SKKN Một số giải pháp chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường Trung cấp nghề vùng U Minh Thượng

docx 4 trang sangkien 8240
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường Trung cấp nghề vùng U Minh Thượng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_giai_phap_chi_dao_giao_vien_chu_nhiem_giao_duc_d.docx

Nội dung text: SKKN Một số giải pháp chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường Trung cấp nghề vùng U Minh Thượng

  1. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc MÔ TẢ SÁNG KIẾN Mã số (do Thường trực Hội đồng Sáng kiến Sở ghi): 1. Tên Sáng kiến: “Một số giải pháp chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm giáo dục đạo đức cho học sinh ở Trường trung cấp nghề vùng U Minh Thượng” 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục đào tạo văn hóa, nghề 3. Mô tả bản chất của sáng kiến: 3.1. Tình trạng giải pháp đã biết: Trong truyền thống giáo dục của dân tộc Việt Nam, vấn đề giáo dục đạo đức luôn đặt lên hàng đầu “ Tiên học lễ- hậu học văn”. Trong Nghị quyết hội nghị lần thứ II Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII về định hướng phát triển giáo dục đào tạo nêu rõ “Nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục là xây dựng những con người và thế hệ tha thiết gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và bảo vệ tổ quốc”. Trong những năm qua giáo dục đạo đức trong Trường trung cấp nghề Vùng U Minh Thượng được quan tâm của lãnh đạo, tập thể hội đồng sư phạm nhà trường, trong đó chú trọng nhất là công tác chủ nhiệm của giáo viên nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh. Trong quá trình thực hiện nhà trường đã rút ra được những ưu điểm và hạn chế như sau: * Ưu điểm: Trong những năm qua lãnh đạo nhà trường luôn quan tâm và đã làm khá tốt công tác chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm trong việc giáo dục đạo đức cho học viên như: Có xây dựng kế hoạch năm, học ký, tháng và triển khai thực hiện kế hoạch và có kiểm tra qúa trình thực hiện. Triển khai và xây dựng đầy đủ các văn bản hướng dẫn của cấp trên về trách nhiệm, quyền hạn của giáo viên chủ nhiệm. * Hạn chế: - Tất cả giáo viên nhà trường còn rất trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh dẫn đến hiệu quả chưa cao. - Trường chưa xây dựng kế hoạch liên tịch với đoàn thể trong và ngoài nhà trường, chưa ký kết liên tịch với công an trong việc giáo dục an toàn giao thông và tội phạm trong học đường. - Công tác phối hợp với phụ huynh, xã hội trong thực hiện phối hợp ba mội trường giáo dục chưa thật sự tốt, phần lớn phụ huynh khoán trắng cho nhà trường, ít quan tâm đến việc học của con em mình. - Chưa tổ chức được phong phú các hoạt động lao động, ngoại khóa tham quan các di tích lịch sử Để giáo dục đạo đức, truyền thống cho các em. - Phối kết hợp của đoàn thể, giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm, các phòng, khoa chuyên môn còn rời rạc chưa thật sự trở thành một bộ máy hoạt động nhịp nhàng. 3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến: - Mục đích của giải pháp: Trong thời gian qua với sự phát triển kinh tế của
  2. đất nước đã từng bước đưa xã hội phát triển, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng lên. Bên cạnh đó, cũng xuất hiện không ít những mặt trái của nó. Đó chính là những tụ điểm vui chơi giải trí khá nhiều, tai nạn giao thông ngày một tăng, các văn hóa phẩm độc hại tràn lan trên mạng internet, thế hệ trẻ hiện đang sống ảo, không biết mình là ai Làm tác động không nhỏ đến văn hóa học đường. Đáng lo ngại là tỉ lệ thanh thiếu niên chạy theo lối sống hưởng thụ, buông thả, vi phạm pháp luật ngày càng tăng. Riêng tại trường Trung cấp nghề vùng U Minh Thượng mặt dù là khu vực vùng sâu, các em phần lớn là con nông dân nhưng từ năm học 2014-2015 đên nay có có vài vụ mất tài sản trong lớp, 02 vụ đánh nhau ngoài nhà trường, 05 học sinh vi phạm an toàn giao thông, trên 30 trường hợp vi phạm nội quy nhà trường, tỉ lệ học sinh bỏ học trên 30% mỗi năm. Với vai trò là một cán bộ quản lý tôi nhận thức rằng hiện tượng học sinh vi phạm nội quy, vi phạm quy chế, vi phạm pháp luật, những biểu hiện giảm sút về đạo đức của học sinh trong nhà trường ngày có chiều hướng gia tăng. Vì vậy nên tôi đề xuất tham mưu cho hiệu trưởng va chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm thực hiện công tác giáo dục đạo đức cho học sinh vì giáo viên chủ nhiệm là cánh tay nối dài của hiệu trưởng là cầu nối của hiệu trưởng với học sinh và phụ huynh và là người tác động trực tiếp đến học sinh. Qua đó giúp cho nhà trường đạt được mục tiêu chính trị đề ra và đáp ứng nhu cầu phát triển nhà trường trong thời gian tới. - Nội dung giải pháp : + Lãnh đạo nhà trường phải lựa chọn, sắp xếp bố trí đội ngũ giáo viên làm công tác chủ nhiệm; Việc lựa chọn bộ trí giáo viên chủ nhiệm có vai trò rất quan trọng tác động đến hiệu quả giáo dục của nhà trường nói chung và học sinh của từng lớp nói riêng. Đạo đức, phong cách của giáo viên chủ nhiệm ảnh hưởng rất lớn tới học sinh, mỗi cử chỉ giao tiếp, cách xử lý công việc, sự quan tâm của giáo viên chủ nhiệm sẽ tác động đến tư tưởng tình cảm của học sinh; Giáo viên chủ nhiệm gương mẫu, nhiệt tình, có uy tín,yêu nghề, có long vị tha, có khả năng tổ chức, hiểu và xử lý đúng tâm lý lứa tuổi sẽ có tác động tích cực đến kết quả học tập và rèn luyện, hạn chế tỉ lệ học sinh bỏ học. + Tổ chức tập huấn quán triệt các văn bản quy định, hướng dẫn công tác chủ nhiệm của cấp trên; Làm rõ vai trò, trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm , trao quyền cho giáo viên chủ nhiệm, phát huy tích sáng tạo, chủ động của mọi giáo viên , chỉ đạo công tác phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và các lực lượng trong và ngoài nhà trường trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh; Ngay từ đầu năm học lãnh đạo nhà trường phải quán triệt các kế hoạch của cấp trên, của trường và các quy định về công tác chủ nhiệm cho giáo viên chủ nhiệm nắm vững và thực hiện, tập huấn kĩ năng xử lý tình huống sư phạm, bầu tổ trưởng tổ chủ nhiệm, hàng tuần tổ chủ nhiệm hợp và đề ra kế hoạch cho tuần tiếp theo dựa vào kế hoạch năm của nhà trường. Việc phối hợp với các tổ chức ngoài xã hội là việc làm rất cần thiết vì sẽ thực hiện được tốt 3 môi trường giáo dục, qua giao lưu sinh hoạt với các đoàn thể địa phương để định hướng được nghề nghiệp cho các em, giáo dục truyền thống lịch sử,giáo dục an toàn giao thông, ma túy làm tốt công tác này sẽ tạo ra bức tường vững chắc mà bọn tội phạm không thể xâm nhập được. - Chỉ đạo phối hợp với hội cha mẹ học sinh nhà trường, chi hội phụ huynh lớp và từng phụ huynh trong trong lớp; Gia đình là 1 trong 3 môi trường giáo dục có vai trò quan
  3. trọng đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của mỗi con người. Nếu nhân cách con người là bao gồm 02 mặt đức và tài thì gia đình là nơi nuôi dưỡng đạo đức và gieo mầm cho tài năng. Vì vậy đây là một nội dung quan trọng mà lãnh đạo nhà trường đặc biệt quan tâm chỉ đạo. Từ đầu mỗi năm học nhà trường luôn tổ chức họp phụ huynh toàn trường và từng lớp, bầu ra chi hội phụ huynh học sinh của lớp từ những người ưu tú, có trách nhiệm, hiểu biết, quan tâm con em học tập. Từ những chi hội của từng lớp tổ chức họp lại bầu ra Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường, hoạt động theo điều lệ phụ huynh Ban hành kèm theo Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT ngày 22 /11 /2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Để hiệu quả hơn đầu năm học nhà trường mời toàn thể phụ huynh đến để tư vấn về kiến thức giáo dục con em, cách giáo dục con em mình trong điều kiện xã hội ngày nay, chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm mời chi hội của lớp cùng dự sinh hoạt chủ nhiệm lớp mỗi tuần để nắm tình hình học tập của con em mình từ đó có biểu dương, khen thưởng từ nguồn quỹ chi hội. Đối với những học sinh còn hạn chế thì ngoài việc thay mặt chi hội giáo dục các em tại chỗ thì chi hội có trách nhiệm đến gặp gỡ gia đình học sinh để phối hợp giáo dục học sinh. Ngoài ra trong các buổi sinh hoạt dười cờ đầu tuần lãnh đạo nhà trường điều mời đại diện hội phụ huynh của trường đến dự và cùng giáo dục học sinh. + Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp, giờ lao động, giờ thực hành trong và ngoài nhà trường; Giáo dục lao động, giờ thực hành cho học sinh trước hết là hình thành cho các em thái độ đúng đắn đối với lao động, yêu lao động, quý trọng sản phẩm lao động, khắc phục được lối sống ỷ lại, hưởng thụ Thông qua những hoạt động ngoài giờ tham quan các di tích lịch sử chiến tranh, viếng nghĩa trang liệt sĩ, các vi sản văn hóa để giáo dục các em về tinh thần cách mạng, truyền thống dựng nước và giữ nước từ đó hình thành cho các em tình yêu quê hương đất nước, bảo vệ thành quả cách mạng mà ông cha ta đã dung nên. Phải tạo được nhiều sân chơi bổ ích phù hợp với tâm lý lứa tuổi để thu hút lôi cuốn học sinh theo phương châm giáo dục “ học mà vui- vui mà học” “ mỗi ngày đến trường là một niềm vui”. + Có chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm phối hợp với các đoàn thể, giáo viên bộ môn, các phòng, khoa trong nhà trường để giáo dục đạo đức cho học viên. Để thực hiện được các nội dung giải pháp trên thì việc phối kết hợp với các đoàn thể, giáo viên bộ môn, các phòng, khoa trong nhà trường đóng vài trò quan trọng vì làm tốt công tác này sẽ tạo một bộ máy hoạt động nhịp nhàng, phát huy hết sức mạnh tổng hợp của toàn đơn vị, thực hiện được tốt các hoạt động, các chủ điểm, các phong trào lớn do nhà trường, đoàn thể đề ra, tạo thành một môi trường giáo dục lành mạnh cho học sinh yên tâm học tập. Xây dựng một tập thể sư phạm đoàn kết mẫu mực theo tinh thần “ Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương sáng, tự học, sáng tạo cho học sinh noi theo”. + Trong chỉ đạo giáo dục đạo đức học sinh lãnh đạo nhà trường cần phải biết thu nhận những nguồn thông tin, phân tích xử lý thông tin chính xác, chỉ đạo giải quyết nghiêm túc kịp thời nhằm hạn chế tối đa sự lây lan hành vi đạo đức xấu trong học sinh, thường xuyên biểu dương, khen thưởng trong đó cần chú ý học sinh có ý chí vươn lên, tu dưỡng rèn luyện tốt sau khi mắt sai phạm. Cùng với tuyên dương phải phát huy sở trường của mỗi cá nhân trong công việc của lớp, của trường để các
  4. em có điều kiện cống hiến thể hiện điểm tốt của mình trong tập thể. + Thường xuyên động viên, giúp đỡ giáo viên đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm để họ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. 3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp: Trên thực tiễn những giải pháp nêu trên và hiệu quả của quá trình thực hiện tại trường thì các giải pháp nêu trên nên áp dụng không chỉ ở các trường trung cấp nghề mà còn có thể nhân rộng trong phạm vi giáo dục phổ thông trong tỉnh. 3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp : Qua quá trình thực hiện những giải pháp nêu trên tôi nhận thấy nếu làm tốt các giải pháp nêu trên thì hiệu quả đạt được là: Chất lượng hai mặt giáo dục từng bước sẽ tăng lên, tỉ lệ học sinh vi phạm nội quy, quy chế và vi phạm pháp luật hạn chế, tỉ lệ học sinh bỏ học giảm. Tạo ra một môi trường học tập lý tưởng, phụ huynh học sinh an tâm hơn khi đưa con em vào học nghề, văn hóa. Thương hiệu nhà trường được nâng lên. Trường sẽ đáp ứng yêu cầu giáo dục toàn diện theo định hướng đổi mới giáo dục, Hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của nhà trường, đáp ứng nhu cầu của xã hội về giáo dục. 3.5. Tài liệu kèm theo gồm (nếu có): Bảng thống kê giáo dục hạnh kiểm trong dạy văn hóa: STT Số học Loại Tỉ lệ Loại Tỉ lệ Loại Tỉ lệ Loại Tỉ lệ Ghi năm viên tốt % Khá % TB % yếu % chú 2014- 78 70 89,74 7 10,26 0 0 0 0 2015 2015- 100 94 94 6 6 0 0 0 0 2016 Bảng thống kê điểm rèn luyện trong dạy nghề của trường đào tạo. STT Số học Loại Tỉ lệ Loại Tỉ lệ Loại Tỉ lệ Loại Tỉ lệ Ghi năm viên XS % Tốt % khá % TB % chú 2014- 19 1 5,27 13 68,42 0 0 5 26.31 2015 2015- 62 7 11,29 45 72,59 10 16,12 0 0 2016 Kiên Giang, ngày 02 tháng 11 năm 2016 Người mô tả (Ký và ghi rõ họ tên) Trần Văn Được