SKKN Một số biện pháp phòng chống dịch bệnh covid-19, nhằm xây dựng môi trường dạy học an toàn góp phần nâng cao hiệu qủa giáo dục toàn diện cho học sinh dân tộc thiểu số tại trường Trung học Phổ thông Mường Quạ

docx 48 trang Mịch Hương 27/09/2024 1060
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp phòng chống dịch bệnh covid-19, nhằm xây dựng môi trường dạy học an toàn góp phần nâng cao hiệu qủa giáo dục toàn diện cho học sinh dân tộc thiểu số tại trường Trung học Phổ thông Mường Quạ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_phong_chong_dich_benh_covid_19_nham_xa.docx
  • pdfĐặng Văn Bằng, Đậu Xuân Dương-THPT Mường Quạ-Quản lý.pdf

Nội dung text: SKKN Một số biện pháp phòng chống dịch bệnh covid-19, nhằm xây dựng môi trường dạy học an toàn góp phần nâng cao hiệu qủa giáo dục toàn diện cho học sinh dân tộc thiểu số tại trường Trung học Phổ thông Mường Quạ

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN Trường THPT Mường Quạ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên đề tài MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH COVID - 19, NHẰM XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG DẠY HỌC AN TOÀN GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QỦA GIÁO DỤC TOÀN DIỆN CHO HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG MƯỜNG QUẠ Lĩnh vực: Quản lý Người thực hiện: - Đặng Văn Bằng - Đậu Xuân Dương Số điện thoại: 0917.213.666 – 0984.897.453 Năm học: 2021 - 2022 1
  2. 13. Tiêm vắc xin đầy đủ, kịp thời cho viên chức, người lao động và học sinh 34 14. Thực hiện các hình thức dạy học, giáo dục linh hoạt 34 15. Tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và trong công tác phòng chống dịch 35 16. Gắn thực hiện nhiệm vụ phòng chống dịch Covid – 19 vào thi đua khen thưởng 36 III. Kết quả đạt được. 1. Xây dựng được môi trường dạy học an toàn 36 2. Kết quả xếp loại hai mặt của học sinh dân tộc 37 3. Một số chỉ tiêu khác 37 C. Kết luận. 1. Kết luận 38 2. Đề xuất, kiến nghị 40 TÀI LIỆU THAM KHẢO. 3
  3. A. ĐẶT VẤN ĐỀ: 1. Lý do chọn đề tài. Xây dựng môi trường dạy học an toàn là mục đích hướng tới của tất cả các nhà trường vì nó đảm bảo cho người dạy, người học sự tự tin, thoải mái, cảm giác được chăm sóc bảo vệ mỗi khi học tập và giảng dạy. Xây dựng môi trường dạy học an toàn tạo uy tín cho Nhà , sự yên tâm của phụ huynh khi con em học tập rèn luyện tại các nhà trường. Trong bối cảnh hiện nay tiểm ẩn nhiều yếu tố gây mất an toàn trong đó có yếu tố mới phát sinh từ cuối năm 2019 đến nay. Dịch bệnh Covid – 19 xuất hiện và bùng phát mạnh mẽ trên toàn thế giới đã đặt nhân loại trước thử thách sinh tồn, nó để lại nhiều hậu quả nặng nề về kinh tế và nhân mạng con người. Hiện nay trên thế giới có hàng trăm triệu người nhiễm bệnh và hơn sáu triệu người tử vong, nền kinh tế nhiều nước bị tàn phá nặng nề đẩy hàng trăm triệu người rơi vào hoàn cảnh nghèo đói. Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, các nước mở cửa giao thương về kinh tế, văn hóa do đó khi dịch bệnh bùng phát nó nhanh chóng lan rộng ra toàn thế giới. Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh cải cách mở cửa do đó những ảnh hưởng từ dịch bệnh Covid - 19 nhanh chóng lan truyền và bùng phát tại Việt Nam. Dịch bệnh Covid – 19 đã gây thiệt hại lớn trên mọi mặt đời sống kinh tế xã hội, tác động đến mọi tầng lớp nhân dân. Ngành giáo dục và đào tạo chịu ảnh hưởng rất lớn, dịch bệnh bùng phát đã làm thay đổi hình thức dạy học truyền thống. Để xây dựng môi trường dạy học an toàn, vừa dạy học vừa phòng chống dịch bệnh nhưng phải đảm bảo tiến độ chương trình, đảm bảo chất lượng giáo dục. Trước tình hình đó nhiều giải pháp sát thực hiệu quả được Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện như tinh giản chương trình, kết hợp linh hoạt các hình thức dạy học Qua tìm hiểu thực tiễn tại một số trường THPT, khi dịch bệnh bùng phát nhiều trường đã lựa chọn giải pháp an toàn là cấm tất cả các hoạt động giáo dục tập trung đông học sinh, tổ chức dạy học trực tuyến. Hình thức dạy học trực tuyến có một một số mặt tích cực như: Rèn luyện kỹ năng ứng dụng công nghệ số cho học sinh và giáo viên, thích ứng với xu thế toàn cầu. Tuy nhiên hình thức dạy học này cũng bộc lộ rất nhiều hạn chế, nhất là đối với các trường miền núi vùng cao và đối tượng là học sinh dân tộc thiểu số: Nhiều học sinh sau khi hoạc trực tuyến kéo dài đã có các biểu hiện bất thường về tâm sinh lý như tự kỷ, lãnh cảm, xa rời thực tế, bạo lực học đường, dễ sa ngã hoặc bị lôi kéo dẫn đến vi phạm pháp luật như đánh bạc qua mạng, dễ bị dụ dỗ lôi kéo vào các tệ nạn xã hội hoặc là nạn nhân bị lừa đảo qua mạng vì các em thiếu những kỹ năng ứng xử cần thiết, chưa có sức đề kháng với những văn hóa độc hại trên không gian mạng. Ngoài những tác hại đó thì trong hoàn cảnh và điều kiện hạ tầng ở 5
  4. Từ kết quả nghiên cứa của đề tài có thể áp dụng các giải pháp tại các trường vùng biên giới có học sinh dân tộc thiểu số khác trong tỉnh Nghệ An và cả nước. 3. Khả năng ứng dụng của đề tài. Đề tài có khả năng ứng dụng thực tiễn cao, phạm vi ứng dụng của đề tài rộng. Đề tài không chỉ áp dụng cho trường THPT Mường Quạ mà còn áp dụng cho nhiều trường, đặc biệt là những trường ở các huyện miền núi có đặc điểm tương đồng trong tỉnh Nghệ An như Kỳ Sơn, Tương Dương, Quế Phong, Quỳ Châu B. NỘI DUNG I. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN – XÃ HỘI 1. Đặc điểm địa lý, dân cư huyện Con Cuông. Con Cuông là huyện miền núi tây nam tỉnh Nghệ An, diện tích tự nhiên của huyện là 1.738,53km2. Sau nhiều lần sáp nhập và chia tách, đến nay toàn huyện có 12 xã và 1 thị trấn. Địa giới hành chính phía bắc giáp huyện Tương Dương, phía tây nam giáp nước CHDCND Lào với đường biên giới dài 55,5 km, phía đông và đông nam giáp huyện Anh Sơn, phía bắc và đông bắc giáp huyện Quỳ Hợp và Tân Kỳ. Là huyện vùng cao, lợi thế về vị trí là điều kiện thuận lợi để phát triển nông-lâm nghiệp và du lịch, thương mại. Dân gian có cách giải thích về tên gọi Con Cuông khá thú vị. Xưa kia, khúc sông Cả (sông Lam) chảy qua nơi này dần tụ thành một khu đất. Chiều chiều, đàn Công ở trên các cánh đồng thường tụ tập về nhảy múa. Vì vậy người dân gọi vùng đất này là Con Công. Lâu ngày, tên gọi bị biến âm thành Con Cuông. Con Cuông được biết đến với "Núi chẳng cao, nước cũng chẳng sâu; Tranh sơn thuỷ một màu ai khéo vẽ" như câu thơ khắc hoạ của Trạng Bùng - Phùng Khắc Khoan; bởi địa danh Trà Lân sôi sục "trúc chẻ tro bay" của Bình Ngô đại cáo. Toàn bộ lãnh thổ Con Cuông phân cách bởi sông Cả tạo thành 2 vùng hữu ngạn và tả ngạn rõ rệt: Vùng hữu ngạn sông Lam (các xã Môn Sơn, Lục Dạ. Yên Khê, Chi Khê, Châu Khê, Lạng Khê, Bồng Khê và thị trấn Con Cuông), độ cao trung bình trên 150m. Vùng tả ngạn sông Lam: Gồm các xã Cam Lâm, Đôn Phục, Mậu Đức, Thạch Ngàn và Bình Chuẩn. Vùng này địa hình thấp, ít hiểm trở hơn, có nhiều thung lũng và khe suối. Con Cuông nằm trong tiểu vùng khí hậu Bắc Trung Bộ với đặc điểm chung là nhiệt đới ẩm gió mùa; có hai mùa: mùa nóng (mưa nhiều) từ tháng 4 đến tháng 10 và mùa lạnh (mưa ít) từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau; xen giữa là hai mùa chuyển tiếp. Mùa hạ chịu tác động mạnh mẽ của gió Phơn tây nam bị biến tính rất khô và nóng, mùa đông chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc lạnh, có mưa phùn. Con Cuông đồng thời cũng chịu ảnh hưởng trực tiếp của thời tiết miền núi tây nam Nghệ An nên có 7