SKKN Một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh Lớp 4 trường Tiểu học và Trung học cơ sở Lập Chiệng

doc 10 trang sangkien 12940
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh Lớp 4 trường Tiểu học và Trung học cơ sở Lập Chiệng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_ren_chu_viet_cho_hoc_sinh_lop_4_truong.doc

Nội dung text: SKKN Một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh Lớp 4 trường Tiểu học và Trung học cơ sở Lập Chiệng

  1. Ch­¬ng I TỔNG QUAN 1. Cơ sở lí luận Chữ viết là một công cụ dùng để giao tiếp và trao đổi thông tin, là phương tiện để ghi chép và tiếp nhận những tri thức văn hóa, khoa học và đời sống Do vậy ở tiểu học việc dạy học sinh biết chữ và dạy từng bước làm chủ được công cụ chữ viết để phục vụ cho học sinh học tập và giao tiếp là yêu cầu quan trọng hàng đầu của môn Tiếng Việt. Cố Thủ tướng Phạm văn Đồng đã nói: “Chữ viết cũng là một biểu hiện của nết người” như vậy rèn chữ viết chính là rèn nết người cho học sinh hay nói cách khác việc dạy học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện tính cẩn thận, tính kỉ luật, lòng tự trọng đối với mình và thái độ tôn trọng người khác trong giao tiếp bằng chữ viết; và cũng chính là gìn giữ chữ viết mang bản sắc dân tộc Việt Nam. Trong giai đoạn hiện nay, đất nước không ngừng đổi mới theo con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa và thời buổi bùng nổ về công nghệ thông tin rất nhiều kiểu chữ, dạng chữ được lưu hành đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, học sinh tiểu học chỉ được viết theo mẫu chữ đã được quy định trong chương trình, song còn nhiều học sinh chưa viết đúng mẫu chữ, cỡ chữ, thế chữ nhất là học sinh lớp 4. Do kiến thức trong mỗi tiết học nhiều hơn vì vậy các em phải ghi chép nhiều dẫn đến viết chữ không được nắn nót, viết ẩu viết ngoáy, viết xấu, viết sai lỗi nhiều Là giáo viên ở bậc Tiểu học bản thân tôi nhận thức rõ “ngày nay các em là các cô cậu học trò nhưng ngày mai các em sẽ là chủ nhân tương lai của đất nước”. Để đáp ứng được với sự phát triển ngày càng cao của đất nước thì ngay từ hôm nay các em phải trau dồi cho mình hết những kĩ năng cần thiết trong từng 1
  2. lớp học. Từ kinh nghiệm của bản thân tôi nhận thấy việc rèn chữ cho học sinh lớp 4 không phải khó nhưng đó là cả một quá trình và rất cần sự bền bỉ kiên trì của cả cô và trò. Xuất phát từ thực tế chữ viết học sinh lớp 4 và để đẩy mạnh phong trào rèn chữ giữ vở cho học sinh lớp 4 tôi xin mạnh dạn chia sẻ “Một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 4 trường Tiểu học và Trung học cơ sở Lập Chiệng”. 2. Phương pháp tiếp cận tạo ra sáng kiến - Phương pháp điều tra, quan sát, phân tích thực trạng chữ viết của học sinh. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm. 3. Mục đích nghiên cứu Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh lớp 4. 2
  3. Ch­¬ng II MÔ TẢ SÁNG KIẾN 1. Vấn đề của Sáng kiến Qua thực tế giảng dạy tôi thấy chữ viết của học sinh lớp 4 còn xấu. Cụ thể: Tổng số học sinh: 28 em Học sinh viết chữ sạch, đẹp: 1 em Học sinh viết chữ khá: 7 em Học sinh viết trung bình: 12 em Học sinh viết xấu: 8 em Chữ viết của các em thường mắc các lỗi như sau: + Viết chữ chưa đủ độ cao, độ rộng, chữ viết to quá, cao quá ví dụ: nét khuyết xuôi, khuyết ngược, chữ o, ô, ơ, a + Quên dấu thanh, rất nhiều em mắc lỗi này. + Chữ viết hoa không đúng mẫu. + Chưa biết viết hoa tên riêng. + Thỉnh thoảng viết chữ viết in trong bài ví dụ: s, k + Viết sai khi sử dụng âm đệm o và u. ví dụ: tham qoan, loanh qoanh. + Viết nhầm lẫn tr/ch,s/x, r/s, d/r/gi, ng/ngh, g/gh, o/ô, au/âu, thanh ngã/ thanh sắc, c/q/k Ví dụ: Tổ cuốc, chước lớp, ngĩ, sâu một hồi, dồng sông, máy rúc + Phần lớn các em viết chữ chưa đẹp, còn lúng túng trong cách trình bày bài, các nét chữ còn uốn éo, chữ viết không nối liền nét hoặc các nét nối chữ chưa đúng (ví dụ: nối chữ o với i, a, t học sinh nối như dạng chữ a), viết bài còn tẩy xóa nhiều dẫn đến chữ khó đọc. 3
  4. * Nguyên nhân của thực trạng trên. a. Nguyªn nh©n chñ yÕu: - Do thói quen viết chữ của học sinh. - Ý thức học tập của học sinh chưa cao, trong giờ còn mải nói chuyện, làm việc riêng nên khi viết bài còn sai, gạch xóa. - Do học sinh không nắm vững cấu trúc của âm tiết Tiếng Việt - Do học sinh không nắm vững quy tắc chính tả Tiếng Việt. - Do lỗi phát âm của phương ngữ hoặc không nắm vững chính âm. - Do học sinh không hiểu mối quan hệ giữa chữ và nghĩa. - Không phân biệt dấu thanh ngã và sắc. - Chưa nắm chắc luật viết hoa. - Do khối lượng kiến thức của lớp 5 nhiều vì vậy yêu cầu các em viết khẩn trương nên không có thời gian nắn nót dẫn đến chữ viết ngày càng xấu đi thừa nét, thiếu nét, thiếu dấu - Do häc sinh ngåi ch­a ®óng t­ thÕ, c¸ch ®Ó vë, ®Ó tay, c¸ch cÇm bót ch­a khoa häc, ch­a hîp lý dÉn ®Õn ch÷ viÕt xÊu tuú tiÖn. b. Nguyªn nh©n kh¸c: - Trường Lập Chiệng là trường vùng sâu của huyện, nhân dân chủ yếu làm nông nghiệp, đời sống khó khăn nên về nhà các em phải giúp bố mẹ việc nhà, không có thời gian ôn tập rèn luyện. - Đại đa số cha mẹ học sinh chưa quan tâm đến việc học của con em mình nên đồ dùng học tập mà cụ thể ở đây là bút viết nhiều học sinh khi đến lớp không có hoặc chất lượng bút viết kém. - Trong giờ học chính giáo viên chưa tạo hứng thú cho học sinh. - Giáo viên chưa hướng dẫn một cách cơ bản tỉ mỉ trong giờ luyện viết về việc viết chữ đúng mẫu, chữ viết chưa đi theo quy trình. 4
  5. Với thực trạng trên tôi đã trăn trở, học hỏi đồng nghiệp, tìm một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh. 2. Một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh - Ngay từ đầu năm học đề nghị các em chỉ viết bút mực đen. Bởi vì chữ đã xấu mà trong một quyển vở nhiều màu mực rất khó nhìn. Hơn nữa mỗi học sinh chọn một màu mực khác nhau thì khi học sinh quên bút, bút hết mực mượn của bạn màu mực khác thì không đẹp. - Phát động phong trào rèn chữ giữ vở đến từng học sinh. - Treo mẫu chữ được quy định trên lớp để học sinh có thời gian ôn lại mẫu chữ. - Thông qua hội nghị cha mẹ học sinh nhờ phụ huynh quan tâm kèm cặp các em, dành thời gian và tạo điều kiện đầy đủ cho các em học tập. - Thường xuyên nhắc nhở các em về tư thế ngồi, cách cầm bút, cách để vở. + Tư thế ngồi: học sinh phải ngồi ngay ngắn, lưng thẳng, không tỳ ngực vào cạnh bàn, mắt nhìn cách vở 25-30cm, chân gập thành góc vuông, tay phải cầm bút, tay trái giữ mép vở cho khỏi xê dịch, cánh tay phải đặt trên mặt bàn một cách tự nhiên. + Cách cầm bút: Để việc cầm bút được thuận lợi, học sinh phải cầm bút và điều khiển bút bằng 3 ngón tay: ngón trỏ, ngón cái và ngón giữa của bàn tay phải. Đầu ngón tay trỏ để phía trên, đầu ngón tay cái ở bên trái, phía bên phải của đầu bút tựa vào đốt đầu của ngón tay giữa. Cách cầm bút như trên giúp cho học sinh giữ bút được chắc và điều khiển bút một cách linh hoạt. Cầm cách đầu bút khoảng 1cm. Bút nghiêng so với mặt giấy khoảng 45o. + Cách để vở: đặt vở nghiêng một góc khoảng 15 - 30 o về phía trên bên phải so với mép bàn. Đây là chiều thuận của tay phải khi viết chữ viết là vận động từ trái qua phải. 5
  6. - Vận dụng các phương pháp dạy vào rèn chữ cho học sinh. + Khi rèn chữ viết cho học sinh vận dụng linh hoạt phương pháp luyện tập theo mẫu, các loại chữ mẫu trong vở tập viết, chữ viết của giáo viên, mẫu cũng là quy trình viết mà giáo viên thực hiện để học sinh quan sát. + Vận dụng phương pháp giao tiếp: giao tiếp là yêu cầu học sinh nhận xét về chữ viết của mình và chữ viết của bạn để sửa chữa và phát huy. + Khi dạy luyện viết cho học sinh giáo viên cần chú trọng phương pháp dạy học thực hành luyện tập, giúp học sinh hình thành và trau dồi kĩ năng viết chữ. Theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, trong giờ luyện viết giáo viên cần tạo điều kiện để học sinh chủ động tiếp nhận kiến thức, học sinh tự quan sát, nhận xét và ghi nhớ, tự giác luyện tập và rút kinh nghiệm qua thực hành luyện viết dưới sự hướng dẫn của giáo viên. - Lên lớp đầy đủ các buổi 15 phút đầu giờ để quan tâm sát sao đến việc luyện viết của học sinh. - Giáo viên là một tấm gương cho học sinh vì vậy bản thân tôi luôn cố gắng rèn luyện để viết đúng, đẹp, chữ viết của giáo viên phải chuẩn mực để làm mẫu cho học sinh khi viết mẫu, khi nhận xét bài viết của học sinh. - Khi viết chính tả nghe viết: việc đọc mẫu của giáo viên phải chuẩn xác, phải đúng với chính âm, giọng đọc thong thả rõ ràng, ngắt hơi phải hợp lí, tốc độ đọc phải phù hợp, tương ứng với tốc độ viết của học sinh. Sau mỗi cụm từ, mỗi câu giáo viên nên nhắc lại để học sinh dễ theo dõi. - Trong quá trình luyện viết và khi hướng dẫn viết chính tả đoạn bài cần nhớ lỗi hay mắc của các đối tượng học sinh để chú trọng rèn lỗi theo từng đối tượng. - Thường xuyên chữa bài, nhận xét bài viết cho học sinh, động viên khuyến khích những học sinh có tiến bộ. Quan tâm đặc biệt đến các đối tượng học sinh chậm chuyển biến, ý thức học tập chưa cao. 6
  7. 3. Khả năng áp dụng, nhân rộng sáng kiến Sau thời gian 1 năm áp dụng sáng kiến tôi thấy chất lượng chữ viết của học sinh đạt được một số hiệu quả sau: - Tỷ lệ học sinh viết đúng mẫu, sạch, đẹp, không sai lỗi chính tả tăng lên và giảm tỷ lệ học sinh viết chữ xấu. Cụ thể: Tổng số học sinh: 28 em Đầu năm Cuối năm Học sinh viết chữ sạch, đẹp: 1 em Học sinh viết chữ sạch, đẹp: 4 em Học sinh viết chữ khá: 7 em Học sinh viết chữ khá: 14 em Học sinh viết trung bình: 12 em Học sinh viết trung bình: 10 em Học sinh viết xấu: 8 em Học sinh viết chữ xấu: 0 ( Học sinh Bùi Văn Tổ không còn nhầm lẫn âm đệm o và u. Học sinh Bùi Quý Giáp, Bùi Văn Vinh, Bùi Thanh Ngọc không còn viết chữ thiếu dấu sai dấu thanh. Học sinh Bùi Thị Diệu Linh B viết chữ không còn sai vần ) - Học sinh đã có sự hứng thú và say mê trong giờ luyện viết và nâng cao ý thức giữ vở sạch rèn chữ đẹp không chỉ ở môn chính tả luyện viết mà ở tất cả các môn học khác. - Qua việc rèn chữ viết học sinh tăng cường tính cẩn thận, khéo léo và tinh thần kiên trì trong học tập. Khi chủ nhiệm và giảng dạy cấp tiểu học mỗi giáo viên đều có những biện pháp riêng để áp dụng cho đối tượng học sinh mình đang giảng dạy để đạt kết quả cao trong giáo dục học sinh. Vì vậy, những kinh nghiệm này có thể áp dụng cho tất cả giáo viên và các đối tượng học sinh trong toàn huyện nhất là các trường ở khu vực đặc biệt khó khăn. 7
  8. Ch­¬ng IIi KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 1. Kết luận Qua quá trình áp dụng những phương pháp cùng với những kinh nghiệm của bản thân vào việc rèn chữ viết cho học sinh, bản thân tôi rút ra được một số bài học cho mình để tích cực góp phần nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh lớp mình chủ nhiệm, đối với giáo viên cần làm tốt: + Đầu năm, giáo viên kiểm tra phân loại chữ viết của học sinh, phát hiện những tật chữ phổ biến để có kế hoạch, biện pháp rèn luyện học sinh trong từng thời gian. Thường xuyên uốn nắn sửa chữa từng lỗi nhỏ cho học sinh, khuyên khích động viên kịp thời những học sinh có tiến bộ. + Uốn nắn tư thế ngồi viết của các em qua từng tiết học ở trường và phối hợp với phụ huynh nhắc nhở các em tư thế ngồi viết ở nhà. + Nắm vững nội dung và các phương dạy học môn chính tả, luyện viết để giúp học sinh viết chữ sạch đẹp, đúng mẫu và nắm chắc các luật chính tả. + Giáo viên cũng cần là tấm gương sáng về chữ viết để học sinh noi theo: chữ viết nhận xét sạch đẹp; chữ viết bảng rõ ràng, đúng, đẹp; trình bày bảng như một trang vở để học sinh làm mẫu. 2. §Ò xuÊt Để nâng cao hơn nữa chất lượng chữ viết cho học sinh lớp 4, tôi xin mạnh dạn kiến nghị: Đối với nhà trường: Đẩy mạnh phong trào thi đua rèn chữ giữ vở. Đối với đồng nghiệp: cần quan tâm sát sao đến học sinh về vấn đề chữ viết ngay từ những năm học đầu cấp. Sáng tạo trong giảng dạy, bài dạy hấp dẫn lôi 8