SKKN Một số giải pháp hướng dẫn học sinh Lớp 5 giải toán về tỉ số phần trăm - Nguyễn Hữu Kính

doc 15 trang sangkien 26/08/2022 9561
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp hướng dẫn học sinh Lớp 5 giải toán về tỉ số phần trăm - Nguyễn Hữu Kính", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_huong_dan_hoc_sinh_lop_5_giai_toan_ve.doc

Nội dung text: SKKN Một số giải pháp hướng dẫn học sinh Lớp 5 giải toán về tỉ số phần trăm - Nguyễn Hữu Kính

  1. ĐỀ TÀI: “MỘT SỐ GIẢI PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 5 GIẢI TOÁN VỀ TỈ SỐ PHẦN TRĂM” Tác giả: Nguyễn Hữu Kính Đơn vị: Trường Tiểu học số 2 Hoài Tân MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG A- MỞ ĐẦU 3 I Đặt vấn đề 3 1. Thực trạng của vấn đề 3 2. Ý nghĩa và tác dụng của giải pháp mới 4 3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài 4 II Phương pháp tiến hành 4 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn cho việc nghiên cứu 4 2. Các biện pháp tiến hành, thời gian tạo ra giải pháp 5 B- NỘI DUNG 6 I Mục tiêu 6 II Giải pháp thay thế 6 1. Thuyết minh tính mới 6 2. Khả năng áp dụng 11 3. Lợi ích kinh tế- xã hội 12 C- KẾT LUẬN 12 Một số giải pháp hướng dẫn học sinh giải các bài toán về tỉ số phần trăm Trang 1
  2. Trang 2 Nguyễn Hữu Kính
  3. A. MỞ ĐẦU I.ĐẶT VẤN ĐỀ: 1. Thực trạng của vấn đề đòi hỏi phải có giải pháp mới để giải quyết: Mục tiêu của giáo dục Tiểu học hiện nay là nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Nhà trường Tiểu học là cái nôi cung cấp cho học sinh những tri thức khoa học, kĩ năng, kĩ xảo cần thiết giúp các em hình thành và phát triển nhân cách. Mỗi môn học đều góp phần vào việc hình thành và phát triển những cơ sở ban đầu rất quan trọng của nhân cách con người .Trong các môn học, môn toán có vị trí rất quan trọng Môn toán có tiềm năng giáo dục to lớn, nó góp phần quan trọng trong việc rèn luyện suy nghĩ, phương pháp suy luận , phương pháp giải quyết vấn đề, góp phần vào việc hình thành các phẩm chất cần thiết và quan trọng của con người như: lao động cần cù, cẩn thận, có ý thức vượt khó, Trong quá trình giảng dạy, nghiên cứu tôi thấy môn Toán ở Tiểu học được chia làm 5 mạch kiến thức cơ bản là: Số học, Đại lượng cơ bản; Yếu tố đại số; Yếu tố hình học và giải toán có lời văn. Trong năm mạch kiến thức đó thì số học là mạch kiến thức quan trọng của môn học. Trong chương trình toán lớp 5 hiện hành, mạch kiến thức số học có nội dung về tỉ số phần trăm và giải toán về tỉ số phần trăm. Nội dung này được đưa vào chính thức là 7 tiết cụ thể như sau; + 1 tiết cung cấp về khái niệm tỉ số phần trăm + 3 tiết giải toán về tỉ số phần trăm + 4 tiết luyện tập. Còn lại là những bài toán phần trăm đơn lẻ, nằm rải rác xen kẽ với các yếu tố khác trong cấu trúc chương trình. Tỉ số phần trăm là một kiến thức mới mẻ so với các lớp học dưới, mang tính trừu tượng cao. Bản thân những bài toán về tỉ số phần trăm vừa thiết thực lại vừa rất trừu tượng, học sinh phải làm quen với nhiều thuật ngữ mới như: “ đạt một số phần trăm chỉ tiêu; vượt kế hoạch; vượt chỉ tiêu; vốn; lãi; lãi suất” , đòi hỏi phải có năng lực tư duy, khả năng suy luận hợp lí, cách phát hiện và giải quyết các vấn đề. Qua thực tế giảng dạy toán lớp 5, khi dạy học yếu tố giải toán về tỉ số phần trăm, tôi nhận thấy những hạn chế của học sinh thường gặp phải là: - Thứ nhất, học sinh chưa hiểu bản chất của tỉ số phần trăm nên khi giải những bài toán điển hình có tỉ số giữa hai đại lượng là tỉ số phần trăm thì học sinh rất lúng túng. - Thứ hai, học sinh khó nhận dạng bài tập: + Dạng bài tập tìm tỉ số phần trăm của hai số đã được khái quát thành quy tắc ( muốn tìm tỉ số phần trăm của hai số, ta tìm thương của hai số, nhân thương đó với 100 rồi viết thêm kí hiệu “ %” vào bên phải của tích vừa tìm được). Một số giải pháp hướng dẫn học sinh giải các bài toán về tỉ số phần trăm Trang 3
  4. + Nhưng với hai dạng bài tập còn lại ( Tìm x% của một số; Tìm một số khi biết a% của nó) chỉ thể hiện ra dưới hình thức bài tập mẫu, yêu cầu học sinh vận dụng tương tự. Vì không nắm vững ý nghĩa của tỉ số phần trăm nên học sinh không phân tích được dữ liệu đã cho và yếu tố cần tìm của bài toán. - Thứ ba, nhiều em xác định được dạng toán nhưng lại vận dụng một cách rập khuôn, máy móc mà không hiểu được thực chất của vấn đề cần giải quyết nên khi gặp bài toán có cùng nội dung nhưng lời lẽ khác đi thì các em lại lúng túng. Nguyên nhân chủ yếu là do học sinh đã vận dụng một cách máy móc bài tập mẫu mà không hiểu bản chất của bài toán nên khi không có bài tập mẫu thì các em làm sai. Thông thường các em hay nhầm lẫn giữa hai dạng bài tập: “ Tìm x% của một số” và “ Tìm một số khi biết a% của nó”. Điều này thể hiện rất rõ khi học sinh gặp các bài toán đơn lẻ được sắp xếp xen kẽ với các yếu tố khác ( theo nguyên tắc tích hợp), thường là các em có biểu hiện lúng túng khi giải quyết các vấn đề đặt ra của bài toán. Về phía giáo viên, nhìn chung mọi giáo viên đều quan tâm về nội dung này, có đầu tư, nghiên cứu cho mỗi tiết dạy. Tuy nhiên, đôi khi còn lệ thuộc vào sách giáo khoa nên rập khuôn một cách máy móc, dẫn đến học sinh hiểu bài một cách mơ hồ, giáo viên giảng giải nhiều nhưng lại chưa khắc sâu được bài học, chưa giúp học sinh cách nhận dạng bài toán một cách dễ dàng. Thực trạng này cũng góp phần làm giảm chất lượng dạy- học môn Toán trong nhà trường. Từ việc xác định vị trí, vai trò của nội dung toán về tỉ số phần trăm cũng như những băn khoăn về cách dạy và học kiến thức này. Bản thân tôi là một giáo viên nhiều năm dạy lớp 5, tôi nghĩ cần phải có một giải pháp cụ thể giúp học sinh nắm – hiểu và giải được các bài toán về tỉ số phần trăm một cách chắc chắn hơn. 2. Ý nghĩa và tác dụng của giải pháp mới: Phương pháp giải các bài toán về tỉ số phần trăm có một vị trí quan trọng.Khi giải các bài toán về tỉ số phần trăm học sinh phải tư duy một cách tích cực và linh hoạt huy động thích hợp các kiến thức và khả năng đã có vào những tình huống khác nhau. Phương pháp này giúp cho học sinh lập kế hoạch giải một cách dễ dàng, giúp cho sự phát triển kĩ năng, kĩ xảo, năng lực, tư duy và khả năng giải toán của các em. 3. Phạm vi nghiên cứu đề tài: Đề tài được nghiên cứu trên đối tượng học sinh lớp 5 với hình thức dạy học theo hướng cá biệt hóa, đó là phương án dạy học dựa trên học lực , kĩ thuật dạy học theo nhóm, với hình thức dạy học này sẽ tạo điều kiện mỗi học sinh bộc lộ và phát triển tài năng toán học, chủ động chiếm lĩnh kiến thức và tự hình thành kĩ năng cũng như kĩ xảo giải toán cho riêng mình. II. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH: 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn có tính định hướng cho việc nghiên cứu, tìm giải pháp của đề tài: 1.1. Cơ sở lí luận: Trang 4 Nguyễn Hữu Kính
  5. Môn Toán có vị trí rất quan trọng. Nó có nhiều khả năng để phát triển tư duy, bồi dưỡng và phát triển những thao tác trí tuệ cần thiết, rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận, phương pháp giải quyết vấn đề có căn cứ khoa học, toàn diện chính xác. Việc dạy và giải các bài toán về tỉ số phần trăm ở Tiểu học có vị trí đặc biệt quan trọng. Thông qua dạy giải toán về tỉ số phần trăm giúp cho đội ngũ giáo viên nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, rèn kỹ năng giải toán từ đó nâng cao chất lượng dạy toán Tiểu học. Cũng thông qua giải toán nâng cao có tác dụng thúc đẩy tư duy logic, rèn luyện khả năng sáng tạo toán học của học sinh. 1.2. Cơ sở thực tiễn Muốn nâng cao chất lượng dạy học Toán cho học sinh thì trước hết phải xây dựng nội dung hợp lí, khoa học và có phương pháp giải phù hợp, phát triển khả năng tư duy sáng tạo và chủ động của học sinh. Qua thực tế giảng dạy môn toán lớp 5 nhiều năm, tôi thấy được một thực trạng: + Việc dạy của giáo viên còn nhiều vấn đề phải quan tâm, đó là: Khi gặp những nội dung Toán mang tính trừu tượng, giáo viên ít tìm tòi, nghiên cứu tìm giải pháp hợp lí để giúp học sinh chiếm lĩnh kiến thức một cách dễ dàng, từ đó học sinh hình thành kĩ năng giải toán một cách chính xác. Giáo viên chưa mạnh dạn thay đổi cách tiếp cận bài toán theo hướng mới nhằm giúp học sinh dễ dàng nhận dạng bài toán. Đối với những vấn đề, những trường hợp hay nhầm lẫn, giáo viên chưa chú ý chốt vấn đề cho học sinh một cách chu đáo. Giáo viên ít chịu khó phân loại các dạng toán về tỉ số phần trăm để khái quát những dạng toán này một cách cụ thể. + Việc học của học sinh cũng đáng bàn: Học sinh chỉ rập khuôn theo những bài toán mẫu, ít chịu động não suy nghĩ để tìm ra nét riêng của từng bài toán cụ thể. Học sinh còn quá phụ thuộc vào gợi ý của giáo viên, chưa biết tự phân tích đề và tự tìm hướng giải. Học sinh hay nản khi gặp một đề toán hơi trừu tượng một chút. Chính vì những nguyên nhân trên mà chất lượng dạy và học Toán chưa cao. 2. Các biện pháp tiến hành, thời gian tạo ra giải pháp 2.1. Các biện pháp tiến hành - Sử dụng phương pháp luyện tập, làm mẫu và phân tích là chủ yếu. - Thống kê tình hình học sinh sai lầm khi giải loại toán này ở nhiều năm học. Sau khi áp dụng phương pháp giải toán theo kinh nghiệm của bản thân thì thống kê mức độ đạt được. - Mô tả các dạng toán, thực trạng và phương pháp khắc phục. Một số giải pháp hướng dẫn học sinh giải các bài toán về tỉ số phần trăm Trang 5
  6. - Nêu vấn đề cần giải quyết, phát huy tính tích cực sáng tạo và chủ động của học sinh. 2.2. Thời gian tạo ra giải pháp Đề tài được áp dụng từ năm học 2010- 2011 cho đến nay. B. NỘI DUNG I. Mục tiêu: Trong khuôn khổ của đề tài này, nhiệm vụ chính là củng cố kiến thức cơ bản các dạng toán liên quan đến tỉ số phần trăm, đề ra một số giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn, sai lầm của học sinh khi giải toán có liên quan đến : “Tỉ số phần trăm”. Từ đó, giúp học sinh có kĩ năng, kĩ xảo khi giải các bài toán dạng này, học sinh có đủ các phương pháp giải tốt các loại toán về tỉ số phần trăm. II. Giải pháp thay thế: 1. Thuyết minh tính mới: Để học sinh nắm được phương pháp giải các bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm, tôi làm như sau: + Tôi chia loại toán này thành 4 dạng toán nhỏ. • Ý nghĩa của tỉ số phần trăm • Tìm tỉ số phần trăm của hai số ( Hai đại lượng) • Tìm x% của một số. • Tìm một số khi biết a% của nó. + Nghiên cứu, đọc tài liệu, tìm phương pháp giải từng bài toán rồi sắp xếp các bài toán phù hợp với từng dạng + Tìm các bài toán điển hình cho dạng đó để hướng dẫn các em tìm ra phương pháp giải chung. + Trên cơ sở học sinh đã hiểu, các em tự phân tích đề và giải các bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm một cách chính xác. + Tôi đi từ bài dễ đến bài khó để các em dễ nắm bắt kiến thức hơn. Cụ thể bản thân đã xây dựng từng giải pháp cho từng dạng toán như sau: • Giải pháp 1: Dạng toán “Ý nghĩa của tỉ số phần trăm”. - Khi giải những bài toán mà đề bài cho tỉ số dưới dạng tỉ số phần trăm, học sinh thấy rất trừu tượng và lúng túng không định hướng được cách giải bài toán, vì học sinh không hiểu được bản chất của tỉ số phần trăm. Bài toán 1: Một đám đất hình chữ nhật hình có chu vi 80m. Chiều rộng bằng 25% chiều dài. Tính diện tích đám đất. - Khi phân tích bài toán này, học sinh biết: muốn tính diện tích đám đất hình chữ nhật thì phải có chiều dài và chiều rộng, học sinh cũng nhận ra tổng của chiều dài và chiều rộng là 80 : 2 = 40 ( m). Nhưng học sinh không nhận ra mối Trang 6 Nguyễn Hữu Kính