SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 3-4 tuổi trong hoạt động làm quen văn học

doc 12 trang sangkien 01/09/2022 13100
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 3-4 tuổi trong hoạt động làm quen văn học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_cho_tre_3_4_tuoi_t.doc

Nội dung text: SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 3-4 tuổi trong hoạt động làm quen văn học

  1. MỘC LỘC TT NỘI DUNG TRANG I ĐẶT VẤN ĐỀ 2 1 Lý do chọn đề tài 2 2 Mục đích, đối tượng ngiên cứu 2 3 Phạm vi và thời gian nghiên cứu 3 II NỘI DUNG 5 1 Cơ sở lý luận 3 2 Cơ sở thực tiễn 3 3 Các biện pháp thực hiện 4 III KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 8 1 Kết luận 8 2 Bài học kinh nghiệm 9 3 Khuyến nghị 10
  2. Lêi c¶m ¬n Tôi xin chân thành cảm ơn Phòng Giáo dục và Đào tạo đã hướng dẫn cách viết sáng kiến kinh nghiệm, cảm ơn các đồng chí trong Ban giám hiệu, các đồng chí giáo viên đã tạo điều kiện để tôi có cơ hội thực đề tài tại nhà trường. Tôi xin bày tỏ tấm lòng biết ơn sâu sắc tới các cô giáo trong ban chất lượng nhà trường đã giúp đỡ tôi, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện sáng kiến này. Đề tài sáng kiến kinh nghiệm không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong của Hội đồng khoa học các cấp góp ý để đề tài có giá trị và ứng dụng thực tế đạt hiệu quả. Tôi xin chân trọng cảm ơn!
  3. PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ: 1. Lý do chọn đề tài Giáo dục trẻ ở trường mầm non có tầm quan trọng rất lớn đối với đời sống con người nhất là trẻ ở lứa tuổi 3 - 4 tuổi, đây là độ tuổi đặt nền móng cho việc hình thành nhân cách con người, đây là thời điểm mấu chốt và quan trọng nhất, ở cái thời điểm ấy tất cả mọi việc đều bắt đầu : Bắt đầu ăn, bắt đầu nói, bắt đầu nghe, nhìn và vận động bằng đôi chân , đôi tay của mình .Tất cả những cử chỉ đó dều làm nên những thói quen , kể cả thói quen xấu .Cho nên giáo dục mầm non đã góp phần không nhỏ vào việc giáo dục thế hệ trẻ . Trách nhiệm nặng nề và cao cả ấy tất cả thuộc về cô giáo mầm non , tạo nên nền tảng vững chắc chặng khôn lớn của trẻ Ca dao xưa có câu “ Dạy con từ thủơ còn thơ ” câu ca dao ấy đã đi vào lòng người và không thể nào quên . Mỗi chúng ta đều được lớn lên từ những tiếng ru dịu ngọt của ông bà cha mẹ , ngay từ lúc chào đời những tiếng ru êm dịu của bà của mẹ lại cất lên “ Cháu ơi cháu ở với bà ” Hoặc “ Con cò lặn lội bờ sông ” Đã tan biến vào hồn ta và cùng ta lớn dậy . Lớn lên chút nữa ta lại được bay bổng trong thế giới cổ tích như được vui chơi những trò chơi gắn với những câu ca dao , đồng dao “ Chi chi chành chành ” hay “ Nu na nu nống ”. Chúng ta lớn lên bằng những tiếng ru ấy và cũng lớn lên bằng những câu chuyện thần tiên . Ta lớn lên về thể xác và cũng mở rộng dần đôi cánh của tâm hồn và tình cảm . Chính vì lẽ đó việc cho trẻ mầm non - Đặc biệt là trẻ ở độ tuổi 3 - 4 tuổi làm quen với các tác phẩm văn học là hết sức quan trọng và cần thiết bởi vì : Thông qua văn học giúp cho trẻ nhận biết được thế giới xung quanh, mở rộng vốn hiểu biết của trẻ đối với thiên nhiên và cuộc sống xung quanh thông qua đó trẻ biết tích luỹ được những kinh nghiệm sống . Đặc biệt thông qua việc làm quen với văn học giúp cho ngôn ngữ của trẻ phát triển làm phong phú thêm vốn từ của trẻ , trẻ biết dùng từ chính xác biểu cảm. Văn học còn giúp cho trẻ nhận biết được cái hạy, cái đẹp , cái thiện ,cái ác Xuất phát từ vấn đề trên hơn nữa bản thân tôi là một giáo viên trực tiếp đứng lớp chăm sóc giáo dục các cháu 3 - 4 tuổi nên tôi mạnh dạn chọn đề tài "một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 3 - 4 tuổi trong hoạt động làm quen văn học" với mục đích giúp trẻ dễ dàng hơn trong việc cảm nhận ngôn ngữ nghệ thuật của thơ, chuyện và biết thể hiện nó bằng chính ngôn ngữ hành động của trẻ. 2. Mục đích nghiên cứu : Trong công tác giáo dục trẻ mầm non thì việc cho trẻ làm quen với văn học là việc làm thường xuyên không thể thiếu . Văn học còn có tác dụng giáo dục về mọi mặt đối với trẻ như : Ngôn ngữ, đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ, thể lực và đạc biệt là ngôn ngữ . Ngôn ngữ là phương tiện để giao tiếp và dùng ngôn ngữ để bày tỏ nguyện vọng của mình đồng thời ngôn ngữ là công cụ của tư duy vì vậy các nhà giáo dục sử dụng nhiều phương pháp văn học khác nhau nên có nội dung khác nhau
  4. 3. Đối tượng nghiên cứu . Căn cứ vào yêu cầu của đề tài tôi chọn đối tượng nghiên cứu là trẻ mầm non 3 4 tuổi trường mầm non Phương Trung II 4. Phạm vi nghiên cứu : Trong phạm vi khả năng và trách nhiệm của mình ,tôi vận dụng đề tài này đề là chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non từ 3 - 4 tuổi ở chính đơn vị trường tôi đã và đang công tác . 5. Thời gian nghiên cứu : Tháng 9/2015: Đăng ký đề tài Tháng 10/2015 : Khảo sát đối tượng, tham khảo tài liệu . Tháng 11/2015 - 04/2016 : Viết đề cương sáng kiến, áp dụng sáng kiến . Tháng 4/ 2016 : Viết sáng kiến Phần 2 : NỘI DUNG 1 : Cơ sở lý luận. Giáo dục có tầm quan trọng rất lớn đối với con người nhất là tuổi mầm non khi mới đến trường đòi hỏi những cô giáo dạy trẻ phải là người có đạo đức , mẫu mực,có trình độ, yêu nghề, mến trẻ . Giáo dục môn văn học cho trẻ mầm non là môn học vô cùng quan trọng. Tình yêu thiên nhiên là điểm khởi đầu của tình yêu quê hương đất nước, yêu con người , giáo dục lòng nhân ái cho trẻ .Việc cho trẻ làm quen với các tác phẩm văn học giúp cho trẻ thêm yêu quê hương đất nước, yêu lãnh tụ, yêu ông bà cha mẹ, anh chị em và bạn bè của mình hơn. Qua các tác phẩm văn học còn giúp cho trẻ phát triển về mặt thẩm mỹ, thông qua những từ ngữ, hình ảnh đẹp trong tác phẩm văn học giúp cho trẻ cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong cuộc sống xung quanh mình . Đối với trẻ thơ một trong những nhiệm vụ cơ bản của việc giáo dục nhân cách cho trẻ là hình thành ở trẻ tình yêu thiên nhiên yên cuộc sống con người qua đó trẻ biết kính yêu ông bà, cha mẹ, anh chị tình cảm thương yêu quan tâm tới bạn bè em nhỏ, luôn có thái độ chăm sóc và bảo vệ vật nuôi cây trồng Hoạt động làm quen với văn học nói chung và văn học trẻ thơ nói riêng là kho tàng quý báu được khai thác không ngừng phục vụ cho việc bồi dưỡng tâm hồn trẻ. Đặc biệt là các tác phẩm thơ chuyện dành cho trẻ Mầm non với hình tượng nghệ thuật gần gủi phù hợp với nhận thức của trẻ được áp dụng theo từng lứa tuổi. Đã từng bước chắp cánh cho trẻ vươn tới bao ước mơ, bao điều tốt đẹp. Trẻ Mầm non không thể cảm nhận được nội dung nghệ thuật của bài thơ câu chuyện, khi thiếu sự tác động của cô giáo và người lớn xung quanh. Bởi trẻ chưa biết đọc mà phải nhờ vào sự tổ chức, hướng dẫn của cô giáo qua giọng đọc kể của cô giáo làm cho tác phẩm văn học đến với các cháu trở thành nhân tố giúp trẻ phát triển tư duy, trí tưởng trợng, ngôn ngữ, thẩm mỹ, hình thành nhận cách và giáo dục đạo đức cho trẻ. * Cơ sở thực tiễn.
  5. */ Thuận lợi: Trong năm học 2015 – 2016 được sự phân công của nhà trường , lớp mẫu giáo 3 -4 tuổi của tôi có 4 cô/ lớp . Nhìn chung giáo viên đều nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm, yêu nghề, mến trẻ quan tâm chăm sóc và giáo dục trẻ Nhà trường và phòng giáo dục luôn quan tâm tới mọi hoạt động của giáo viên nhất là việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Các bậc phụ huynh đã có sự quan tâm đến việc chăm sóc và giáo dục trẻ vì vậy hầu hết trẻ trong lớp đều nhanh nhẹn, tích cực . *Khó khăn : Bên cạnh những thuận lợi trên chúng tôi cũng còn gặo không ít khó khăn đó là Khả năng nhận thức của học sinh không đồng đều. Đồ dùng , đồ chơi chưa đáp ứng được nhu cầu vui chơi của trẻ . Một số bậc phụ huynh chưa thực sự hiểu về trách nhiệm của gia đình trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ cũng như chương trình chăm sóc trẻ ở lứa tuổi mầm non do vậy chưa có có biện pháp phối, kết hợp giữa cha mẹ và cô giáo để đạt hiệu quả giáo dục tốt nhất. Từ thực trạng trên tôi đã mạnh dạn áp dụng những biện pháp sau 2. Các biện pháp. * Biện pháp 1: Lôi cuốn và thu hút sự chú ý của trẻ vào giờ học Muốn thu hút và kích thích sự thu hút của trẻ trong việc nghe cô kể và việc kể lại truyện của trẻ thì cô giáo phải đưa trẻ vào tiết học một cách nhẹ nhàng, tự nhiên, thoải mái. Để làm được điều đó trước tiên tôi phải nghiên cứu kĩ nội dung câu truyện mình sắp kể để hiểu và tìm tranh ảnh, bài hát, câu đố phù hợp liên quan tới nội dung câu truyện để vào bài một cách nhẹ nhàng Ngoài việc gây hứng thú cho trẻ vào bài thì việc thu hút cho trẻ tập trung vào bài học lại càng quan trọng hơn do đó trong quá trình dạy tôi luôn nghiên cứu kĩ nội dung tác phẩm để tìm ra những hình ảnh minh họa cho câu truyện đó và trình chiếu trên màn hình và kết hợp với lời kể của cô. Qua các hình ảnh đó giúp trẻ chú ý đến bài dạy của cô hơn và trẻ nhớ, hiểu sâu sắc tác phẩm hơn. Ngoài ra việc hú ý đến các cháu hiếu động hay mất trật tự không chú ý vào giờ học tôi luôn dùng những câu hỏi liên quan tới bài dạy để lôi cuốn sự chú ý của trẻ vào bài đọc. Từ những vận dụng khéo léo và nhẹ nhàng như thê tôi đã thu hút được sự chú ý của trẻ vào giờ học và được thu hút được trẻ vào bài dạy từ những lời khen ngợi, khuyến khích động viên kịp thời cũng rất quan trong trọng trong việc kích thích sự hứng thú của trẻ. Khi trẻ làm tốt được cô giáo động viên khen ngợi kịp thời trẻ sẽ cảm thấy vui. Từ đó trẻ hăng hái tích cực tham gia vào bài học để được cô giáo khen và các bạn khác thấy thế cũng muốn mình giỏi như bạn để được cô giáo khen. Tóm lại: Sau khi áp dụng giải pháp trên tôi thấy học sinh của lớp tôi chú ý vào bài học hơn và tiếp thu bài một cách có hiệu quả.
  6. * Biện pháp 2. Bồi dưỡng phương pháp để tổ chức hướng dẫn cho trẻ làm quen văn học: * Nghiên cứu đối tượng: Bằng phương pháp trực quan cô phải nắm được đặc điểm tâm sinh lý của từng trẻ. Vì trẻ cùng độ tuổi (3 - 4 tuổi) cùng một năm nhưng có sự chênh lệch về tháng tuổi. Nên sự phát triển tư duy ngôn ngữ của trẻ không đồng đều. Nhiều trẻ đọc kể trọn câu đầy đủ rõ ràng mạch lạc, nhưng cũng có những trẻ đọc kể ngắt nghỉ, thay đổi ngữ điệu chưa đúng trên cơ sở đó giáo viên cần phải chú ý tới việc đề ra yêu cầu bài dạy phù hợp với từng đối tượng trẻ. - Đối với những trẻ về tư duy ngôn ngữ tốt khi không chỉ dạy trẻ đọc kể thuộc mà còn tập cho trẻ cách thể hiện giọng đọc kể, kết hợp điệu bộ minh hoạ động tác mạnh dạn và tự tin hơn. Đối với trẻ tư duy ngôn ngữ còn hạn chế cô giáo cần có biện pháp tập cho trẻ, động viên khuyến khích trẻ hứng thú tham gia luyện tập, chú ý theo dõi để sửa sai cho trẻ. Qua tiếp xúc với trẻ tôi nhận thấy về mặt tâm lý nhiều trẻ trong lớp rất mạnh dạn tự tin trong trường hợp này tôi thường sử dụng phương pháp nêu gương để phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của trẻ, còn đặc biệt những trẻ nhút nhát tôi thường sử dụng phương pháp động viên khích lệ trẻ để tạo cho trẻ sự tin tưởng và mạnh dạn tham gia vào các hoạt động trên tiết học tốt hơn. * Phương pháp trực quan: Như chúng ta đã biết trẻ Mầm non nói chung và trẻ 3 - 4 tuổi nói riêng tư duy của trẻ trực quan hành động trẻ chỉ tập trung chú ý và ghi nhớ nhừng gì mà trẻ cảm thấy thích thú, trẻ Mầm non thường "thích lạ mau chán, chóng nhớ dễ quên" vì thế giáo viên nên chuẩn bị đồ dùng học tập gồm các loại tranh ảnh mô hình, vật thật đầy đủ, đa dạng, phong phú, sinh động phù hợp với nội dung của từng bài dạy. Nhưng cũng có một thể loại không kém phần quan trọng thu hút sự chú ý của trẻ đó là đưa vào sử dụng rối trong các tiết học. Ví dụ: Bài thơ " em vẽ", sử dụng tranh ảnh kết hợp mô hình Chuyện: "Chú vịt xám", sử dụng tranh ảnh kết hợp rối Thơ: "Cây thược dược" sử dụng vật thật ( hoa thược dược) Ngoài ra cô giáo cần chú ý tạo môi trường học tập cho trẻ hàng ngày được trực tiếp quan sát không chỉ trong tiết học mà còn mọi lúc mọi nơi. * Phương pháp đọc kể: Đối với phương pháp đọc kể trước hết cô giáo phảo xác định được giọng đọc kể của từng tác phẩm thơ chuyện, đọc kể phải bộ lộ được cảm xúc qua ánh mắt, cử chỉ điệu bộ minh hoạ phù hợp với nội dung câu chuyện. Bởi trong các tác phẩm đều có một nội dung riêng, một tư tưởng, một chủ đề riêng, không phải bài thơ nào cũng có giọng đọc kể hay điệu bộ minh hoạ giống nhau. Ví dụ: Khi đọc bài "em yêu nhà em" Cô đọc nhẹ nhàng êm dịu thể hiện tình cảm trìu mến, chú ý ngắt giọng trong