SKKN Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh Lớp 9 trong dạy học Lịch sử ở trường Trung học cơ sở

doc 9 trang sangkien 27/08/2022 12660
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh Lớp 9 trong dạy học Lịch sử ở trường Trung học cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nham_phat_huy_tinh_tich_cuc_cua_hoc_si.doc

Nội dung text: SKKN Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh Lớp 9 trong dạy học Lịch sử ở trường Trung học cơ sở

  1. Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh lớp 9 trong dạy học lịch sử ở trường trung học cơ sở I.Lí do chọn đề tài: Cùng với sự phát triển của xã hội loài người, cuộc cách mạng khoa học công nghệ như một luồng gió mới thổi vào và làm lay động nhiều lĩnh vực của cuộc sống .Hơn bao giờ hết con người đang đứng trước những diễn biến to lớn, phức tạp về lịch sử xã hội và khoa học kỹ thuật .Nhiều mối quan hệ mâu thuẫn của thời đại cần được giải quyết trong đó có mâu thuẫn yêu cầu ngành GD - ĐT nói chung và người thầy chúng ta nói riêng phải giải quyết ngay, đó là mâu thuẫn giữa quan hệ sức ép của khối lượng tri thức ngày càng tăng và sự tiếp nhận của con người có giới hạn, bởi vì sự nhận thức của con người nói chung là tuyệt đối và không có giới hạn song sự thu nhận, hiểu biết kiến thức của mỗi con người đều hữu hạn và tương đối. Nhiệm vụ trên đây đã đặt ra cho người giáo viên bên cạnh việc bồi dưỡng kiến thức chuyên môn thì phải cải tiến phương pháp dạy học nâng cao chất lượng giáo dục để đáp ứng yêu cầu của tình hình mới Như chúng ta đã biết, môn lịch sử có vị trí và ý nghĩa quan trọng đối với việc giáo dục thế hệ trẻ. Từ những hiểu biết về quá khứ, học sinh hiểu rõ truyền thống dân tộc, tự hào với thành tựu dựng nước và giữ nước của tổ tiên, xác định nhiệm vụ trong hiện tại có thái độ đúng đối với sự phát triển hợp quy luật của tương lai. Nhưng những nhận thức quan niệm sai lệch về vị trí ,chức năng của khoa học lịch sử và môn lịch sử trong đời sống xã hội ,trong giáo dục đã dẫn tới phương pháp nghiên cứu, học tập không đúng làm giảm sút chất lượng của bộ môn trên nhiều mặt .Tình trạng học sinh không biết những sự kiện lịch sử cơ bản, phổ thông, nhớ sai hoặc nhầm lẫn kiến thức là hiện tượng khá phổ biến ở nhiều trường học nói chung và trường THCS nói riêng Vì vậy hội nghị BCHTƯ Đảng lần thứ 2 khoá 8 đã nhấn mạnh: “ Đổi mới mạnh mẽ phương pháp GD - ĐT khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học .Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương pháp hiện đại vào quá trình dạy – học đảm bảo điều kiện và thời gian tự học ,tự nghiên cứu cho học sinh ” Trong việc đổi mới,cải tiến phương pháp dạy học, việc phát huy tính tích cực của học sinh có ý nghĩa rất quan trọng.Bởi vì xét cho cùng công việc giáo dục phải được tiến hành trên cơ sở tự nhận thức, tự hành động .Giáo dục phải được thực hiện thông qua hành động và hành động của bản thân ( tư duy và thực tiễn ).Vì vậy việc khơi dậy ,phát triển ý thức, ý chí, năng lực ,bồi dưỡng ,rèn luyện phương pháp tự học là con đường phát triển tối ưu của giáo dục Qua nhiều năm giảng dạy môn lịch sử lớp 9 ở trường THCS đặc biệt là từ khi thực hiện thay sách giáo khoa và đổi mới phương pháp dạy học tôi nhận thấy đây là một vấn đề bổ ích về lí luận cũng như thực tiễn.Nó có ý nghĩa rất lớn đối với việc nâng cao chất lượng bộ môn bởi vì đối tượng là học sing lớp 9 thì về mặt thể chất cũng như tinh thần, sự nhận thức ,năng lực tư duy của các em đã phát triển ở mức độ cao hơn các em ở khối dưới .Nếu được khơi dậy đúng mức tính tích cực, sự chủ động trong học tập cũng như các hoạt động khác không những làm cho các em thu nhận được một lượng tri thức tốt nhất cho bản thân mà còn là cơ sở vững chắc để các em bước vào bậc THPT – nơi mà các em sẽ phải có năng lực tư duy và ý thức tự học cao hơn. Từ trước tới nay đã có rất nhiều người đề cập đến vấn đề phát huy tích tính cực của học sinh trong học tập lịch sử từ bậc THCS đến đại học .Tuy nhiên những vấn đề mà các nhà nghiên cứu đưa ra chỉ áp dụng vào một bậc học cụ thể mà ít đi sâu vào một khối lớp cụ thể vì vậy trong khuôn khổ bài viết này tôi chỉ xin lưu ý đến một khía cạnh gắn liền với việc giảng dạy nhiều năm môn lịch sử, đó là một số biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh lớp 9 với mục đích là góp một phần nhỏ bé vào việc năng cao chất lượng giảng dạy môn lịch sử nói chung và môn lịch sử lớp 9 nói riêng ở trường THCS nơi tôi đang giảng dạy ,đồng thời cũng là để trao đổi ,học tập kinh nghiệm của các thầy giáo ,các đồng nghiệp nhằm nâng cao trình độ chuyên môn cũng như phương pháp dạy học.Những vấn đề mà tôi nêu ra trên cơ sở được trang bị những kiến thức cơ bản nhất, phương pháp dạy học lịch sử cũng như việc sử dụng phương pháp quan sát ,thực nghiệm sư phạm ở trường THCS
  2. Từ trước tới nay vẫn còn tồn tại một quan niệm sai lầm cho rằng người thầy giáo giỏi là người có kiến thức uyên bác , một thầy giáo – từ điển bách khoa .Nếu thầy giáo chỉ làm chức năng truyền thụ kiến thức thì sẽ thực hiện phương châm “ Thầy giáo là trung tâm ’’ học sinh sẽ thụ động tiếp nhận kiến thức , sẽ học thuộc lòng những gì thầy giáo giảng và cho ghi cũng như trong sách đã viết. Đó chính là cách giảng dạy giáo điều, nhồi sọ biến giáo viên thành người thuyết trình ,giảng giải và học sinh thụ động tiếp nhận những điều đã nghe, đã đọc .Có nhà giáo dục đã gọi đó là cách “ Nhai kiến thức rồi mớm cho học sinh ’’. Chúng ta đều biết rằng việc dạy học được tiến hành trong một quá trình thống nhất gồm hai khâu có tác dụng tương hỗ nhau :giảng dạy và học tập .Cả việc giảng dạy và học tập đều là một quá trình nhận thức ,tuân theo những quy luật nhận thức. Nhận thức trong dạy học được thể hiện trong hoạt động của giáo viên và học sinh đối với việc truyền thụ và tiếp thu một nội dung khoa học được quy định trong chương trình với những phương pháp dạy học thích hợp ,những phương tiện hình thức cần thiết để đạt được kết quả nhất định đã đề ra. Từ lâu các nhà sư phạm đã nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của việc phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập .Nhà giáo dục người Đức là Disterverg đã khẳng định đúng đắn rằng: “Người giáo viên tồi truyền đạt chân lí, người giáo viên giỏi dạy cách tìm ra chân lí”. Điều này có nghĩa rằng người giáo viên không chỉ giới hạn công việc của mình ở việc đọc cho học sinh ghi chép những kiến thức có sẵn, bắt các em học thuộc lòng rồi kiểm tra điều ghi nhớ của các em thu nhận được ở bài giảng của giáo viên hay trong sách giáo khoa .Điều quan trọng là giáo viên cung cấp cho các em những kiến thức cơ bản (bao gồm kiến thức khoa học ,sự hiểu biết về các quy luật ,nguyên lí và các phương pháp nhận thức ) làm cơ sở định hướng cho việc tự khám phá các kiến thức mới ,vận dụng vào học tập và cuộc sống .Vì vậy việc khơi dậy ,phát triển tri thức ,ý chí ,năng lực bồi dưỡng ,rèn luyện về học tập là con đường phát triển tối ưu của giáo dục - đó chính là con đường lấy học sinh làm trung tâm ,làm chủ thể của việc nhận thức với sự hướng dẫn, giáo dục tích cực có hiệu quả của giáo viên. Điều này được thực hiện trên cơ sở hoạt động tích cực , tự giác của học sinh. Đây là tính ưu việt của phương pháp phát huy tính tích cực của học sinh được gọi là phương pháp dạy học mới để phân biệt với phương pháp dạy học cũ hay còn gọi là kiểu dạy học truyền thống . II.NộI DUNG Về lí luận và thực tiễn , việc phát huy tính tích cực của học sinh lớp 9 trong học tập môn lịch sử là điều cần thiết và quan trọng để nâng cao hiệu quả giáo dục. Đó chính là lí do chủ yếu để nghiên cứu vấn đề này.Nội dung gồm: Chương 1: 1-Cơ sở lí luận của việc phát huy tính tích cực của học sinh lớp 9 trong học tập lịch sử ở trường THCS 2-Thực tiễn của việc phát huy tính tích cực của học sinh lớp 9 trong học tập lịch sử ở trường THCS hiện nay Chương 2: 1-Những biện pháp sư phạm để phát huy tính tích cực của học sinh lớp 9 2-Một số đoạn trích soạn minh hoạ môn lịch sử lớp 9 Chương 1: I)Cơ sở lí luận của việc phát huy tính tích cực của học sinh lớp 9 trong dạy học lịch sử ở trườngTHCS: Hiện nay có nhiều quan niệm ,ý kiến khác nhau về vấn đề phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học nói chung , dạy học lịch sử nói riêng .Việc xây dựng cơ sở lí luận là điều quan trọng trong thực tiễn dạy học bộ môn. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đối với học sinh lớp 9 là lớp cuối bậc THCS vì vậy mục tiêu giáo dục đặt ra ở đây là các em phải nắm được những kiến thức cơ bản nhất lịch sử dân tộc cũng như lịch sử thế giới được xuyên suốt từ lớp 6 đến lớp 9 .Các em phải được rèn luyện ở mức độ cao hơn khả năng tự học ,tự nhận thức và hành động cũng như có những tìm tòi trong tư duy ,sáng taọ . So sánh kiểu dạy học truyền thống và phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh chúng ta thấy rõ những điều khác biệt cơ bản. Xin trích dẫn một vài ví dụ của giáo sư Phan Ngọc Liên để thấy rõ sự khác biệt đó:
  3. 1, Kiểu dạy học truyền thống 2, Phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của HS 1- Cung cấp nhiều sự kiện được xem là tiêu 1- Cung cấp những kiến thức cơ bản, được lựa chí cho chất lượng giáo dục , nhớ tốt ,thuộc chọn phù hợp với yêu cầu, trình độ của học lòng. sinh ,nhằm vào mục tiêu đào tạo. 2- Giáo viên là nguồn kiến thức duy nhất, 2- Ngoài lời giảng của giáo viên trên lớp , học phần lớn thời gian trên lớp dùng cho giáo viên sinh được tiếp xúc với những nguồn kiến thức giảng, học sinh chỉ chăm chú nghe và ghi lại khác:Vốn kiến thức đã học, kiến thức của bạn lời giáo viên. bè, trong sách giáo khoa ,tài liệu tham khảo, đồ dùng trực quan, thực tế cuộc sống. Học sinh chăm chú nghe giảng nhận thức và ghi những điều mình tiếp nhận(kiến thức mới ,vấn đề được đặt ra ,phương pháp ) 3- Học sinh chỉ làm việc một mình 3- Học sinh ngoài việc tự làm việc còn trao trên lớp, ở nhà hoặc với giáo viên khi kiểm tra đổi ,thảo luận với các bạn trong tổ, trên lớp ,ngoài giờ học hoặc đề xuất ý kiến ,thắc mắc trao đổi với giáo viên. 4- Việc ghi chép được đơn giản 4- Các vấn đề thu nhận ngoài ghi chép còn hoá ,làm sao cho dễ nhớ. được thể hiện ở các bảng biểu ,mô hình ,các phương tiện trực quan, quy ước, giúp cho học sinh trên cơ sở nhớ ,biết để hiểu sâu sắc và do đó nhớ kĩ ,hiểu sâu, nắm chắc các vấn đề. 5 – Các môn học chỉ dừng lại ở câu hỏi, bài 5- Ngoài câu hỏi kiểm tra,bài tập thực hành, tập, thực hành một cách thụ động . Việc đánh học sinh được tự đặt vấn đề ,câu hỏi để trình giá kết quả học tập được đo bằng trí nhớ. bày ,trao đổi ,được nêu ý kiến của riêng mình Sự đánh giá kết quả học tập căn cứ vào trình độ hiểu biết của học sinh, đòi hỏi học sinh phải lập luận. 6- Việc học lí thuyết không gắn với thực hành, 6 – Việc dạy lí thuyết để nâng cao trình độ nhất là các môn thuộc khoa học xã hội và nhận thức của học sinh ,làm cơ sở để vận dụng nhân văn. những kiến thức đã học vào thực hành bộ môn và trong cuộc sống. Qua đó làm phong phú kiến thức đã học. 7- Nguồn kiến thức của học sinh rất phong 7-Nguồn kiến thức thu nhận của học phú, đa dạng lời nói ,tài liệu viết ,đồ dùng trực sinh rất hạn hẹp ,thường giới hạn ở quan, thực tế cuộc sống. Các nguồn kiến thức bài giảng của giáo viên, sách giáo khoa, được sử dụng phù hợp với mục đích ,yêu cầu, phòng thí nghiệm ,tài liệu tham khảo. trình độ học tập. Như vậy qua so sánh hai kiểu dạy học trên thì ta thấy phương pháp phát huy tính tích cực của học sinh sẽ đem lại hiệu quả cao hơn .Tuy nhiên nó đòi hỏi giáo viên và học sinh phải được “tích cực hoá’’trong quá trình dạy- học ,phải chủ động sáng tạo. Cần phải tiếp thu những điểm cơ bản có tính nguyên tắc của cách dạy truyền thống song phải luôn luôn đổi mới, làm một cuộc cách mạng trong người dạy và người học để khắc phục sự bảo thủ , thụ động như : Giáo viên chỉ chuẩn bị