Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm về xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên ở trường THPT

doc 23 trang sangkien 05/09/2022 5400
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm về xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên ở trường THPT", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_ve_xay_dung_boi_duo.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm về xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên ở trường THPT

  1. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 2 - Lý do chọn đề tài 2 - Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng, phương pháp nghiên cứu 3 PHẦN NỘI DUNG 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC XÂY DỰNG, BỒI DƯỠNG NHẰM NÂNG 4 CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN Ở TRƯỜNG THPT - Cơ sở lý luận 4 - Cơ sở thực tiễn 6 - Cơ sở pháp lý 7 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC VÀ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CỦA TRƯỜNG 9 THPT KIM SƠN A - NINH BÌNH - Đặc điểm tình hình 9 - Thuận lợi, khó khăn 10 - Thực trạng đội ngũ giáo viên 11 CHƯƠNG III: MỘT SỐ KINH NGHIỆM VỀ XÂY DỰNG BỒI DƯỠNG NÂNG CAO 13 CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN Ở TRƯỜNG THPT KIM SƠN A - NINH BÌNH - Lập qui hoạch nhân sự 13 - Sử dụng đội ngũ giáo viên hợp lý và có hiệu quả 13 - Một số nội dung và biện pháp bồi dưỡng 15 - Biện pháp thi đua khen thưởng 18 - Kết quả về công tác giáo dục và xây dựng đội ngũ 19 PHẦN KẾT LUẬN 20 - Một số kết luận 20 - Một số kiến nghị 20 TÀI LIỆU THAM KHẢO 21 1
  2. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 8 của Đảng Cộng Sản Việt Nam Quyết định đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa (CNH-HĐH) và phấn đấu năm 2020 cơ bản nước ta trở thành một nước công nghiệp. Tại Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương khóa 8 đã khẳng định “Muốn tiến hành CNH-HĐH thắng lợi phải phát triển mạnh giáo dục, đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững”. Điều 2 Luật Giáo dục đã ghi: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo làm người Việt Nam phát triển toàn diện có đạo đức, tri thức, sức khỏe. Thẩm mĩ và nghề nghiệp trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ đất nước” nghĩa là giáo dục, đào tạo ra những con người có tri thức, có nhân cách, những người có đủ “đức, trí, mĩ, thể”. Công viêc này không ai có thể làm được ngoài những nhà giáo dục và quản lý giáo dục mà đội ngũ giáo viên trong nhà trường là nhân tố trung tâm của sự phát triển giáo dục. Vì vậy người lãnh đạo, quản lý nhà trường phải hết sức coi trọng xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, mạnh về chất lượng hay nói một cách khác là xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên “vừa hồng, vừa chuyên”. Nghị quyết Ban chấp hành TW 2 khóa 8 của Đảng cũng đã khẳng định “Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục, đào tạo và được xã hội tôn vinh”. Ông, cha ta cũng đã nói “không có thầy đố mày làm nên”. Như vậy người thầy giáo có một vai trò hết sức quan trọng. Lê ninh vị lãnh tụ thiên tài của giai cấp vô sản cũng nói: “Trong bất kỳ nhà trường nào điều quan trọng nhất là phương hướng, tư tưởng chính trị của bài giảng ”. Phương hướng và tư tưởng chính trị đó hoàn toàn do đội ngũ người Thầy quyết định. Vì vậy ta có thể khẳng định việc xây dựng bồi dưỡng đội ngũ giáo viên là một việc làm cực kỳ quan trọng. 2
  3. Trường THPT Kim Sơn A - Ninh Bình là một trường bình thường nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân. Trường đóng trên địa bàn có nhiều di tích, lịch sử văn hóa. Nhân dân trong vùng trường đóng còn nghèo, trình độ dân trí chưa cao, cơ sở vật chất của trường còn nhiều khó khăn, thiếu thốn. Đội ngũ giáo viên chưa đủ theo qui định và còn bất cập với nhiệm vụ. Trình độ chuyên môn không đồng đều, giáo viên một số bộ môn chưa đạt chuẩn. Một số ít, nhận thức về vai trò của giáo viên trong việc nâng cao chất lượng giáo dục còn hạn chế. Xuất phát từ những lý do khách quan, lý do chủ quan như đã nêu trên, tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài “Một số kinh nghiệm về xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên ở trường THPT”. 2. Mục đích nghiên cứu. Nhằm xây dựng đội ngũ giáo viên có tư cách đạo đức tốt, có năng lực chuyên môn và năng lực sư phạm, lòng nhân ái và lý tưởng nghề nghiệp. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu. Nghiên cứu cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn và những kinh nghiệm về công tác xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên ở trường THPT hiện nay nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. 4. Đối tượng nghiên cứu. Là những kinh nghiệm về xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên ở Trường THPT Kim Sơn A - Ninh Bình. 5. Phương pháp nghiên cứu. Dùng phương pháp đối chiếu, so sánh số lượng và chất lượng đội ngũ, chất lượng giáo dục tại trường THPT Kim Sơn A - Ninh Bình trong mấy năm gần đây. 3
  4. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC XÂY DỰNG, BỒI DƯỠNG NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN Ở TRƯỜNG THPT 1. Cơ sở lý luận Thế kỷ 21 là thế kỷ của nền văn minh tri thức – Tin học. Trong đó cuộc cách mạng khoa học công nghệ phát triển mạnh chưa từng thấy. Thế giới đang bước vào thời kỳ hội nhập và xu thế toàn cầu hóa mà không một nước nào cưỡng lại được. Đất nước ta đang ở thời kỳ có nhiều thuận lợi cũng không ít khó khăn, thách thức. Mặt khác nước ta đang bước vào giai đoạn đầu của thời kỳ CNH-HĐH. Muốn vậy phải phát triển mạnh nền giáo dục đào tạo nhằm tạo ra nguồn lực mới, nguồn vốn người có hàm lượng chất xám cao để phát triển kinh tế – xã hội tạo đà cho CNH-HĐH đất nước. Vì vậy trong các văn kiện của Đại hội Đảng đã khẳng định: “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu” phát triển giáo dục là nhằm “nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân lực, đào tạo nhân tài” để xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Bác Hồ đã từng nói “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì phải có những con người xã hội chủ nghĩa”. Đó là những con người có nhân cách, có tri thức, sức khỏe, kỹ năng nghề nghiệp cao, tự chủ sáng tạo, có kỷ luật, yêu CNXH. Thực tế cho thấy hiện nay cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật trên thế giới đã phát triển những bước nhảy vọt đặc biệt là sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ – thông tin. Nhưng khoa học kỹ thuật có phát triển đến đâu thì đó cũng là những sản phẩm do con người phát minh, sáng chế tìm ra. Để có được những con người như thế thì phải có một nền giáo dục phát triển tương xứng với thời đại của nó. Công việc này không ai có thể làm được ngoài những nhà giáo dục và quản lý giáo dục mà đội ngũ giáo viên đóng vai trò quyết định. Nghị quyết TW 2 khóa 8 của Đảng đã khẳng định: “Giáo viên là nhân tố quyết định chất 4
  5. lượng của giáo dục và đào tạo và được xã hội tôn vinh”. Ông cha ta từ xưa tới nay cũng đã nói: “Không có thầy đố mày làm nên”. Bởi vì người thầy đã đào tạo nên những con người có nhân cách, có tri thức, có lý tưởng cao đẹp, những con người có đủ “đức, trí, mĩ, thể” để xây dựng đất nước ta trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020. Người thầy giáo là người tổ chức, hướng dẫn gợi mở để người học tiếp thu một cách chủ động sáng tạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Hiện nay cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật trên thế giới phát triển mạnh đến chóng mặt đặc biệt là khoa học công nghệ – thông tin. Điều này tác động không nhỏ tới người dạy và người học. Để xứng đáng với sự tôn vinh của xã hội, đáp ứng được yêu cầu đào tạo ra những con người có đủ “đức, trí, mỹ, thể” phục vụ cho sự nghiệp CNH-HĐH đất nước đòi hỏi người thầy giáo phải có phẩm chất đạo đức, có năng lực chuyên môn, năng lực sư phạm, có sức khỏe để biến các mục tiêu giáo dục thành hiện thực, góp phần đưa nước ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu thành một nước công nghiệp vào năm 2020. Đạt được mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh”. Cho nên đội ngũ giáo viên trường THPT là bộ phận chủ yếu tổ chức quá trình giáo dục nhằm tạo ra một sản phẩm đặc biệt đó là con người có hàm lượng chất xám cao, những người có đủ “Đức, trí, mĩ, thể” gắn bó với lí tưởng độc lập dân tộc và CNXH Với vị trí, vai trò, nhiệm vụ hết sức quan trọng như trên đội ngũ giáo viên phải là người có nhân cách – có phẩm chất đạo đức trong sáng, có năng lực chuyên môn nghiệp vụ cao, có lòng nhân ái mới đáp ứng được yêu cầu phát triển của xã hội, của đất nước. Như chúng ta biết lao động sư phạm của người giáo viên là một loại lao động đặc biệt không giống với các loại lao động tạo ra sản phẩm ở các ngành nghề khác. Lao động sư phạm của người giáo viên vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật và tính nhân đạo cao. Lao động của người giáo viên 5
  6. là lao động “trí tuệ” lao động “chất xám”. Sản phẩm lao động của người giáo viên là những con người toàn diện. Đặc biệt lao động của người giáo viên không được phép có “phế phẩm”. Bác Hồ đã dạy rằng “Nghề dạy học trước hết phải đem cả con người và cuộc đời mình ra mà dạy sau đó mới dùng lời để dạy”. Nghĩa là người thầy giáo muốn dạy học sinh trở thành những con người toàn diện trước hết người thầy phải dạy cho học sinh bằng chính nhân cách của mình. Như vậy người thầy giáo phải là người có đạo đức cách mạng, có lý tưởng cao đẹp, có tình cảm cộng đồng trong sáng, kiến thức vững, quý nghề – yêu trẻ hết lòng “Vì học sinh thân yêu”. Tâm huyết với nghề nghiệp, gần gũi, sâu sát yêu mến học sinh, làm cho học sinh tin và cảm phục cái “tâm” của người thầy. Mặt khác người giáo viên phải có một phương pháp dạy học tốt tạo hứng thú, sức hấp dẫn cho học sinh chủ động, sáng tạo trong học tập. Trong quá trình tổ chức hoạt động dạy học, người giáo viên phải tìm ra cho mình một phương pháp truyền thụ “ngắn nhất”. Nhưng hiệu quả nhất, phải biết kết hợp nhiều yếu tố như ngôn ngữ, cử chỉ, giọng nói, điệu bộ, nét mặt để truyền thụ kiến thức cho học sinh. Không những dạy cho học sinh kiến thức mà phải hướng dẫn cho học sinh cách học và con đường chiếm lĩnh và tự chiếm lĩnh tri thức, biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo. Cho nên vấn đề đổi mới phương pháp dạy học hiện nay là rất cần thiết và cấp bách rất cần các nhà quản lý giáo dục quan tâm. Vì thế trong quá trình tổ chức hoạt động dạy học nếu có đủ những yếu tố nói trên, người giáo viên chắc chắn sẽ thành đạt trong sự nghiệp “trồng người” của mình. Nếu cả một tập thể giáo viên đều có đủ những yếu tố nói trên thì sẽ phát huy được hết sức mạnh tiềm năng, trí tuệ, sức mạnh tổng hợp thì chất lượng giáo dục sẽ được nâng lên. Do đó công tác xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trong trường THPT cần phải đặt lên hàng đầu và phải được làm thường xuyên, liên tục. 2. Cơ sở thực tiễn. 6
  7. Hội nghị TW 2 khóa 8 của Đảng đã chỉ ra những yếu kém của giáo dục nước ta hiện nay trong đó có sự yếu kém của đội ngũ giáo viên “giáo dục và đào tạo nước ta còn nhiều yếu kém, bất cập cả về qui mô, cơ cấu và nhất là về chất lượng giáo dục và hiệu quả giáo dục, chưa đáp ứng kịp thời những đòi hỏi lớn và ngày càng cao về nhân lực của công cuộc đổi mới kinh tế – xã hội, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, thực hiện CNH-HĐH đất nước theo định hớng xã hội chủ nghĩa”. Đội ngũ giáo viên THPT hiện nay hầu hết đã được đào tạo chính qui bậc đai học hệ 4 năm, song chất lượng không đồng đều. Một số giáo viên ra trường năng lực chuyên môn và năng lực sư phạm còn non, kinh nghiệm giảng dạy ít, phương pháp dạy chưa phù hợp nên hiệu quả chưa cao. Một bộ phận giáo viên chưa đạt chuẩn đào tạo mới ở trình độ trung cấp, cao đẳng ở một số môn như : Thể dục, Kỹ thuật, Công dân, Giáo dục quốc phòng – giáo viên ở một số bộ môn còn thiếu như Toán, Địa, Công dân, Kỹ thuật công nghiệp Tất cả những khó khăn bất cập nói trên đã ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng giáo dục. Vì vậy xây dựng bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên đòi hỏi người cán bộ quản lý nhà trường trực tiếp là hiệu trưởng phải hết sức quan tâm, đặt nó vào vị trí trọng tâm trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. 3. Cơ sở pháp lý. Điều 14 Chương I Luật giáo dục qui định “Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục. Nhà giáo phải không ngừng học tập, rèn luyện, nêu gương tốt cho người học”. Nhiệm vụ của người giáo viên được qui định rõ “giáo viên là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường và các cơ sở giáo dục khác”. Điều lệ trường phổ thông cũng đã qui định rõ về quyền hạn của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng đó là “Quản lý giáo viên, nhân viên, học sinh, quản 7