SKKN Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 7 hình thành và rèn luyện kĩ năng qua dạy học Chương IV: "Biểu thức đại số"

doc 15 trang sangkien 10800
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 7 hình thành và rèn luyện kĩ năng qua dạy học Chương IV: "Biểu thức đại số"", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_7_hinh_thanh_va_ren.doc

Nội dung text: SKKN Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 7 hình thành và rèn luyện kĩ năng qua dạy học Chương IV: "Biểu thức đại số"

  1. PHẦN PHỤ LỤC Trong bản sáng kiến kinh nghiệm này có tham khảo thêm tài liệu: • Sách giáo khoa Toán 7 – tập 2. • Sách bài tập Toán 7 – tập 2. • Sách giáo viên Toán 7 – tập 2. • Sách Thiết kế bài giảng Toán 7 – tập 2. • Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS chu kì III (42004- 2007) môn Toán – quyển 2. PHẦN MỤC LỤC Nội dung Trang Phần mục lục, phụ lục1 I. Phần mở đầu 2 1.1 Lí do chọn đề tại2 1.2 Phạm vi đề tài 2 II. Phần nội dung.3 2.1 Thực trạng tình hình 3 2.2 Nội dung 3 III. Phần kết luận 15 3.1 Ý nghĩa 15 3.2 Những kiến nghị 15 1
  2. I. PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài Trong những năm vừa qua sự nghiệp giáo dục của cả nước nói chung của tỉnh ta nói riêng đã phát triển rất mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn một số điều cần phải bàn bạc đó là: về phía học sinh một số em còn yếu về kĩ năng cơ bản cơ bản trong đó có môn Toán cũng phải bàn nhiều. Việc dạy học giải toán là một trong những vấn đề trọng tâm đối với mỗi giáo viên. Đối với HS thì giải Toán là hoạt động chủ yếu của việc học tập môn Toán. Theo tôi, để đạt được kết quả tốt thì việc hình thành và rèn luyện kĩ năng cho HS là việc làm hết sức quan trọng và có ý nghĩa. Qua theo dõi, tôi thấy một số học sinh khi giải bài tập thường không biết bắt đầu từ đâu, không biết vận dụng kiến thức đã học vào việc giải bài tập, không biết cách trình bày lời giải, giải được rồi thì lần khác lại quên Mặt khác, nếu các em cảm thấy không thực hiện nhiệm vụ đề ra thường tỏ ra chán nản, mệt mỏi, thiếu tập trung, không tiếp tục thực hiện nhiệm vụ của mình. Vì lí do đó mà tôi đã quan tâm đến việc hình thành và rèn luyện kĩ năng về tư duy cũng như việc phân tích bài toán, suy luận, tạo điều kiện cho học sinh tăng cường luyện tập, thực hành, rèn luyện kĩ năng tính toán và vận dụng các kiến thức toán học vào đời sống và vào các môn học khác. 1.2. Phạm vi Đối với chương trình đại số 7, phần Biểu thức đại số là một vấn đề cần nghiên cứu, bởi phần này có rất nhiều khái niệm, nếu học sinh không hiểu khái niệm thì khó mà làm bài tập. Nếu học sinh không nắm được cách giải của bài giải mẫu thì không làm được các bài tương tự, Vì vậy tôi đã nghiên cứu nội dung này nhằm đưa ra Một số biện pháp giúp HS lớp 7 hình thành và rèn luyện kỉ năng qua dạy học chương IV: Biểu thức đại số. 2
  3. II. NỘI DUNG 2.1. Thực trạng tình hình Đa số học sinh khi giải Toán, ban đầu về cơ bản là quá trình bắt chước theo mẫu, tuân thủ quá trình nhận thức chung. Có đọc sách, đọc tài liệu, đọc sách tham khảo, lên mạng tìm hiểu, nhưng không biết cách đọc; không biết cách học bài cũ. học khái niệm chóng quên; không biết giải các bài tập ở mức độ vận dụng thấp; biết giải nhưng không biết trình bày lời giải; ở mức độ vận dụng cao khó vượt qua đối với các em khá giỏi; các em chưa biết cách tự kiểm tra kiến thức; HS chưa chủ động ôn tập lại nội dung chương đã học. 2.2. Nội dung a. Thiết kế Thiết kế kiểm tra trước tác động đối với một nhóm học sinh: Long Nhật; Xuân Hòa; Hồng Hương; Tắc Thiên; Tình Nhi; Võ Sương; Văn Quyền. b. Đo lường Tôi triển khai hoạt động khảo sát trước tác động được thực hiện nhằm thu thập thông tin về kĩ năng thu thập và xử lí thông tin trong phạm vi chương IV – Biểu thức đại số. Sau đó, tôi thực hiện 10 tiết học, các hoạt động chủ yếu là hướng dẫn học sinh tự học. Sau mỗi tiết học, tôi ghi lại quan sát của mình và nhìn lại quá trình dạy học để tìm cách cải thiện cho tiết dạy tiếp theo. Từ đó, tôi đưa ra một số biện pháp khi hình thành và rèn luyện kĩ năng khi học chương Biểu thức đại số cho học sinh như sau: Biện pháp 1: Giúp HS biết cách tổ chức học tập nôi dung chương Để giúp HS cách tổ chức học tập nôi dung chương, có thể thực hiện theo các bước sau: Bước 1: Xây dựng mục tiêu học tập: Cần giúp mỗi học sinh cách xây dựng kế hoạch học tập, bởi ban đầu HS chưa biết cách thiết lập mục tiêu cho mình. Tôi đã hướng dẫn và chỉ đạo thực hiện theo các mục tiêu sau: Về kiến thức: Hiểu được khái niệm về biểu thức đại số; đơn thức; đa thức; nghiệm của đa thức. 3
  4. Về kĩ năng: Biết tính giá trị của một biểu thức đại số; cách viết một đơn thức ở dạng chưa thu gọn thành đơn thức thu gọn; biết nhân hai đơn thức; cộng trừ các đơn thức đồng dạng; biết thu gọn đa thức, tìm bậc của đa thức; Biết kiểm tra xem số a có phải là nghiệm của đa thức hay không. Bước 2: Thực hiện mục tiêu: là khâu quan trọng nhất, quyết định sự thành bại của việc học hành của mỗi HS. Do đó, tôi đã đặt trọng tâm vào khâu này của mỗi HS để hướng dẫn, giúp đỡ, kiểm tra việc thực hiện. Việc thực hiện tốt mục tiêu học tập sẽ tạo ra được phẩm chất, năng lực người biết học, biết tự học. Trong khi thực hiện mục tiêu, bản thân tôi đã quán triệt HS cần phải: Tập trung tư tưởng khi học, khi tự học. Không thực hiện nhiều nhiệm vụ cùng lúc. Không vừa học vừa xem vô tuyến, không nói chuyện lung tung, Cần tạo hứng thú khi học, khi tự học. Tin rằng mình sẽ học được điều mình cần học, hy vọng rằng mình sẽ tìm được điều mới lạ khi học, có thể sẽ được thưởng sau khi kiểm tra chương đạt kết quả cao. Cần sử dụng thời gian một cách tối ưu, có hiệu quả cao nhất. Tập trung giải quyết dứt điểm từng nhiệm vụ, phương châm là đâu gọn đấy, học gì xong nấy, bài hôm nay không để ngày mai. Những gì vượt quá khả năng thì đánh dấu lại rồi có thể hỏi cô, nhờ bạn khi có điều kiện. Cần quyết tâm vượt khó, khắc phục khó khăn do điều kiện, hoàn cảnh cá nhân, gia đình, Bước 3: Tự đánh giá việc thực hiện mục tiêu: tức là biết cách kiểm điểm lại xem các mục tiêu đặt ra có hoàn thành hết không? Mỗi mục tiêu có hoàn thành tốt không? Có những tồn tại gì, nguyên nhân, dự kiến cách khắc phục. Biện pháp 2: Giúp HS cách nghe - hiểu - ghi chép Để có được kiến thức cho mình, trên lớp HS phải biết kết hợp nghe - hiểu - ghi. Tuy nhiên, không phải HS nào cũng ý thức được điều đó. Do đó mỗi giáo viên chúng ta phải hình thành và rèn luyện cho HS khả năng nghe - hiểu - ghi. Trước hết, cần hình thành và luyện tập cho HS khả năng nghe-ghi. Để hình thành và luyện tập khả năng này tôi đã luyện tập cho HS từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, : Ban đầu tôi đã giúp HS bằng cách nói rõ đoạn nào chỉ cần nghe, đoạn 4
  5. nào cần ghi, khi đó tôi đọc cho HS chép các kiến thức cơ bản. Chẳng hạn, mục 1. Nhắc lại về biểu thức (Xem bài 1- Khái niệm về biểu thức đại số). Tiến tới, luyện tập cho HS cách nghe – ghi: bằng cách tự cho HS nghe , sau đó tóm lại ý chính, GV chỉnh sửa. Chẳng hạn, nội dung chú ý về cách thực hiện các quy tắc, phép toán trong biểu thức đại số, tôi đã là như thế. Về sau, ở mức độ cao hơn, tôi yêu cầu mỗi em tự nghe - ghi theo cách hiểu của mình, nội dung nhấn mạnh tôi đọc chậm hoặc lặp lại, Chẳng hạn, khi dạy mục 3. Hệ số (Xem bài 7- Đa thức một biến). Qua nhiều lần như thế hình thành và rèn luyện ở HS cách nghe - ghi trên lớp. Chú ý rằng, để hình thành cho HS cách nghe - ghi cần luyện tập theo mẫu và luyện đi luyện lại. Chỉ chuyển tiếp khi nhận thấy HS đã tự làm được theo yêu cầu đặt ra. Sau khi HS đã biết cách nghe - ghi, tôi đã luyện tập cho HS cách nghe - hiểu. Khi HS nghe - hiểu, tức là HS nắm được kiến thức cơ bản để có thể tự ghi, GV không phải can thiệp vào quá trình HS ghi bài nữa. Quá trình hình thành và rèn luyện khả năng nghe - hiểu tương tự như nghe - ghi. Nghe - hiểu giúp HS tiếp nhận được lượng thông tin lớn hơn, do tốc độ nghe nhanh hơn tốc độ ghi. Tuy nhiên, cần yêu cầu HS tự ghi lại kiến thức cơ bản khi tự học bài ở nhà, lúc này HS hồi tưởng lại lần hai, góp phần hiểu và nhớ thêm một lần nữa kiến thức. Thực tế cho thấy, nhiều HS về nhà không tự ghi lại kiến thức đã nghe - hiểu, do đó, sau một thời gian kiến thức bị mai một, dẫn tới rỗng kiến thức. Tôi thấy rằng, một trong các giải pháp đổi mới PPDH môn toán ở trường THCS là sử dụng tối đa SGK, do đó khả năng nghe - hiểu là quan trọng, và đảm bảo được tiến độ bài giảng. SGK mới, nếu GV vẫn dạy theo kiểu nghe - ghi thường không đủ thời gian. Khi HS biết cách nghe - ghi cũng như nghe - hiểu là đã hình thành được ở HS một kỉ năng quan trọng, đó là kỉ năng hiểu được ý tưởng người khác. Về sau HS sẽ có thể biết cách hỏi GV, hoặc hỏi bạn những nội dung chưa thật sự hiểu, cũng như có thể biết tranh luận để tìm ra chân lí, tiếng nói chung. Khi kỉ năng hiểu được ý tưởng người khác được hình thành thì HS tự chủ hơn trong học tập. 5
  6. Biện pháp này cần được thực hiện tốt trong các khâu của quá trình lên lớp. Đồng thời GV cần hình dung trước cách HS nghe - ghi, nghe - hiểu khi tự học ở nhà như thế nào để kịp thời hướng dẫn HS tự học. Với cách dạy học như vậy, tôi chủ động thiết kế, hướng dẫn quá trình tự học của HS ở nhà. Nên tận dụng tối đa cơ hội trong giờ học trên lớp để HS có thể được nghe - ghi, nghe hiểu. Đồng thời tôi phải kiểm tra để đảm bảo đã hình thành và rèn luyện cho mỗi HS thói quen, ý thức nghe - ghi và nghe - hiểu. Biện pháp 3: Giúp HS cách đọc hiểu Tương tự như nghe - hiểu, HS cần được luyện tập cách đọc - hiểu. Tuy nhiên, so với nghe - hiểu thì đọc - hiểu ở cấp độ cao hơn, mức độ độc lập, tự giác ở HS cao hơn. Việc hình thành và rèn luyện cho HS cách đọc - hiểu tương tự như hình thành và rèn luyện việc nghe - hiểu, cần theo mức độ tăng dần, từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, Chẳng hạn: Ban đầu tôi cho HS đọc - hiểu một nội dung ngắn, ví dụ đọc hiểu khái niệm Biểu thức đại số. Ở đây SGK viết với tinh thần: tạo điều kiện để HS được đọc hiểu, thông qua đó hình thành khái niệm một cách không áp đặt. Sau khi đã đọc hiểu một nôi dung đơn giản, cho HS đọc hiểu một chứng minh đơn giản. Chẳng hạn, đọc - hiểu hai ví dụ về đơn thức (Xem bài 3: Đơn thức). Tiếp theo luyện cho HS cách đọc - hiểu lời giải một bài toán đơn giản . Chẳng hạn, đọc - hiểu cách Cộng, trừ các đơn thức đồng dạng. Để tăng cấp độ nhận thức, tôi cho HS đọc - hiểu một nội dung phức tạp. Chẳng hạn, mục Nghiệm của đa thức một biến (Xem bài 9: Nghiệm của đa thức một biến). Tiếp theo cho HS đọc - hiểu lời giải một bài tập phức tạp, như mục Có thể em chưa biết: (xem SGK tr29). Tiến tới giúp HS đọc - hiểu cách giải một dạng toán như dạng: Tính giá trị của một biểu thức đại số (xem muc 1/tr27); Nhân hai đơn thức (xem muc 4/tr31,32); cộng trừ các đơn thức đồng dạng (xem muc 2/tr34); 6