Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp phối hợp giáo dục học sinh Lớp 1 giữa nhà trường, gia đình và xã hội

doc 14 trang sangkien 05/09/2022 6640
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp phối hợp giáo dục học sinh Lớp 1 giữa nhà trường, gia đình và xã hội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_phoi_hop_giao_duc_hoc_sinh_l.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp phối hợp giáo dục học sinh Lớp 1 giữa nhà trường, gia đình và xã hội

  1. I. CHƯƠNG I TỔNG QUAN 1. Cơ sở lý luận Giáo dục thế hệ trẻ là trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội, trong đó nhà trường và gia đình là hai cơ sở trực tiếp giáo dục các em. Gia đình luôn là môi trường sống, môi trường giáo dục lâu dài, thường xuyên và dựa trên cơ sở tình thương yêu. Gia đình là môi trường giáo dục có nhiều thuận lợi và ưu thế trong việc hình thành và phát triển nhân cách của thế hệ trẻ, do đó nhà trường cần phải chủ động phối hợp với gia đình để nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh. Sự phối hợp giữa ba môi trường giáo dục nhà trường, gia đình và xã hội tạo điều kiện tốt nhất để trẻ phát triển toàn diện. Học sinh tiểu học là những đứa trẻ nhỏ có tuổi từ 6 đến 11, 12 tuổi, đang hình thành và phát triển năng lực, tình cảm và thái độ, ý thức chưa cao, dễ bị tác động bởi môi trường xung quanh. Học sinh ham chơi dễ sao lãng nhiệm vụ học tập và rèn luyện của mình nếu không được các bậc phụ huynh quản lý, hướng dẫn. Hiện nay, để đáp ứng thực hiện tốt chương trình thì yêu cầu học sinh tự giác học tập ở nhà, các em không phải thụ động tiếp thu kiến thức ở trường mà cần chủ động tìm tòi kiến thức từ nhiều nguồn thông tin theo sự hướng dẫn của thầy cô và cha mẹ. Quá trình học tập ở nhà để ôn luyện lại kiến thức đã được học tập ở trường, làm học sinh khắc sâu kiến thức nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng và năng lực, phẩm chất cho học sinh. Do đó nhà trường cần phải chủ động phối hợp thường xuyên và chặt chẽ với gia đình để xây dựng môi trường giáo dục thống nhất, nhằm thực hiện tốt mục tiêu và nguyên lý giáo dục. Do vậy, sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường với cha mẹ học sinh là điều hết sức cần thiết, sẽ tạo ra sức mạnh tổng hợp của hai lực lượng giáo dục: thầy cô và cha mẹ, đồng thời tạo được môi trường thuận lợi cho việc phát triển toàn diện cho học sinh ở cả nhà trường và gia đình. Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở. Để nâng cao hơn nữa chất lượng học sinh bậc tiểu học thi các nhà quản lý và giáo viên cần phải đặc biệt quan tâm đến chất lượng lớp 1. Vì từ mẫu giáo lên lớp 1 là một bước ngoặt quan trọng đối với mỗi học sinh. Quá trình chuyển đổi hoạt động chủ đạo từ vui chơi ở mẫu giáo sang học tập ở tiểu học, trẻ phải tham gia vào một cuộc sống mới, một môi trường mới, hoạt động mới, yêu cầu mới điều đó sẽ gây cho trẻ rất nhiều khó khăn trong học tập. Vì vậy, việc phối kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội là công tác đặc biệt quan trọng trong trong công tác giáo dục để trẻ tiếp thu sự giáo dục được thuận lợi hơn. Từ đó giúp trẻ đạt kết quả cao trong hoạt động học tập và phát triển năng lực, phẩm chất. 1
  2. Với những lý do trên, việc nghiên cứu “Biện pháp phối hợp giáo dục học sinh lớp 1 giữa nhà trường, gia đình và xã hội” là cần thiết để nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục học sinh ở Trường TH&THCS Lập Chiệng, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình. 2. Phương pháp tiếp cận tạo ra sáng kiến - Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết: nhằm thu thập và phân tích cá tài liệu về chủ trương đường lối của Đảng, Nhà nước và những vấn đề lý luận có liên quan đến sự phối hợp giáo dục giữa nhà trường với gia đình học sinh và xã hội. - Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn gồm: + Phương pháp điều tra bằng phiếu: lập phiếu hỏi giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh nhằm đánh giá thực trạng nhận thức và các hoạt động phối hợp giáo dục giữa nhà trường với gia đình. + Phương pháp phỏng vấn: trao đổi với ban giám hiệu, giáo viên, cha mẹ học sinh và học sinh để khẳng định kết quả điều tra bằng phiếu. + Phương pháp chuyên gia: hỏi ý kiến một số cán bộ quản lý giáo dục. - Phương pháp xử lý số liệu bằng toán thống kê. + Thống kê tính điểm trung bình và độ lệch chuẩn về mức độ thực hiện một số công việc phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh. - Lên kế hoạch can thiệp/giúp đỡ: tham mưu với chính quyền địa phương và kêu gọi các tổ chức, cá nhân có lòng hảo tâm giúp đỡ các em học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Phối hợp với Trung tâm học tập cộng đồng xã, giáo viên chủ nhiệm mở lớp hỗ trợ cha mẹ học sinh về phương pháp giảng dạy, giáo dục học sinh ở nhà. - Giám sát và đánh giá: giám sát, đánh giá kết quả học tập và giáo dục của học sinh để tiếp tục đề ra các giải pháp phối hợp giáo dục. 3. Các mục tiêu cần đạt được - Tìm hiểu trách nhiệm của nhà trường trong việc phối hợp với các lực lượng xã hội trong việ giáo dục học sinh. - Tìm hiểu vai trò của gia đình trong việc giáo dục con cái. - Tìm hiểu, quan sát tâm sinh lý học sinh. - Các mối quan hệ mà các em thường tiếp xúc. - Tìm ra nội dung, tiến trình phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc giáo dục học sinh lớp 1. - Đưa ra các giải pháp hợp lý cho sự liên kết giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc giáo dục học sinh lớp 1. 2
  3. CHƯƠNG II MÔ TẢ SÁNG KIẾN 1. Nêu vấn đề của Sáng kiến Xã Lập Chiệng nằm phía đông nam huyện Kim Bôi, thuộc khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Xã có 3 xóm, dân cư khoảng gần 2000 người, sinh sống chủ yếu bằng nghề nông. Xã có nhiều hộ gia đình thuộc diện chính sách được trợ cấp. Tốc độ phát triển kinh tế xã hội tại địa phương còn chậm, cuộc sống đại bộ phận nhân dân còn nhiều khó khăn. Trong mấy năm vừa qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và sự quan tâm chỉ đạo của các cấp lãnh đạo đã đầu tư cho việc phát triển giáo dục như: xây dựng cơ sở vật chất các trường học; phân công đủ giáo viên cho nhà trường; tăng quyền tự chủ cho nhà trường ; do vậy, chất lượng dạy và học của nhà trường từng bước được nâng lên; chất lượng học sinh đã có tiến triển nhưng còn chậm và chất lượng giáo dục còn cách biệt nhiều so với các trường ở địa bàn xã thuận lợi trong huyện. Năm học 2016-2017 nhà trường có quy mô phát triển đối với bậc tiểu học như sau: + Tổng số lớp: 11 lớp với 155 học sinh. + Số cán bộ quản lý: 1 người, trình độ đại học. + Tổng số giáo viên: 9 người (Đại học: 4, Cao đẳng: 5). - Thực trạng trong công tác phối kết hợp giáo dục học sinh giữa Phụ huynh, Nhà trường, Cộng đồng. Ở địa bàn xã Lập Chiệng. trong nhiều năm qua, nhận thức về giáo dục của một bộ phận nhân dân trong xã chưa cao, cộng thêm điều kiện kinh tế còn khó khăn cho nên việc đầu tư và quan tâm đến việc học tập của con em đối với nhiều bậc phụ huynh còn hạn chế; việc phối hợp giữa nhà trường với cha mẹ học sinh chưa đạt hiệu quả giáo dục cao. Một số phụ huynh học sinh chưa tạo những điều kiện tốt cho con học tập, chưa giám sát việc con em học tập ở nhà và họ cũng chưa thấy được các điều kiện có ảnh hưởng đến việc học tập của trẻ như thế nào. Một số cha mẹ học sinh có nhận thức chưa đúng về việc phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc giáo dục học sinh, dẫn đến tình trạng còn khoán trắng việc giáo dục con mình cho nhà trường. Một số phụ huynh học sinh tri thức về khoa học giáo dục chưa cao, chưa nắm rõ đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. Khả năng phối hợp với nhà trường hướng dẫn con cái học tập, rèn luyện còn nhiều mâu thuẫn. Ban đại diện cha mẹ học sinh chưa mạnh dạn, chủ động thực hiện vai trò của mình. Nhiều người vì miễn cưỡng nhận nhiệm vụ trong Ban đại diện nên không có tinh thần hoạt động. 3
  4. Năng lực của nhiều thành viên trong Ban đại diện cha mẹ học sinh nhà trường và các lớp còn hạn chế. Một số người không có điều kiện thuận lợi về thời gian và kinh tế gia đình, nên kết quả hoạt động phối hợp của Ban đại diện cha mẹ học sinh với nhà trường chưa cao. Đa số giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh đều đặt nặng trách nhiệm chủ động của gia đình hơn là trách nhiệm chủ động của nhà trường trong việc phối hợp giáo dục học sinh. Một bộ phận giáo viên chủ nhiệm chưa phối hợp với phụ huynh học sinh thống nhất về mục tiêu, nội dung và phương pháp giáo dục đối với học sinh dẫn đến tình trạng trái chiều chưa đồng nhất giữa gia đình và nhà trường. Việc giao ước trách nhiệm với cha mẹ học sinh thực hiện chưa tốt. Giáo viên chủ nhiệm ít đến gia đình học sinh để trao đổi biện pháp giáo dục. Giáo viên chủ nhiệm chưa tổ chức trao đổi kinh nghiệm giáo dục và chưa tổ chức bồi dưỡng tri thức khoa học giáo dục cho các cha mẹ học sinh. Nếu Ban giám hiệu không coi trọng công tác phối hợp với gia đình học sinh thì sẽ không có những biện pháp huy động tốt sự cộng tác của hội cha mẹ học sinh, sẽ không chú ý chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá các giáo viên chủ nhiệm thực hiện trách nhiệm chủ động phối hợp với cha mẹ học sinh để giáo dục các em thì công tác này sẽ không đạt kết quả tốt được. Công tác tham mưu với chính quyền và kết hợp chặt chẽ với với các ban ngành, đoàn thể địa phương để có tác động đến nhân dân, nâng cao nhận thức về trách nhiệm giáo dục con em của các bậc phụ huynh chưa đồng bộ. Địa bàn xã chưa có truyền thống hiếu học tốt, tác động của giáo dục trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống trong cộng đồng chưa rõ nét và chưa có nhiều người thành đạt từ học tập nên chưa thúc đẩy khí thế các gia đình chăm lo đầu tư cho việc học tập của con em. 1.1. Trách nhiệm của nhà trường trong việc tổ chức phối hợp với gia đình để giáo dục học sinh Nhà trường, gia đình và xã hội là một chỉnh thể trong hệ thống môi trường giáo dục, trong đó gia đình là cơ sở đầu tiên và cơ bản của giáo dục. Gia đình có nhiều thuận lợi và ưu thế về giáo dục mà nhà trường và xã hội cần phải phối hợp để phát huy tốt hiệu quả giáo dục thế hệ trẻ. Nhà trường là một tổ chức chuyên biệt đối với công tác giáo dục, nắm vững quan điểm, đường lối, mục đích, mục tiêu giáo dục do đó nhà trường phải chủ động, phát huy vai trò trung tâm tổ chức phối hợp, dẫn dắt nội dung và phương pháp giáo dục của gia đình và các thể chế khác trong xã hội. Công tác xã hội hoá giáo dục là một chủ trương đúng đắn nhằm huy động mọi trí tuệ và nguồn lực của toàn xã hội cho việc phát triển toàn diện giáo dục. Tăng cường giáo dục gia đình và thiết lập được sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội sẽ mang lại kết quả tốt đẹp về giáo dục. 4