SKKN Một số biện pháp thu hút giáo viên tham gia viết sáng kiến kinh nghiệm và nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng tại trường PTDTBT THCS Bản Hon

doc 15 trang sangkien 31/08/2022 6200
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp thu hút giáo viên tham gia viết sáng kiến kinh nghiệm và nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng tại trường PTDTBT THCS Bản Hon", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_thu_hut_giao_vien_tham_gia_viet_sang_k.doc

Nội dung text: SKKN Một số biện pháp thu hút giáo viên tham gia viết sáng kiến kinh nghiệm và nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng tại trường PTDTBT THCS Bản Hon

  1. I. THÔNG TIN CHUNG 1. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp thu hút giáo viên tham gia viết sáng kiến kinh nghiệm và nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng tại trường PTDTBT THCS Bản Hon’’. 2. Tác giả Họ và tên: Vũ Đình Bền Năm sinh: 20/9/1976 Nơi thường trú: xã Bản Hon, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm Toán - Lý Chức vụ công tác: Hiệu trưởng Nơi làm việc: Trường PTDTBT THCS Bản Hon Điện thoại: 01694.676.209 Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100% 3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Phương pháp nghiên cứu khoa học 4. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ ngày 01 tháng 9 năm 2014 đến ngày 15 tháng 4 năm 2015 5. Đơn vị áp dụng sáng kiến Tên đơn vị: Trường PTDTBT THCS Bản Hon Địa chỉ: Xã Bản Hon, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu Điện thoại: 01694.676.209 II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN 1. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến Để thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4 tháng 11 năm 2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế thì người giáo viên phải thường xuyên làm mới mình, phải thường xuyên tìm tòi, nghiên cứu đổi mới về cách dạy, cách truyền đạt tri thức cho học sinh. Thường xuyên phải tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ để theo kịp sự phát triển của giáo dục tiên tiến nói chung và của giáo dục Việt Nam nói riêng. Một trong những biện pháp để góp phần vào thành công của
  2. công cuộc đổi mới căn bản toàn diện giáo dục là mỗi giáo viên phải tự nghiên cứu, tìm tòi sáng tạo ra những cái mới, những phương pháp dạy học tích cực, những kinh nghiệm được đúc rút trong quá trình công tác Bên cạnh chức năng dạy học mỗi thầy, cô giáo, cán bộ trong hội đồng nhà trường còn có một nhiệm vụ rất quan trọng đó là “đúc rút sáng kiến kinh nghiệm, làm đề tài nghiên cứu khoa học và làm đồ dùng dạy học”. Tùy theo từng tính chất của chuyên môn, nhiều cơ sở giáo dục còn coi đây là nhiệm vụ bắt buộc đối với cán bộ, giáo viên. Tuy nhiên nhiệm vụ này đến nay luôn là vấn đề khó, thậm chí là bế tắc đối với nhiều cán bộ, giáo viên: có người không biết cách làm, có người biết cách làm nhưng không thể hiện cho người khác hiểu được, không biết báo cáo thành văn bản, nhiều giáo viên lại coi đây là công việc của các nhà khoa học, hoặc của lãnh đạo nhà trường. Chính vì vậy nhiệm vụ này chưa thu hút được các giáo viên hưởng ứng tham gia. Tham gia viết sáng kiến kinh nghiệm, nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng không phải chỉ là điều kiện để xét danh hiệu thi đua như mọi người từng nghĩ mà nó thực sự hữu ích nếu chúng ta nghiên cứu thực sự, làm thực sự và sẽ có hiệu quả thực sự nếu giáo viên cũng thực sự tìm tòi nghiên cứu. Viết sáng kiến kinh nghiệm giúp người giáo viên ghi chép lại, đúc rút những kinh nghiệm hay, cách làm mới trong quá trình giảng dạy, quản lý hoặc một việc gì đó để thực hiện ở lần sau được tốt hơn, có kinh nghiệm hơn hoặc chia sẻ với đồng nghiệp những việc mình đã làm có hiệu quả để đồng nghiệp theo đó mà học tập. Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng thì giúp người nghiên cứu có một tư duy sáng tạo luôn luôn muốn tìm ra cách giải quyết mới để làm thay đổi hiện trạng theo ý muốn chủ quan của mình. Trong thời đại ngày nay thì sự phát triển của khoa học, sự phát triển của các mặt đời sống xã hội là hết sức nhanh chóng, giáo dục cũng phải thường xuyên đổi mới một cách căn bản và toàn diện đòi hỏi người giáo viên cũng phải có tư duy đổi mới. Để làm được việc đó thì việc nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng là cần thiết và là nhiệm vụ của mỗi giáo viên.
  3. Với sáng kiến kinh nghiệm của mình tác giả muốn trao đổi cùng đồng nghiệp những kinh nghiệm trong việc viết sáng kiến kinh nghiệm, cách tiếp cận làm quen với việc nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng để từ đó tự tin vào chính bản thân mình và coi việc nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng là cần thiết và là nhiệm vụ mà mỗi giáo viên phải làm. 2. Phạm vi triển khai thực hiện: Sáng kiến kinh nghiệm được triển khai tại trường PTDTBT THCS Bản Hon, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu. 3. Mô tả sáng kiến a. Trước khi tạo ra sáng kiến Trong những năm qua phong trào viết sáng kiến kinh nghiệm của nhà trường chưa được quan tâm đúng mức. Nhiều giáo viên coi đây là nhiệm vụ của lãnh đạo nhà trường nên không quan tâm, không nghiên cứu tìm tòi. Hơn nữa không được hướng dẫn một cách cụ thể chi tiết và tập huấn rõ ràng nên không biết phải viết như thế nào cho đúng. Nhiều giáo viên hình dung sáng kiến kinh nghiệm là những thứ gì cao siêu mà giáo viên không đủ trình độ để viết nên không quan tâm. Chính vì vậy mà có nhiều giáo viên trong quá trình giảng dạy có rất nhiều những kinh nghiệm hay, nhiều sáng kiến mới nhưng không thể hiện thành những sáng kiến kinh nghiệm để lưu lại cho các lớp đi sau học tập và không nhân rộng được những bài giảng hay, cách làm mới cho đồng nghiệp học theo. Việc nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng đã được các nước tiên tiến đưa vào trường phổ thông từ lâu rồi và coi đây là nhiệm vụ bắt buộc đối với mỗi giáo viên. Tuy nhiên ở nước ta thì thuật ngữ nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng mới xuất hiện chưa lâu và chủ yếu là đối với các trường cao đẳng, đại học. Đối với giáo viên phổ thông, nhất là cấp THCS thì vẫn còn coi đây là việc của các nhà khoa học, giáo viên không đủ tầm để nghiên cứu. Với cách hiểu đơn giản như vậy cho nên việc đưa khoa học sư phạm ứng dụng vào trong trường phổ thông là hết sức khó khăn, đòi hỏi người quản lý nhà trường phải có một quan điểm chỉ đạo rõ ràng và phải thực sự quyết tâm thì mới tạo được động lực
  4. thúc đẩy giáo viên tham gia nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng. Hầu hết lãnh đạo nhà trường trong những năm qua chỉ biết hô hào, kêu gọi giáo viên tham gia viết sáng kiến kinh nghiệm và nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng nhưng chưa trang bị được những kiến thức cần thiết, phương pháp nghiên cứu và chưa tập huấn về phương pháp nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng cho giáo viên. Chính từ lẽ đó không được sự hưởng ứng của giáo viên dẫn đến phong trào viết sáng kiến kinh nghiệm và nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng trong nhà trường rất hạn chế, không thu hút được giáo viên tham gia. Cũng chính từ việc ít sáng kiến kinh nghiệm và giáo viên không chịu nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng nên việc đổi mới phương pháp dạy học còn chậm, chất lượng học sinh chưa cao, tư duy giáo viên chậm đổi mới Bảng ghi lại kết quả giáo viên tham gia viết sáng kiến kinh nghiệm và nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng của một số năm gần đây. Số người tham gia Số người tham gia Kết quả được công nghiên cứu khoa học viết SKKN nhận áp dụng Năm học sư phạm ứng dụng Cấp Cấp CBQL Giáo viên CBQL Giáo viên trường huyện 11-12 2 4 0 0 2 3 12-13 3 3 0 0 2 3 13-14 1 3 1 0 1 3 Bảng theo dõi kết quả học tập của học sinh một số năm gần đây. Hạnh kiểm Học lực HSG Năm cấp học Tốt Khá TB Yếu Giỏi Khá TB Yếu huyện 11-12 23% 65% 12% 0 20% 70% 10% 0 1 12-13 27,3% 55,2% 17,5% 4,5% 20,1% 63,1% 12,3% 2 13-14 37,3% 44,7% 18% 6,7% 23,3% 60,7% 9,3% 2
  5. b. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến * Tính mới Muốn thu hút được giáo viên tham gia viết sáng kiến kinh nghiệm thì trước hết người cán bộ quản lý phải là người gương mẫu đi đầu trong việc viết sáng kiến kinh nghiệm và nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng. Đồng thời cũng phải là người nắm chắc cấu trúc của một sáng kiến kinh nghiệm, nắm chắc phương pháp nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng để truyền đạt lại cho giáo viên. Với khuôn khổ của sáng kiến kinh nghiệm tôi đã đề xuất và trang bị cho giáo viên cách tiếp cận viết sáng kiến kinh nghiệm, cấu trúc cơ bản của một sáng kiến kinh nghiệm và cách nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng. Điểm mới của sáng kiến là trang bị cho giáo viên những kiến thức cơ bản, cụ thể rõ ràng về viết sáng kiến kinh nghiệm và nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng chứ không phải chỉ là hô hào khẩu hiệu chung chung. Giúp cho giáo viên gắn lý thuyết với thực tế viết sáng kiến kinh nghiệm và nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng. * Cách thực hiện b. 1. Trang bị cho giáo viên cách viết sáng kiến kinh nghiệm Thông thường mỗi sáng kiến kinh nghiệm đều được xuất phát từ quá trình thực tế quản lý, giảng dạy, tổ chức hoạt động phát sinh ra những vấn đề mới mà người quản lý hoặc người giáo viên nghĩ ra cách giải quyết, cách làm đem lại hiệu quả hơn những cách làm thông thường thì được đúc kết thành sáng kiến kinh nghiệm như: Tìm ra phương pháp giảng dạy mới; tìm ra các biện pháp khác hiệu quả hơn, khả thi hơn trong chủ nhiệm lớp, trong quản lý hoạt động dạy và học, xây dựng cơ sở vật chất, cải tiến đồ dùng dạy học mới để học sinh tiếp thu tốt hơn, nhanh hơn, cách thức tổ chức hoạt động cho học sinh hứng thú học tập hơn Do vậy sáng kiến kinh nghiệm thường phải là vấn đề mà tác giả đã và đang hoặc sẽ làm làm có kết quả. Khi đã thực hiện cách biện pháp, cách thức thấy hiệu quả, thành công thì tiến hành viết sáng kiến kinh nghiệm. Để tiến hành viết sáng kiến kinh nghiệm thì trước hết là việc chọn tên sáng kiến kinh nghiệm: việc đặt tên cho sáng kiến kinh nghiệm phải phổ thông,
  6. dễ hiểu, gắn liền với nội dung và phạm vi vấn đề nghiên cứu. Sau khi đã chọn được tên sáng kiến phù hợp thì tiến hành bắt tay vào viết sáng kiến. Thông thường một sáng kiến kinh nghiệm thường được chia làm ba phần. Phần 1: Phần đặt vấn đề hoặc phần mở đầu Trong phần này giáo viên cần xác định rõ: + Lý do chọn sáng kiến kinh nghiệm: Để hình thành lý do chọn sáng kiến kinh nghiệm: tác giả phải xác định được vị trí, vai trò của vấn đề mà tác giả chọn nghiên cứu, nêu được những quan điểm chỉ đạo của cấp trên, chủ trương của Đảng, của Ngành của cơ quan, đơn vị, của bộ môn và thực trạng vấn đề mà tác giả chọn nghiên cứu có hạn chế, bất cập hoặc mâu thuẫn cần phải thay đổi từ đó sẽ xuất hiện lý do tại sao mà lại chọn sáng kiến kinh nghiệm này. + Mục đích nghiên cứu: xác định rõ nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm có ý nghĩa, tác dụng gì đối với bộ môn, phương pháp dạy, cách quản lý học sinh và sẽ mang lại lợi ích gì, phục vụ cho ai, trong phạm vi nào? + Nhiệm vụ nghiên cứu: Thông thường có 3 nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản của một sáng kiến kinh nghiệm: Nghiên cứu cơ sở lý luận; Nghiên cứu thực trạng vấn đề; Đề xuất giải pháp nhằm thực hiện. + Đối tượng nghiên cứu: Là bản chất sự vật hoặc hiện tượng cần được xem xét và làm rõ trong nhiệm vụ nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu thường gắn với tên của sáng kiến kinh nghiệm bỏ đi phần địa danh (Ví dụ sáng kiến ‘’ Các biện pháp huy động học sinh ra lớp ở trường A’’ thì đối tượng nghiên cứu sẽ là các biện pháp huy động học sinh ra lớp). Xác định chuẩn được đối tượng nghiên cứu là tác giả đã xác định được trọng tâm mà sáng kiến kinh nghiệm cần thể hiện. Bởi tiếp cận đúng đối tượng nghiên cứu nó sẽ giúp tác giả lựa chọn phương pháp và phương tiện khi nghiên cứu. + Phạm vi nghiên cứu: Chính là xác định về không gian và thời gian của tiến trình nghiên cứu Xác định chuẩn được phạm vi nghiên cứu sẽ giúp tác giả nghiên cứu trọng tâm hơn, không bị sai lệch hướng nghiên cứu. Phần 2: Phần Giải quyết vấn đề (hay phần nội dung)