Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh Lớp 1

pdf 14 trang honganh1 15/05/2023 5801
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_chu_viet_cho_hoc.pdf

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh Lớp 1

  1. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập-Tự do-Hạnh phúc BÁO CÁO SÁNG KIẾN SÁNG KIẾN Tên sáng kiến: “Một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 1” 1.Chủ đầu tư sáng kiến tạo ra sáng kiến: 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục 3. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: 05/09/202 4. Mô tả bản chất của sáng kiến: - Chữ viết đẹp của học sinh là vấn đề được mọi người trong và ngoài ngành Giáo Dục Đào tạo quan tâm lo lắng. Người xưa đã có câu: “nét chữ, nết người” là hàm ý hai vấn đề : Thứ nhất, nét chữ thể hiện tính cách con người ; thông qua rèn luyện chữ viết mà giáo dục nhân cách con người . Vì vậy phong trào “vở sạch – chữ đẹp” vừa là mục đích, vừa là phương tiện trong quá trình rèn luyện học sinh viết đúng, dẫn tới việc viết đẹp cho học sinh, nó góp một phần vào việc giáo dục toàn diện cho học sinh ngay từ lớp 1. - Ngoài những ý nghĩa to lớn nói trên, tập viết với những quy tắc chặt chẽ, trước những mẫu chữ đẹp còn là môi trường quan trọng bồi dưỡng cho trẻ những phẩm chất tốt như : tính cẩn thận, tinh thần kỷ luật và óc thẩm mỹ mà Thủ tướng Phạm Văn Đồng lúc sinh thời đã nói : “Chữ viết cũng là một biểu hiện của nết người. Dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho các em tính cẩn thận, lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với thầy và bạn đọc bài vở của mình ”. Đó là điều mà bấy lâu nay nhiều thế hệ thầy cô giáo đã trăn trở góp nhiều công sức cải tiến phương pháp giảng dạy của mình cho phân môn tập viết. 5. Phân tích thực trạng của giải pháp: a) Ưu điểm: Đa số học sinh đều có ý thức tự giác và yêu thích rèn chữ viết b) Nhược điểm: - Trường mà tôi đang công tác là các em đều là con em dân tộc thiểu số. Một xã có điều kiện kinh tế còn khó khăn, tỉ lệ hộ nghèo còn cao so với mặt bằng của huyện nói chung, điều kiện kinh tế của người dân nơi đây chủ yếu là nghề nông nghiệp còn khó khăn nên điều kiện cho con em mình trong việc học tập cũng chưa đầy đủ, sự quan tâm chăm sóc của các cấp cha mẹ đến con cái còn hạn chế. - Việc viết chữ của các em vì vậy mà còn hạn chế, dẫn đến chữ viết chưa đẹp, cũng chỉ vì vậy mà phong trào “Vở sạch – Chữ đẹp” của nhà trường còn hạn chế. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc các em viết chữ chưa đúng và đẹp. Những năm trước việc đầu tư cho vấn đề viết chữ đẹp cũng còn hạn chế, bởi vậy nhiều học sinh tuy có năng khiếu nhưng lại chưa phát huy hết khả năng của mình. 1
  2. - Như tôi đã trình bày trên thì nhiều nguyên nhân dẫn đến việc các em học sinh viết chưa đúng và chưa đẹp chữ viết của mình như: + Chữ viết chưa đúng cỡ độ cao, độ rộng (nhất là trong vở Tập viết), điểm đặt bút, dùng bút chưa đúng. + Chữ viết chưa liền mạch. + Dấu thanh, dấu phụ ghi chưa đúng vị trí đa số viết dấu quá to, dấu đặt xa chữ, có em dấu chạm vào chữ, dấu không đúng chữ ghi âm chính. + Chữ viết xấu, các nét nghiêng ngả, méo, khoảng cách các chữ không đều. + Tư thế ngồi, cách cầm bút sai đa số các em ngồi cúi mặt với vở, người cong vẹo, vai thấp vai cao, rất nhiều em cầm bút bằng 4 ngón tay, có em cầm cả 5 ngón tay, thậm chí cầm 3 ngón tay nhưng chưa chụm cả 3 ngón tay vào quản bút, cán bút vuông góc với mặt vở, có em cầm bút ngả về phía trước. - Từ đó việc tham gia các phong trào thi “Vở sạch – Chữ đẹp” của lớp ở trường nhiều năm qua chưa đạt nhiều kết quả cao - Đứng trước thực trạng như vậy, tôi đã nghiên cứu, tham khảo tài liệu , ghi chép những kinh nghiệm theo từng tiết dạy, trao đổi thảo luận với đồng nghiệp trong tổ, trong nhà trường. Tìm hiểu hứng thú của học sinh từ đó rút ra được nhiều kinh nghiệm trong việc rèn cho các em học sinh viết chữ đúng, đẹp, giữ cho vở sạch đẹp. - Một số hình ảnh chữ viết của các em học sinh trước khi thực hiện đề tài này. 2
  3. 6. Nêu nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm của giải pháp đã biết: Để khắc phục được những nhược điểm nêu trên thì tôi đã đưa ra những giải pháp thiết thực mà thực tế đã được áp dụng và đạt hiệu quả cao như sau: - Trước tiên hướng dẫn các em tư thế ngồi va cách cầm bút - Giới thiệu cho học sinh nắm chắc các nét cơ bản tạo nên con chữ khi viết. - Luyện viết bảng con - Luyện viết trong vở tập viết - Luyện phải thường xuyên trong các môn học khác - Khi viết luôn luôn sửa và uốn nắn những chữ viết xấu và sai 7. Nêu các điều kiện, phương tiện cần thiết để thực hiện và áp dụng giải pháp: a) Giáo viên - Kẻ bảng lớp theo đơn vị ô ly chuẩn bị theo vở tập viết của học sinh - Phôtô cho mỗi học sinh một tờ chữ mẫu các chữ cái viết thường theo quy định của Bộ giáo dục năm 2002-2003 để phụ huynh phối hợp cùng nhà trường dạy con em mình cho thống nhất. - Ngay từ những ngày đầu, giáo viên phải cho học sinh nắm chắc các đường kẻ ngang, dọc các đường ly, dòng ly, cách chia ô thành những điểm chuẩn để viết. Ví dụ: Đường kẻ số b) Học sinh + Bảng con - Mua đồng loạt bảng con (có dòng ly dọc, ngang) theo mẫu vở tập viết để học sinh quen với việc xác định các điểm chuẩn từ bảng đến vở cũng giống nhau - Hộp phấn có khăn bông nhỏ, hơi ẩm (không dùng khăn lau có nhiều ly lông hoặc mút để lau bảng) + Bút chì - Chuẩn bị bút chì hơi nhọn, đúng tầm (nếu bút chì nhọn và cứng quá nét sẽ mảnh, đôi khi còn chọc thủng cả giấty hoặc nếu nét chì quá to và mềm nét chẽ sẽ to quá cỡ, học sinh khó viết được chuẩn các nét) + Vở viết: - Phải là loại vở có kẻ ô vuông, ô ly dọc, ngang để học sinh dễ xác định điểm chuẩn, dễ ước lượng độ rộng các nét khi viết (Từ điểm bắt đầu đến điểm kết thúc) 8. Các bước thực hiện giải pháp, cách thức thực hiện giải pháp: 8.1. Đối với rèn chữ đẹp. 3
  4. Một nhân tố không thể thiếu được khi dạy tập viết cho học sinh là sự chuẩn bị về phòng học, ánh sáng, bàn ghế, bảng lớp cùng với bảng con, bút, vở của học sinh. a. Phòng học, ánh sáng: Đây là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc viết chữ và sức khoẻ của học sinh. Ánh sáng phòng học đảm bảo theo tiêu chuẩn học đường, có bảng chống loá, có dòng kẻ rõ ràng, bàn ghế đúng kích cỡ tiêu chuẩn đối với học sinh tiểu học. Phòng học đúng quy định, có hệ thống cửa sổ thoáng mát, đủ ánh sáng. Được sự quan tâm của nhà trường và hội phụ huynh học sinh của lớp khối 1 được trang bị đầy đủ bóng điện và 2 chiếc quạt treo trần trong các lớp để phục vụ cho việc dạy và học trong những ngày trời mưa, trời tối không có ánh sáng mặt trời các em có đủ ánh sáng để học tập và viết bài, các em không bị nóng bức chảy mồ hôi làm ướt vở trong những ngày hè nóng bức. b. Bàn ghế học sinh: Vào đầu năm học chúng tôi đã có ý kiến với nhà trường trang bị cho học sinh lớp mình những bộ bàn ghế phù hợp với lứa tuổi học sinh lớp 1 tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh ngồi học, ngồi viết tốt. c. Bảng lớp: - Bảng lớp là phương tiện rất cần thiết đối với giáo viên. Việc trình bày bảng là bài mẫu cho học sinh học tập và noi theo. Bảng lớp là bảng từ có những đường kẻ ô vuông chuẩn sẽ giúp cho giáo viên trình bày bài viết trên bảng lớp được đúng đẹp và dễ dàng. Đồng thời cũng là để giúp học sinh dễ theo dõi nội dung bài viết. d. Bảng con của học sinh: Trong lớp chúng tôi yêu cầu thống nhất 1 loại bảng nhựa cùng kích thương 20 x 25cm mặt bảng có kẻ ô vuông rõ ràng cỡ (5 x 5cm) có chia thành các dòng kẻ nhỏ, bảng viết ăn phấn, không bị trơn, trượt khi học sinh luyện viết . Dùng khăn ẩm giặt sạch, để lau bảng e. Phấn và bút viết: * Phấn viết Chúng tôi yêu cầu học sinh dùng phấn trắng, mềm. Đồng thời chúng tôi hướng dẫn cách trình bày bảng sao cho khi viết không phải xoá đi nhiều lần để đỡ mất thời gian và tránh được thao tác thừa khi viết bảng. VD: Dạy bài 62: ôm, ơm - khi luyện viết bảng giáo viên yêu cầu học sinh trình bày vào bảng một dòng ôm rồi mới giơ bảng. * Bút viết - Giai đoạn viết bút chì: Chọn bút chì mềm ( loại 2B) để thuận tiện khi sử dụng. Mỗi buổi học, học sinh chuẩn bị gọt sẵn 5 bút chì (không gọt bút trong giờ học, dành thời gian đó để cho luyện viết). 4
  5. - Giai đoạn viết bút mực: Tôi cho các em viết bằng bút ngòi mài để rèn học sinh viết chữ thanh đậm. b) Những phương pháp sử dụng trong bồi dưỡng và dạy luyện chữ thông qua các tiết học tập viết: * Phương pháp trực quan Trong luyện viết cho học sinh thì đồ dùng trực quan có tác dụng không nhỏ, nó hỗ trợ và là phương tiện giúp cho việc luyện viết của học sinh. Những đồ dùng này nhằm mục đích là giúp học sinh khắc sâu những biểu tượng về chữ viết, có ý thức viết đúng mẫu và tạo không khí sôi nổi, phấn chấn trong quá trình dạy viết chữ theo hướng “Đổi mới phương pháp dạy học”. Đồ dùng trực quan có thể sử dụng trong quá trình dạy bài mới, luyện tập hoặc củng cố bài học. Sử dụng khi hình thành biểu tượng về chữ cho các em. Phương tiện trực quan là chữ mẫu: Chữ mẫu in sẵn, chữ phóng to trên bảng, chữ trong vở tập viết, hộp chữ mẫu, hoặc một bài viết đẹp, chữ của giáo viên khi sửa chấm bài Chữ mẫu phải đúng quy định, rõ ràng và đẹp.Bảng mẫu chữ cần cố định thường xuyên để giáo viên có thể chủ động sử dụng khi cần thiết không chỉ trong giờ Tập viết mà ngay trong cả những môn học khác khi có học sinh viết chưa đúng mẫu chữ. Để việc rèn chữ được lồng vào trong tất cả các môn học hiệu quả, ở trường tôi thường dùng bảng nhóm có sẵn ô li để giáo viên dễ dàng trong việc rèn chữ cho các em. Cần đưa giáo cụ trực quan là chữ viết mẫu được in sẵn từng chữ cái, bảng chữ cái. Đây là việc làm để cung cấp cho học biểu tượng về chữ viết, chưa cung cấp được kĩ năng viết. Ngoài việc đưa chữ mẫu, chữ phóng to trên bảng thì quan trọng nhất vẫn là nét chữ giáo viên. Chữ giáo viên phải chuẩn, đúng mẫu, biết được học sinh viết đúng chỗ nào và sai chỗ nào, chỗ nào cần chỉnh sửa đó là điều quan trọng nhất. GV viết chưa đẹp, chưa đúng thì HS không thần tượng, đã không thần tượng thì các em chê liền. Khi dạy chữ viết giáo viên vừa viết, vừa phân tích từng nét của chữ cái hoặc từng kĩ thuật nối liền nét các con chữ trong một chữ.Việc viết mẫu của giáo viên còn có tác dụng tạo niềm tin cho học sinh, mặt khác học sinh cũng dễ tiếp thu hơn, tạo điều kiện cho việc rèn kĩ năng viết liền mạch, viết nhanh. Khi chấm bài, chữa bài bằng lời phê, chữ viết của giáo viên được học sinh quan sát như một loại chữ mẫu. Vì vậy giáo viên cũng phải chú ý rèn chữ viết cho mình được đúng mẫu, rõ ràng, đều, đẹp. Ngoài ra khi dạy viết chữ giáo viên cũng chú ý đọc mẫu các chữ đó. Đọc đúng cũng góp phần quan trọng để đảm bảo viết đúng. * Phương pháp luyện tập thực hành Sử dụng để hình thành kĩ năng viết chữ cho học sinh. Đây là một phương pháp cực kì quan trọng. Chữ viết, tập viết chữ có tính chất thực hành. Phải thường xuyên nhắc nhở học sinh ở mọi lúc mọi nơi, không chỉ ở môn tập viết mà còn ở tất cả các môn khác, môn nào cũng cần chữ viết để ghi đề bài. Các chữ có nét giống nhau thì cùng xếp vào một nhóm để rèn. Rèn chữ với số lượng ít nhưng lặp lại nhiều lần với yêu cầu cao dần. Cho học sinh viết đi viết lại nhiều lần một bài để giáo viên dễ dàng nhận ra lỗi sai của học sinh đồng thời cũng dễ nhận xét sự tiến bộ của học sinh. Hướng 5