SKKN Một số biện pháp sử dụng đồ dùng, đồ chơi trực quan hấp dẫn cho trẻ 4-5 tuổi trong hoạt động làm quen với biểu tượng toán

doc 17 trang honganh1 15/05/2023 11100
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp sử dụng đồ dùng, đồ chơi trực quan hấp dẫn cho trẻ 4-5 tuổi trong hoạt động làm quen với biểu tượng toán", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_su_dung_do_dung_do_choi_truc_quan_hap.doc

Nội dung text: SKKN Một số biện pháp sử dụng đồ dùng, đồ chơi trực quan hấp dẫn cho trẻ 4-5 tuổi trong hoạt động làm quen với biểu tượng toán

  1. PHỤ LỤC TT TÊN NỘI DUNG SỐ TRANG PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lý do chon đề tài 2 1 2. Mục đích nhiệm vụ của đê tài 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Thời gian nghiên cứu 4 PHẦN II. NỘI DUNG 2 1:Cơ sở lý luận 4 2:Cơ sở thực tiễn 5 3:Thực trạng vấn đề nghiên cứu 6 I. Một số biện pháp sử dụng đồ dùng, đồ chơi trực quan hấp dẫn cho trẻ 4 -5 tuổi trong hoạt động làm quen với biểu tượng toán” 3 A. Biện pháp 1: 7 B. Biện pháp 2 8 C. Biện pháp 3 9 D. Biện pháp 4 10 E. Biện pháp 5 F. Biện pháp 6 II:Kết quả thực hiện II: Bài học kinh nghiệm PHẦN III:KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT 4 1 .Kết luận 11 5 2. Kiến nghị- đề xuất 12 20
  2. TÊN ĐỀ TÀI: Một số biện pháp sử dụng đồ dùng, đồ chơi trực quan hấp dẫn cho trẻ 4 -5 tuổi trong hoạt động làm quen với biểu tượng toán” PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài - Chủ tịch Hồ chí Minh muôn vàn kính yêu của chúng ta lúc sinh thời người đã nói “ Non sông Việt Nam có được vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được sánh vai với các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ vào việc học tập của các cháu”. Trẻ em những Mầm non tương lai của đất nước, Đất nước có giầu mạnh, phồn vinh là nhờ vào thế hệ trẻ. Chính vì vậy phải chăm sóc giáo dục trẻ thật tốt ngay từ khi trẻ còn ở độ tuổi Mầm non. Người giáo viên Mầm non ngoài việc hướng dẫn cho trẻ vui chơi, cho ăn, cho ngủ, giáo dục trẻ trở thành những đứa trẻ lễ phép ngoan ngoãn thôi chưa đủ, mà nhiêm vụ của người giáo viên Mầm non còn phải trang bị cho trẻ những kiến thức ban đầu thông qua các hoạt động và qua các môn học như làm quen với môi trường xung quanh, làm quen với tạo hình, môn văn học, chữ cái, âm nhạc, làm quen với toán sơ đẳng thông qua các môn học trẻ được học mà chơi chơi mà học. Từ đó dần hình thành lên nhân cách của trẻ và cũng từ đó trẻ được tiếp cận với những kiển thức từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó. Thông qua các môn học giúp cho trẻ phát triển một cách toàn diện về mọi mặt như : Đức, Trí, Thể, Mỹ. Giúp trẻ có một hành tranh vững vàng, một tâm thế tự tin để bước vào lớp một. Trong các hoạt động giáo dục trẻ ở trường Mầm non. Hoạt động vui chơi là môt trong những hoạt động chủ đạo, song hoạt động học tập được thể hiện qua các giờ hoạt động chung có chủ đích đó là hoạt động cung cấp chủ yếu có hệ thống kiến thức cần trang bị cho trẻ.Vậy tổ chức các tiết học như thế nào để trẻ lĩnh hội các kiến thức một cách đơn giản nhưng hiệu quả nhất là đối với môn “ Làm quen với toán” Đây là môn học đòi hỏi độ chính xác cao. Muốn làm tốt được việc này trước hết đòi hỏi người giáo viên phải có tâm huyết với nghề, say sưa suy nghĩ tìm tòi, chu đáo tỉ mỉ, sáng tạo hướng dẫn trẻ tham gia vào hoạt động một cách có khoa học để trẻ bước đầu nắm bắt, hình thành những kỹ năng học tập đối với môn làm quen với biểu tượng toán sơ đẳng. Đối với môn học này người giáo viên cần phải đầu tư thời gian, công sức một cách công phu, khoa học để chuẩn bị đồ dùng cho tiết mới mong tiết học đạt được hiệu quả cao và khả năng tiếp thu kiến thức của trẻ sẽ đạt được ở mức độ cao nhất trong quá trình tham gia các hoạt động của trẻ. Thông qua môn học giúp trẻ nhận 20
  3. thức tốt hơn về thế giới xung quanh. Từ đó hình thành hệ thống hoá kién thức một cách chính xác, khoa học. Nhật thức về toán học có liên quan mật thiết với quá trình phát triển toàn diện của trẻ, thông qua toán học sớm hình thành ở trẻ khả năng tìm tòi, quan sát, khám phá, so sánh, phân tích, tổng hợp các sự vật hiện tượng khách quan. Trên cơ sở đó bổ sung thêm vôn ngôn ngữ và góp phần tích cực vào việc phát triển trí tuệ và thể chất cho trẻ. Việc dạy cho trẻ nắm chắc các kiến thức trong hoạt động làm quen với biểu tượng toán sơ đẳng, không những giúp cho trẻ học bộ môn toán sau này đẽ dàng hơn mà còn giúp cho trẻ tiếp thu kiến thức của các môn học khác một cách nhanh nhạy và chính xác hơn. Dạy trẻ nhận biết phân biệt về biểu tượng toán là dạy trẻ cách làm quen và hình thành cho trẻ các biểu tượng toán về tập hợp, số lượng, phép đếm., hình học, định hướng trong không gian, đo và đong, xếp theo qui tắc Đây là một trong những nội dung chính của việc dạy học cho trẻ làm quen với biểu tượng toán. Nhưng để trẻ tiếp thu được bài học một cách tích cực hứng thú thì đòi hỏi người giáo viên phải sáng tạo trong phương pháp, phải sử dụng trò chơi thông qua trò chơi để dạy trẻ làm quen với các biểu tượng ban đầu về Toán. Hiểu được tầm quan trọng đó tôi đã chọn đề tài nghiên cứu “ Một số biện pháp sử dụng đồ dùng, đồ chơi trực quan hấp dẫn cho trẻ 4 -5 tuổi trong hoạt động làm quen vởi biểu tượng toán” 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Nhằm tìm ra những “Biện pháp sử dụng đồ dùng, đồ chơi trực quan hấp dẫn” để tìm ra hướng giải quyết tốt nhất hình thành những biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ 4 -5 tuổi một cách chính xác và bền vững, khắc phục phần lớn những khó khăn chung đồng thời phát huy cao nhất được tính tích cực của trẻ, nâng cao phương pháp dạy trẻ theo hướng cực hoá hoạt động lấy trẻ làm trung tâm. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Năm học 2018-2019 tôi được phân công chủ nhiệm lớp 4- 5 tuổi, với số lượng cháu là 30 cháu, nên tôi đã chọn đi sâu vào nghiên cứu và tìm ra phương pháp sử dụng đồ dùng đồ chơi trực quan vào bộ môn toán để giúp cho trẻ lớp tôi có thể học tốt bộ môn này. 4. Phương pháp nghiên cứu - Quan sát các hoạt động của giáo viên, hoạt động của trẻ ghi chép lại các hoạt động. - Trao đổi với giáo viên. 20
  4. - Quan sát giờ học của trẻ, quan sát các hoạt động trẻ tiếp thu tác phẩm văn học, để xác định mức độ nhận thức và kỹ năng của trẻ. - Quan sát các hoạt động của trẻ trong lớp khi được tiếp cận và học tập qua các trò chơi làm quen với Toán để nhận biết về khả năng tiếp thu và nhận thức của trẻ 5. Phạm vi nghiên cứu và kế hoạch nghiên cứu - Trong đề tài này chỉ nghiên cứu một số biện pháp sử dụng đồ dùng đồ chơi hấp dẫn cho trẻ làm quen với biểu tượng toán sơ đẳng lớp 4-5 tuổi - Thời gian nghiên cứu là 1 năm học 2018-2019, bắt đầu từ 15 tháng 8 năm 2018 đến 20 tháng 5 năm 2019 PHẦN II. NỘI DUNG 1/Cơ sở lý luận: Toán học là một môn khoa học cần có độ chính xác cao. Nên nhiệm vụ của giáo viên là phải hình thành cho trẻ các biểu tượng toán học, cung cấp những kỹ năng cơ bản nhất để trẻ có thể vận dụng vào trong thực tế. Để có sự phát triển và hướng tới một nền giáo dục toàn diện. Ngay từ nhỏ trẻ đã được tiếp xúc với ông, bà, cha mẹ. Và các sự vật hiện tượng đến nhận thức xung quanh. tất cả những cái trẻ nhìn thấy đều ảnh hưởng đến nhận thức của trẻ, dần dần trẻ có được những khái niện giản đơn nhất về thế giới xung quanh có nhu cầu muốn tìm tòi , phám phá về tính chất, đặc điểm của sự vật hiện tượng, tập hợp các số lượng , hình dạng, màu sắc, kích thước, vị trí, sắp xếp của chúng trong không gian. VD: Khi chơi với đồ vật trẻ muốn biết tại sao vật này lại lăn được nhưng vật kia lại không lăn được . hình dạng, kích thước và chất liệu của chúng khác nhau như thế nào? Hoặc trẻ muốn biết từng nhóm đồ vât có bao nhiêu vật và cách so sánh các nhóm với nhau. trẻ muốn biết nhóm này có số lượng nhiều hay ít hơn nhóm kia. Bắt đầu trẻ muốn biết làm thế nào để cho hai nhóm được bằng nhau. Từ đó trong tư duy của trẻ đã nảy sinh khái niện thêm bớt một cách giản đơn nhất về phép cộng trừ của bậc tiểu học. Xuất phát từ nhu cầu đó mà việc cho trẻ làm quen với biểu tượng toán sơ đẳng là nhu cầu cần thiết. Nhưng thực chất chương trình toán học trong trường mầm non hiện nay chỉ cho phép dạy trẻ làm quen với một số khái niện về toán đơn giản, chưa dạy trẻ học toán. Nếu nhu dạy trẻ học toán sớm sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trể. Vì vậy nảy sinh vấn đề là làm thế nào để dạy trẻ những khái niệm về toán học mang tính chất trìu tượng nhưng lại phải phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ mẫu giáo. Song khó khăn lớn nhất của trẻ mẫu giáo là làm quenvới một số 20
  5. khải niệm toán học đó là khả năng lĩnh hội tri thức của trẻ còn non nớt, do thực tế đó mà không thể cho trẻ làm quen với khái niệm về tổ hợp, phép đếm, số lượng, hình dạng, kích thước, định hướng không gian bằng các định nghĩa chính xác mà phải dựa trên tâm lý của trẻ và khái niệm toán học sơ đẳng, để có phương pháp giảng dạy cụ thể, phù hợp với đặc điểm nhận thức của trẻ biến những khái niệm toán học trìu tượng thành những biểu tượng quen thuộc mà trẻ có thể lĩnh hội được một cách ấn tượng và sâu sắc nhất, hình thành những kiến thức ban đầu về toán học sơ đẳng cho trẻ 2/Cơ sở thực tiễn: a. Thuận lợi: - Năm học 2018 – 2019 tôi được sự phân công của ban giám hiệu nhà trường tôi chủ nhiệm một lớp 4-5 tuổi A, với số lượng trẻ trong lớp là 30 trẻ. 100% trẻ sống ở vùng nông thôn là con em nông dân, các cháu đều rất ngoan ham học. - Nhận được sự quan tâm và ủng hộ nhiệt tình của Ban Giám Hiệu cùng với Phụ huynh để tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ. - Cơ sở vật chất và các trang thiết bị đồ dùng dạy học đầy đủ, tạo điều kiện thuận lợi cho bản thân tôi thực hiện tốt chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ. - Bản thân tôi nhiệt tình, yêu nghề, luôn chịu khó tìm tòi học hỏi đồng nghiệp đi trước và tài liệu sách báo để nâng cao trình độ chuyên môn. b. Khó khăn: - Lớp tôi đang dạy đều là con em nông thôn nên ít được sự quan tâm, chăm sóc, phối hợp với giáo viên để dạy trẻ Làm quen với một số biểu tượng ban đầu về toán. - Một số cháu chưa được học lớp 3 - 4 tuổi nên còn nhút nhát chưa biết chưa xác định được hình dạng , hình khối, kích thước, màu sắc, số lượng + Một số đồ dùng phục vụ môn toán còn thiếu, chưa đồng bộ nên việc học tập các cháu chưa được đảm bảo. 3: Thực trạng vấn đề nghiên cứu: a./ Tình hình giảng dạy của giáo viên. Như chúng ta đã biết, nội dung dạy trẻ các biểu tượng về toán được phân bố đồng đều trong chương trình giảng dạy trẻ ở 3 độ tuổi. Mẫu giáo bé, Mẫu giáo nhỡ, Mẫu giáo lớn. Theo nguyên tắc từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, đối với trực quan để dạy trẻ làm quen với biểu tượng toán cũng cần nhiều về số lượng và yêu cầu trực quan của từng tiết 20
  6. cũng khác nhau và phức tạp dần lên. Yêu cầu dạy biểu tượng toán cho trẻ cần có trực quan chuẩn chính xác. Tuy nhiên trong quá trình tổ chức, hướng dẫn trẻ giáo viên thường hay mắc phải một số nhược điểm sau. + Đồ dùng trực quan còn quá ít, đôi lúc chưa đủ dẫn đến việc luyện tập ít, nên tiết học buồn tẻ không đem lại kết quả như mong muốn. + Giáo viên còn nói nhiều, cách truyền đạt chưa lưu loát, không phát huy được tính tích cực của trẻ khi tham gia các hoạt động. b./ Nhận thức của trẻ: - Do đặc điểm tâm lý của trẻ rất hiếu động, thích khám phá, tò mò, nên trẻ không thể chỉ ngồi nhìn và nghe cô giáo giảng bài hoặc nói nhiều. Chính vì vậy nếu không sử dụng đồ dùng trực quan, không cho trẻ thao tác thực hành trên đồ vật đối tượng nhận biết thì trẻ dễ bị phân tán chú ý, mức độ hứng thú không cao, trí thức lĩnh hội được không sâu, và hay bị quên. Chí vì thế khi vào tiết học làm quen với toán, phần tập hợp số lượng và phép đếm . Cho nên phần lớn trẻ không biết xếp tương ứng 1 – 1 đặt số lượng tương ứng bị nhầm, đếm hay bị nhảy cóc khi thực hiện một số phép biến đổi, còn lúng túng nói sai kết quả. Hay nhầm lẫn các chữ số với nhau như số 2 với số 5, gọi tên các hình, các khối còn nhầm lẫn chưa phân biệt được định hướng trong không gian hoặc hay bị nhầm lẫn. Khảo sát kết quả của trẻ khi chưa áp dụng các biện pháp sử dụng đồ dùng trực quan với tiết học như sau: Số lượng trẻ : 30 Nội dung khảo sát Giỏi Khá Trung bình Yếu - Hình thành kỹ năng đếm 0 5 15 10 và nhận biết các chữ số - Nhận biết các hình học 0 10 15 5 - Về kích thước, định hướng 0 15 8 7 trong không gian - Xếp theo qui tắc 0 12 11 7 - Đo độ dài một vật và 7 13 10 đong dung tích I. MỘT SỐ BIỆN PHÁP SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG ĐỒ CHƠI TRỰC QUAN HẤP DẪN CHO TRẺ 4-5 TUỔI LÀM QUEN VỚI BIỂU TƯỢNG TOÁN 20