Sáng kiến kinh nghiệm Một số trò chơi giúp học sinh lớp Một học tốt môn Toán

doc 12 trang sangkien 27/08/2022 7520
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số trò chơi giúp học sinh lớp Một học tốt môn Toán", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_tro_choi_giup_hoc_sinh_lop_mot.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số trò chơi giúp học sinh lớp Một học tốt môn Toán

  1. 1/ Tên đề tài: MỘT SỐ TRÒ CHƠI GIÚP HỌC SINH LỚP MỘT HỌC TỐT MÔN TOÁN 2/ Đặt vấn đề: Đối với học sinh lớp Một, mới bước vào trường Tiểu học, các em còn bỡ ngỡ với môi trường học tập và chương trình sách giáo khoa mới như hiện nay. Đặc biệt với môn Toán nói riêng, việc làm quen và tiếp xúc với các phép tính cộng trừ không nhớ trong phạm vi 100 là một điều tương đối khó mà nhất là đối với các em học sinh vùng khó khăn dân tộc thiểu số, ngôn ngữ chủ yếu là tiếng Cơtu. Theo tôi nghĩ, việc đan cài các trò chơi trong các giờ học toán là rất cần thiết. Nó giúp tiết học diễn ra nhẹ nhàng, thoải mái, tự nhiên bớt khô khan và bớt nhàm chán. Thông qua trò chơi sẽ giúp các em học sinh có thời gian giải trí, vui chơi nhưng trọng tâm vẫn gắn với bài học, mặc khác còn giúp cho học sinh phát huy khả năng tìm tòi, học hỏi và sáng tạo trong học tập để tìm ra kết quả bài toán. Mà các trò chơi học toán đa số là các vấn đề, các bài tập đã được tôi cải biến thành các hoạt động học toán để các em vừa học vừa chơi đầy nghệ thuật. Điều này sẽ tự nhiên lôi cuốn các em tập trung vào giờ học một cách hăng say, tích cực. 3/ Cơ sở lí luận: Chương trình môn Toán lớp Một là một bộ phận của chương trình môn Toán ở Tiểu học. Chương trình này có ý nghĩa, vai trò quan trọng là đã kế thừa và phát triển những thành tựu về dạy học toán lớp Một, đã mở đầu cho việc thực hiện những đổi mới về giáo dục toán ở Tiểu học, đáp ứng những yêu cầu đổi mới giáo dục. Trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học đã xuất hiện nhiều hình thức tổ chức dạy học mới. Tuy nhiên, một trong các yêu cầu dạy học Toán ở lớp Một là phải ‘‘hấp dẫn ” được trẻ, tạo hứng thú được trẻ, bên cạnh phải phù hợp với lứa tuổi của trẻ mới qua mẫu giáo và chưa từng mẫu giáo( đối với lớp ghép ở điểm thôn không có điều kiện mở lớp mẫu giáo). 4/ Cơ sở thực tiễn: Đối với học sinh lớp Một, chơi cũng là một nhu cầu không thể thiếu được. Vì vậy việc sử dụng trò chơi học tập trong giờ học Toán là hết sức cần thiết và 1
  2. có ích. Càng đặc biệt hơn là đối với học sinh Cơtu, các em chưa ý thức cao với việc học là quan trọng và cần thiết. Trò chơi học Toán là hoạt động được tổ chức có tính chất vui chơi, giải trí nhưng phải có nội dung gắn với hoạt động học tập của học sinh. Trò chơi học Toán có tác dụng giúp học sinh: - Thay đổi đội hình, chống mệt mỏi. - Tăng cường khả năng thực hành vận dụng các kiến thức đã học . - Phát triển hứng thú, tính độc lập, ham hiểu biết và khả năng suy luận. Để trò chơi học Toán không mang tính ‘‘ hình thức’’ và nhàm chán, khi thiết kế và tổ chức các trò chơi học Toán cần phải đảm bảo các yêu cầu sau: - Mỗi trò chơi học Toán phải góp phần vào việc thực hiện mục tiêu dạy học. - Phải được chuẩn bị chu đáo và phù hợp với đối tượng học sinh, học sinh phải hiểu rõ yêu cầu, nội dung và cách thức tổ chức trò chơi. - Phải tổ chức sao cho tất cả mọi học sinh trong nhóm đều được tham gia một cách tích cực, độc lập. - Không để thời gian chơi kéo dài ảnh hưởng đến giờ học hoặc làm trẻ mất đi hứng thú lựa chọn luôn phiên hợp lý các trò chơi, tránh làm cho học sinh nhàm chán. - Luôn quan tâm, khích lệ, động viên, khuyến khích tinh thần “thi đua” của mọi học sinh tham gia, nhưng tránh làm lúng túng cho những học sinh không hoàn thành nhiệm vụ. 5/ Nội dung nghiên cứu: Trò chơi học Toán không phải là phương pháp dạy học bắt buộc phải có ở mọi tiết học Toán, càng không nhất thiết cứ sau mỗi giờ học là phải đến phần “trò chơi”. Giáo viên cần linh hoạt sử dụng, có thể tổ chức “ trò chơi ”xen trong các khâu của tiết học hoặc ở cuối tiết học hay sau một số tiết học miễn sao “trò chơi ” phát huy được hiệu quả và đúng yêu cầu. Mỗi trò chơi học Toán thường được trình bày dưới dạng: - Tên của trò chơi. - Mục đích. - Chuẩn bị. - Cách chơi. Các trò chơi thường được tổ chức theo nhóm ở ngay trong lớp học với thời gian không quá 5 phút. Sau đây là một số trò chơi tôi đã sử dụng trong quá trình thực nghiệm. Trong quá trình áp dụng các trò chơi, tôi chia ra thành các nhóm trò chơi như sau: 2
  3. - Trò chơi vận động. - Trò chơi đố vui. - Trò chơi tiếp sức. - Trò chơi có sử dụng các phương tiện chơi. 1/ Trò chơi vận động: a) Trò chơi nắm tay nhau xếp hình: + Mục đích: Rèn luyện kỹ năng nhận dạng hình và dựng biểu tượng về các hình: Hình vuông, hình tròn, hình tam giác. + Cách chơi: Ba tổ cùng chơi, mỗi tổ hơn 5 bạn. Giáo viên gọi tên một hình nào đó (chẳng hạn hình vuông hoặc hình tam giác ) mỗi tổ nên cân nhắc xem nên chọn bao nhiêu bạn là đủ. Sau đó nắm tay bạn để tạo thành hình theo yêu cầu của giáo viên. Tổ nào xếp nhanh và đẹp là thắng cuộc. b) Trò chơi thi xếp hình : + Mục đích : Rèn luyện kỹ năng nhận dạng và dựng biểu tượng hình vuông, hình tam giác. + Chuẩn bị :Que diêm + Cách chơi : Ba đội thi đua.giáo viên cho học sinh dùng các que diêm đã chuẩn bị sẵn để xếp thành các vật có hình vuông, hình tam giác. Sau thời gian 5 phút đội nào xếp được nhiều hình và đẹp sẽ là đội thắng cuộc. 2/ Trò chơi đố vui: a) Trò chơi xì điện: + Mục đích: Rèn luyện kỹ năng cộng ,trừ trong phạm vi các số từ 0 đến 10 + Cách chơi: Cả lớp cùng chơi. Giáo viên hỏi, chẳng hạn : “ hai cộng năm bằng mấy? ” hoặc “ bảy trừ ba bằng mấy ? ” rồi chỉ một số học sinh bất kỳ trả lời. Em này trả lời xong lại hỏi (tương tự như trên) rồi chỉ một em khác trả lời Cứ tiếp tục như vậy cho tới khi nào giáo viên ra hiệu “ dừng lại ”. 3
  4. Em nào được chỉ định phải trả lời thật nhanh, trả lời sai sẽ bị nhảy lò cò. b) Trò chơi đối đáp: + Mục đích: Rèn cho học sinh kỹ năng tính nhẩm cộng, trừ trong phạm vi 10. Củng cố mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ trong phạm vi 10. + Chuẩn bị : Các tấm thẻ có ghi các phép tính: 4 + 5 = 9 – 5 = 5 + 4 = 9 – 4 = 8 + 2 = 10 – 2 = 2 + 8 = 10 - 8 = 6 + 3 = 9 - 3 = + Cách chơi : Chơi trong lớp học, em thứ nhất cầm tấm thẻ 4 + 5 = , 9 – 5 = và đọc phép tính. Cả lớp đọc kết quả (bốn cộng năm bằng chín,chín trừ năm bằng bốn). Tiếp tục, em thứ hai giơ tiếp tấm thẻ thứ hai và đọc phép tính : 5 + 4 = , 9 – 4 = , cả lớp đọc kết quả (năm cộng bốn bằng chín, chín trừ bốn bằng năm ) cứ như thế cho đến hết thời gian qui định. Trong quá trình chơi, em nào sai sẽ bị phạt: đọc lại phép tính và kết quả 5 lần. c) Trò chơi nêu đúng kết quả : + Mục đích : Rèn luyện kỹ năng cộng,trừ các số trong phạm vi các số đến 10 + Chuẩn bị : Mỗi học sinh lấy trong bộ đồ dùng học Toán của mình các số từ 0 đến 10 và bảng cài để trên bàn. + Cách chơi : Cả lớp cùng chơi. Khi giáo viên nói, chẳng hạn: . 2 cộng 5 bằng mấy ? . 8 trừ 2 cộng 2 bằng mấy? . 5 trừ 2 thêm 3 được bao nhiêu ? Ứng với mỗi gợi ý giáo viên đưa ra, học sinh thi đua giơ kết quả tương ứng với gợi ý đó. Nếu em nào giơ sai kết quả sẽ bị phạt: Nhảy lò cò. 3/ Trò chơi tiếp sức : a) Trò chơi làm tính tiếp sức: 4
  5. + Mục đích: Củng cố về tính cộng trừ trong phạm vi 10. + Chuẩn bị : Giáo viên chuẩn bị 2 bảng phụ có viết dãy phép tính. Có thể thay đổi các dãy phép tính khác nhau. Chẳng hạn: +5 - 2 + 0 - 4 + 8 3 + Cách chơi: Hai đội chơi, mỗi đội 5 em. Hai đội vào vị trí, giáo viên đính hai bảng phụ có dãy số đó lên bảng. Khi có hiệu lệnh “bắt đầu”, em thứ nhất của mỗi đội lên điền số vào hình tam giác, xong về trao bút cho em thứ hai cứ như vậy cho đến em cuối cùng. Cả lớp cổ vũ cho hai đội : “ Cố lên bạn ơi ”! Đội nào làm đúng, nhanh sẽ là đội thắng cuộc. Trò chơi làm tính tiếp sức này tôi có thể áp dụng được rất nhiều trong các giờ học toán. Ví dụ ở các bài: Cộng trừ các số tròn chục, phép cộng dạng 14+3, phép trừ dạng 17 – 3, phép trừ dạng 17-7, b) Trò chơi ai nhanh ,ai khéo: + Mục đích: Củng cố kỹ năng làm tính cộng trong phạm vi 20. Đồng thời rèn khả năng quan sát và tô màu của học sinh. + Chuẩn bị : Giáo viên vẽ sẵn hai bông hoa vào giấy trắng. Trên cánh hoa và nhị hoa có đính các số như sau : 17 13 12 5 3 20 8 7 15 + Cách chơi: 5
  6. Đính hai bông hoa lên bảng. Chia thành hai đội, mỗi đội 4 em, mỗi em có một cây bút chì màu khác nhau. Khi có hiệu lệnh ‘bắt đầu” thì em thứ nhất của mỗi đội lên tô hai cánh hoa sao cho tổng của hai cánh hoa là số ở nhị hoa. Xong đến lượt em thứ hai, cứ như vậy cho đến em cuối cùng. Đội nào tô đúng, nhanh là đội đó thắng cuộc. c) Trò chơi ai nhanh ,ai đúng: + Mục đích: Rèn kỹ năng cộng, trừ nhẩm các số tròn chục. + Chuẩn bị : Giáo viên chuẩn bị sẵn một bảng phụ như sau: 90 - 20 + 20 + - 10 70 + 80 60 + + 50 50 + + Cách chơi: Hai đội chơi, mỗi đội 4 em. Đội 1 hoàn thành các phép tính bên trái, đội 2 hoàn thành các phép tính bên phải sao cho kết quả của các phép tính là 80. Khi có hiệu lệnh “ bắt đầu” thì em thứ nhất của mỗi đội lên điền số vào ô trống thứ nhất, sau đó về chuyền bút cho em thứ hai, cứ tiếp tục cho đến hết. Đội nào điền đúng và nhanh sẽ là đội thắng cuộc. * Ngoài ra, trò chơi này tôi còn được áp dụng vào các bài học, bài luyện tập cộng, trừ các số trong phạm vi 20. d) Trò chơi nối phép tính với số thích hợp: + Mục đích: Rèn kỹ năng cộng, trừ đã học. + Chuẩn bị : 6
  7. Giáo viên chuẩn bị sẵn bảng phụ. 70 40+10 60+20 50 90 20+50 40+30 80 40 30+30 10+80 60 + Cách chơi : Hai đội chơi, mỗi đội 3 em. Khi có hiệu lệnh thì em đầu tiên của mỗi đội lên nối phép tính thứ nhất với số tương ứng sau đó về trao bút cho em thứ hai, cứ như vậy cho đến em cuối cùng. Đội nào nối đúng và nhanh được cả lớp khen và sẽ là đội chiến thắng. * Trò chơi này tôi đã đưa vào các tiết học cộng, trừ trong phạm vi 20; cộng trừ các số tròn chục , e) Trò chơi điền đúng, sai: + Mục đích : Rèn cho học sinh tính nhanh nhẹn và chính xác. + Chuẩn bị : Giáo viên chuẩn bị 2 bảng phụ như sau: 12 + 3 = 6 11 + 3 = 11 14 + 5 = 19 12 + 2 = 14 11 + 6 = 5 13 + 5 = 18 + Cách chơi : 7
  8. Hai đội chơi,mỗi đội 3 em. Khi có hiệu lệnh thì em đầu tiên của mỗi đội lên điền Đ hoặc S vào ô trống thứ nhất sau đó chuyển bút cho em thứ hai, cứ như vậy cho đến em cuối cùng. Đội nào làm đúng và nhanh sẽ là đội thắng cuộc. 4/ Trò chơi có sử dụng các phương tiện chơi: a) Trò chơi câu cá bỏ giỏ: + Mục đích : Củng cố về cấu tạo trong phạm vi 10. + Chuẩn bị : Giáo viên chuẩn bị các giỏ bằng mây hoặc các hộp giấy có trang trí hoa văn hấp dẫn. Cắt mô hình các con cá, trên mỗi con cá có ghi số ( từ 1 đến 9 ). Ứng với mỗi chữ số cắt khoảng 10 con cá màu sắc, kích thước khác nhau. Mỗi giỏ ( hộp )có dây dùng để buộc. + Cách chơi : Chọn 3 đội, mỗi đội 2 bạn, giao cho mỗi đội một giỏ cá hoặc hộp. Để toàn bộ số cá đã chuẩn bị trên bàn rộng. Mỗi đội sẽ có nhiệm vụ tìm nhặt những con cá để gộp lại được các “xâu cá” gồm các con cá có các số cộng lại là 10. Sau đó dùng dây cột lại và cho vào giỏ. Sau 5 phút, đội nào có nhiều xâu cá nhất thì đội đó thắng cuộc. c) Trò chơi hái quả: + Mục đích: Củng cố về phép tính cộng trong phạm vi từ 3 đến 10 + Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị tương tự như trò chơi “Câu cá bỏ giỏ” vừ nêu trên. Thay vì dùng mô hình cá, giáo viên cắt các loại quả khác nhau. + Cách chơi: Tiến hành tương tự như trò chơi “Câu cá bỏ giỏ”. Tùy theo mỗi bài học mà yêu cầu học sinh nhặt những “xâu quả” có các số cộng lại là 5 (Bài :Phép cộng trong phạm vi 5 ) hoặc là 9 ( Bài: Phép cộng trong phạm vi 9 ) Trên đây là một số trò chơi điển hình mà tôi thường xuyên vận dụng vào trong quá trình dạy học Toán. Việc lồng ghép các trò chơi giúp cho không khí học tập trở nên sôi nổi, sinh động nên các em hứng thú với việc học tập hơn. Thông qua trò chơi, các em luyện tập, thực hành một cách nhẹ nhàng, thoải mái. Rèn cho các em sự tự tin, mạnh dạn, tích cực chủ động trong học tập. 8