gia thì khả năng giúp cho nhóm hoạt động một cách hiệu quả đòi hỏi phải có một khả năng tổ chức HĐN. Tuy nhiên, nền giáo dục trước đây chỉ tập trung chủ yếu đào tạo một học sinh, một người lao động có kiến thức chuyên môn vững vàng, có khả năng giải quyết công việc một cách độc lập mà chưa chú ý đến khả năng tổ chức và hoạt động theo nhóm. Do đó những năm gần đây bộ giáo dục đã tổ chức nhiều đợt tập huấn cho giáo viên tìm hiểu những phương pháp dạy học hiện đại, nhằm giúp giáo viên tiếp cận với các phương pháp dạy học mới. Trong đó phương pháp tổ chức hoạt động theo nhóm là một trong những PP giúp học sinh phát triển kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tổ chức theo nhóm. Nhóm học tập rất cần thiết trong dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực người học. Khi học theo nhóm các em được chia sẻ ý kiến cho nhau, được hỗ trợ giúp đỡ nhau để cùng tiến bộ nhằm phát triển năng lực và phẩm chất, hoàn thiện bản thân trong quá trình học tập. Tăng cường phối hợp học tập cá thể với học tập hợp tác theo phương châm “tạo điều kiện cho học sinh nghĩ nhiều hơn, làm nhiều hơn và thảo luận nhiều hơn”, điều đó có nghĩa, mỗi HS vừa cố gắng tự lực một cách độc lập, vừa hợp tác chặt chẽ với nhau trong quá trình tiếp cận, phát hiện và tìm tòi kiến thức mới. Lớp học trở thành môi trường giao tiếp thầy - trò và trò - trò nhằm vận dụng sự hiểu biết và kinh nghiệm của từng cá nhân, của tập thể trong giải quyết các nhiệm vụ học tập chung. Dạy học trực tuyến là hình thức giáo dục phổ biến nhiều quốc gia. Trong bối cảnh hiện nay, dịch bệnh Covid-19 còn nhiều diễn biến phức tạp, nhiều trường học được trưng dụng cho công tác phòng, chống dịch, còn có một số GV, HS là F0 đang điều trị tại nhà hoặc khu cách ly hay bệnh viện. Chính vì thế hình thức dạy học trực tuyến là một lựa chọn phù hợp và được quan tâm nhất của đội ngũ nhà giáo ngành giáo dục. Làm thế nào để dạy học trực tuyến mang lại hiệu quả nhất đang là vấn đề khiến các nhà quản lý giáo dục, giáo viên, cha mẹ và học sinh quan tâm. 5
  4. Mô hình hợp tác trong xã hội đưa vào đời sống học đường có tác dụng chuẩn bị cho học sinh thích ứng với đời sống xã hội trong đó mỗi người sống và làm việc theo sự phân công hợp tác với tập thể cộng đồng. 2. Khó khăn Dạy học có tổ chức HĐN có thể gây ồn ào trong lớp GV khó kiểm soát. Nhiều HS không thích học theo nhóm, vì muốn chứng tỏ khả năng của mình với GV hơn là với bạn.Trong nhóm có thể có một số học sinh tích cực, có một số khác ỷ lại vào các bạn trong nhóm. Việc phân nhóm khó khăn mất nhiều thời gian khó có thể đánh giá trên kết quả thảo luận nhóm. Cơ sở vật chất còn hạn chế; bàn ghế, thiết bị, đồ dùng học tập, chưa đảm bảo và đáp ứng cho việc thảo luận nhóm. Một số giáo viên ngại đổi mới phương pháp dạy học tích cực, chỉ muốn dạy học theo phương pháp truyền thống. II. THỰC TRẠNG CỦA ĐỀ TÀI 1. Đánh giá thực trạng dạy học tổ chức HĐN ở lớp, trường, ở nhà, trên không gian mạng PP thảo luận nhóm là một trong những PP có lợi thế nhưng cả GV và HS, vì nhiều lí do khác nhau, đều thụ động trong quá trình thực hiện. Các tài liệu này hầu như cung cấp khá nhiều kiến thức lí luận dạy học theo PP thảo luận nhóm. Tuy vây, nguồn minh chứng sinh động nhất mà GV cần là sự thể nghiệm, áp dụng phương pháp như thế nào cho hiệu quả thì các tài liệu hầu như không đề cập đến. Việc quản lý tổ chức HĐN học tập ở nhà, trên không gian mạng còn chưa nhiều, hiệu quả chưa cao, chưa góp phần vào việc rèn luyện tính tự học, hợp tác, tương tác ở học sinh. Đặc biệt trong điều kiện dịch bệnh Covid- 19 các em phải tự học ở nhà, việc tương tác, giúp đỡ nhau còn hạn chế. Việc tổ chức HĐN nhóm ở nhà và trên không gian mạng còn chưa nhiều, chưa thành thói quen vì vậy tổ chức HĐN trên lớp nhiều tiết dạy chưa đạt hiệu quả, đôi lúc mang tính hình thức. Qua thực tế dự giờ một số giờ dạy tổ chức HĐN, GV thường chia lớp học thành 7 nhóm, mỗi nhóm gồm 2 bàn (vì lý do bàn ghế không di chuyển được, không gian chật hẹp, ), mỗi nhóm làm 2 câu hỏi giống nhau, khi trình bày trên bảng thì chỉ bản thân HS trong một nhóm hiểu, biết, thảo luận, trao đổi, đánh giá nhóm mình, còn để hiểu, trao đổi, đánh giá nhóm khác rất khó vì HS chưa được biết, chưa có quá trình nghiên cứu trước do thời gian trên lớp cũng rất ít, dẫn đến việc HĐN trong giờ học ở trường chưa có kết quả tốt. 7