SKKN Một số biện pháp giúp học sinh xây dựng thói quen về nề nếp học tập cho học sinh Lớp 1

doc 18 trang sangkien 29/08/2022 11521
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp học sinh xây dựng thói quen về nề nếp học tập cho học sinh Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_xay_dung_thoi_quen_ve_ne.doc

Nội dung text: SKKN Một số biện pháp giúp học sinh xây dựng thói quen về nề nếp học tập cho học sinh Lớp 1

  1. Sáng kiến kinh nghiệm A . PHẦN MỞ ĐẦU I. ĐẶT VẤN ĐỀ. Ở vùng nông thôn đa số học sinh vào lớp 1 để học, nhưng chỉ có 2/3 sỉ số đã qua lớp mẫu giáo, còn lại 1/3 chưa qua lớp mẫu giáo. Do đó còn một số các em vừa mới lớn ở gia đình bước vào trường Tiểu học . Đối với trẻ em, việc bắt đầu đi học ở trường phổ thông là bước ngoặt quan trọng trong cuộc sống, là sự chuyển qua một lối sống mới và những điều kiện hoạt động mới, chuyển qua một vị trí mới trong xã hội và những mối quan hệ qua lại mới với người lớn và các bạn cùng tuổi. Để bước sang giai đoạn mới trong cuộc sống trở thành một học sinh thực thụ, trẻ cần phải có những tiền đề cần thiết hay còn gọi là sự “ Chín mùi đến trường” để có thể thích ứng được với những điều kiện mới của môi trường học đường. Đối với trẻ mẫu giáo hoạt động chơi giữ vai trò chủ đạo. Đó là hoạt động phù hợp nhất với nhu cầu, hứng thú và khả năng của trẻ ở giai đoạn này. Chơi là hoạt động mang tính chất thoải mái, không bắt buộc ( Thích thì chơi không thích thì không chơi ). Vào lớp 1, trẻ em cần phải làm nhiệm vụ của một học sinh, hoạt động học tập giữ vai trò chủ đạo. Hoạt động học tập hoàn toàn mới đối với trẻ, khác với hoạt động chơi như đã nêu trên, hoạt động học tập là một hoạt động có ý nghĩa. Bản thân mỗi học sinh phải cố gắng, tự giác và có tinh thần trách nhiệm học tập mới có thể đạt kết quả tốt. Vào học ở trường phổ thông, trẻ phải hoà nhập vào mối quan hệ mới với những người xung quanh, với thầy (cô). Mối quan hệ thầy (cô) đối với trẻ lúc này mang tính chất thầy - trò. Vì vậy, khi nhập học lớp 1 Tiểu học, trẻ cần có sự chín mùi đến trường về tất cả Người thực hiện: Lê Minh Luân. Trang 1
  2. Sáng kiến kinh nghiệm các mặt tâm - sinh lý, thích ứng xã hội để thích nghi được với những điều kiện mới của môi trường học tập ở trường học phổ thông và cuộc sống . Hoạt động dạy học ở lớp 1, người giáo viên không thể chỉ dạy chữ mà còn dạy cho học sinh làm người hoặc để trở thành người có ích cho xã hội trong thời đại mới. Để thực hiện điều đó quả thật không dễ dàng chút nào. Nhà trường đòi hỏi người giáo viên tiểu học phải có trình độ học thức, nghiệp vụ sư phạm cao và nhận thức hiểu rõ từng em về tâm sinh lí của trẻ để không ngừng dạy tốt các môn học trong chương trình sách mới như hiện nay, mà còn có năng lực hình thành giáo dục cho trẻ về nề nếp và nhân cách của học sinh. Muốn đáp ứng được yêu cầu mới của trường Tiểu học trong “ Thời kỳ đổi mới”, không chỉ là trách nhiệm của mỗi giáo viên đối với trẻ thơ mà còn là sự khẳng định mình trong cương vị giáo viên hoàn chỉnh theo tiêu chuẩn mới của nhà trường Tiểu học hiện nay . Do vậy mà tôi luôn băn khoăn lo nghĩ không hình thành nhân cách tốt cho học sinh. Chính từ những vấn đề trên là động lực thúc đẩy bản thân tôi nghiên cứu và xây dựng “ Một số biện pháp giúp học sinh xây dựng thói quen về nề nếp học tập cho học sinh lớp 1” để áp dụng vào thực tiển lớp mình. 1/ Lý do chọn đề tài : Tôi mong muốn cho các em có nhân cách tốt về phẩm chất đạo đức, để tiếp tục hoà nhập vào cộng đồng, trở thành người có ích cho xã hội . 2/ Ýù nghĩa chọn đề tài : Muốn khắc phục nhược điểm ở nơi học sinh là: cần thật sự coi trọng tâm sinh lí của học sinh, chăm lo sự phát triển cho từng em. Người thực hiện: Lê Minh Luân. Trang 2
  3. Sáng kiến kinh nghiệm 3/ Mục đích chọn đề tài : Hiện nay, đa số phụ huynh cho rằng: Việc giáo dục cho học sinh có nề nếp và muốn cho con em mình ngoan học tốt thì phải “Chọn mặt gởi vàng “ Để có nền tảng cho học sinh tham gia vào đời sống của xã hội thì người giáo viên phải cung cấp kiến thức, nhân cacùh, phẩm chất đạo đức tốt đẹp cho học sinh, góp phần đào tạo cho các em trở thành người phát triển toàn diện. II. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU . 1/ Khách thể : Đối với những học sinh không có nề nếp học tập là chưa có qua lớp mẫu giáo . Đối với học sinh do tính hiếu kì, hay làm mất trật tự trong giờ học . 2/ Đối tượng nghiên cứu : Là học sinh lớp 1A1 trường Tiểu học Mỹ Tú A . III. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 1./ Phương pháp tham khảo tài liệu. 2./ Phương pháp đàm thoại. 3./ Phương pháp quan sát. 4./ Phương pháp thăm dò. 5./ Phương pháp thực nghiệm. 6./ Người thực hiện: Lê Minh Luân. Trang 3
  4. Sáng kiến kinh nghiệm B . PHẦN NỘI DUNG I. MỘT SỐ CƠ SỞ LÍ LUẬN 1/.Vị trí chức năng của giáo viên chủ nhiệm lớp: a/. Vị trí: Thay mặt BGH, Hội đồng sư phạm, Hội phụ huynh học sinh quản lí toàn diện lớp mình phụ trách. Lãnh đạo tổ chức mọi hoạt động, các quan hệ thuộc lớp mình phụ trách. Lãnh đạo tổ chức mọi hoạt động, các quan hệ thuộc lớp mình phụ trách. Hình thành nhân cách cho học sinh một cách toàn diện và là cầu nối giữa Nhà trường, gia đình và xã hội. b/. Chức năng: Tổ chức xây dựng tập thể học sinh vững mạnh, hình thành nề nếp thói quen học sinh. Tổ chức các hoạt động giáo dục khác nhằm bảo đảm giáo dục toàn diện, đặc biện các hoạt động ngoài giờ lên lớp theo chủ điểm. Phối hợp với các giáo viên khác như giáo viên dạy: Hát nhạc, Mỹ thuật, Thể dục nhằm tiến hành công tác dạy học – giáo dục toàn diện cho các em. Phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường đặc biệt là xây dựng mối quan hệ sư phạm đúng đắng giữa nhà trường, gia đình và xã hội nhằm tạo môi trường giáo dục thống nhất, tạo sức mạnh tổng hợp trong sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ. 2/. Nội dung và phương pháp xây dựng nề nếp thói quen trong học tập. a/. Công tác với học sinh: Tìm hiểu đối tượng học sinh: Để xây dựng nề nếp thói quen cho học sinh có kết quả giáo viên cần nắm vững từng đối tượng học sinh, dùng nhiều cách khác nhau để tìm hiểu học sinh, nghiên cứu hồ sơ học sinh, quan sát hằng ngày về hành vi hoạt động của các em, thăm hỏi gia đình học sinh trực tiếp trao đổi với các em. Quan sát thái độ học tập của học sinh. Người thực hiện: Lê Minh Luân. Trang 4
  5. Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng tập hể học sinh: Yêu cầu học sinh cũng cố và khả định vai trò của tập thể, xây dựng đội ngủ học sinh tích cực, tổ chức mối quan hệ và các động phong phú, đa dạng cho các em, nhằm làm cho các em hình thành một tập thể lớp, tiến bộ vững mạnh và có nề nếp thói quen trong học tập. Chỉ đạo việc học tập: Yêu cầu học sinh thực hiện tốt nội qui học tập, kích thích hứng thú học sinh, tạo các nhóm học khá giỏi giúp đỡ học sinh yếu kém. Sử dụng phương pháp giảng dạy phù hợp, với từmg đối tượng học sinh. Giáo dục đạo đức: Vì đạo đức là một hệ thống các yêu cầu chuẩn mực, hành vi, phép ứng xử của các em trong quan hệ đời sống xã hội định hướng cho các em làm điều thiện tránh điều ác, biết cách cư xử với mọi người xung quanh. Giáo dục lao động: Con người nói chung, thế hệ trẻ các em nói riêng cần phải lao động để tự nuôi sống mình để có cuộc sống ngày một tốt hơn. Do đó cần giáo dục cho trẻ biết lao động và lao động, lao động một cách thiết thực. Giáo dục thể chất: Sức khoẻ là một yếu tố quan trọng nhất trong đời sống con người, con người có sức khoẻ mới có khả năng vượt qua khó khăn kiên trì, bền bỉ, sống vui tươi lành mạnh. Giáo dục thể chất cho trẻ em, giúp cho trẻ em có cơ thể phát triển đúng đắn, có sức khoẻ thể chất và tinh thần bền bỉ trong học tập và lao động. Giáo dục thẫm mĩ: Thẫm mĩ có vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người, nó làm cho cuộc sống tươi đẹp hơn, sinh động hơn “ căn phòng đẹp nhờ sự sắp xếp đồ đạc một cách hợp lí, ngăn nắp, sạch sẽ, nhờ hoa tươi cắm trong lọ hoa trên bàn”, cuộc sống ấm áp hơn nhờ có người cư xử đẹp với nhau. Vì vậy giáo dục cho trẻ em cảm nhận được cái đẹp, ủng hộ cái đẹp, nhằm hình thành cho trẻ có ý thức về cái đẹp, kĩ năng sáng tạo thẫm mĩ. Người thực hiện: Lê Minh Luân. Trang 5
  6. Sáng kiến kinh nghiệm b/. Công tác với đồng nghiệp: Phối hợp với giáo viên cùng khối, cùng trường cũng như các giáo viên dạy chuyên, tổ chức các hoạt động khác nhau tạo ra sự thi đua lành mạnh có khí thế và đồng thời rút kinh nghiệm cho bản thân. c/. Công tác với phụ huynh học sinh và các lực lượng khác: Phối hợp chặt chẻ với gia đình bằng những biện pháp như: Ghi sổ liên lạc, hợp phụ huynh học sinh nhằm trau đổi kinh nghiệm truyền bá kiến thức về giáo dục học sinh. Ngoài ra còn phải kết hợp với các lực lượng xã hội để giáo dục trẻ như: Các cơ quan, cơ sở sản xuất và cá nhân để góp phần hoàn thành công tác giáo dục học sinh Tiểu học một cách có hiệu quả tốt nhất. II. THỰC TRẠNG : Qua nhiều năm tôi chủ nhiệm lớp 1, nhất là năm học 2006-2007 với sỉ số học sinh là : Tổng số : 24 học sinh + Nam : 12 học sinh + Nữ : 12 học sinh * Về nề nếp học tập : 12 học sinh xếp loại khá đạt : 50% 6 học sinh xếp loại trung bình đạt: 25% 6 học sinh xếp loại chưa có nề nếp học tập chiếm: 25% Ở những em không có nề nếp học tập là chưa có qua lớp mẫu giáo 5 tuổi. Do tính hiếu kì, hay làm mất trật tự trong giờ học hay sinh hoạt chung, gây cho giáo viên không ít khó khăn dẫn đến kết quả không tốt, mang tính phản giáo dục. Điều đó làm cho tôi có nhiều suy nghĩ trăn trở với 1 câu hỏi lớn “ Làm thế nào xây dựng nề nếp cho học sinh, nhất là học sinh đầu cấp” . Người thực hiện: Lê Minh Luân. Trang 6