SKKN Một số biện pháp giúp học sinh khắc phục khó khăn khi thực hiện giải các bài toán có lời văn đối với học sinh Lớp 1

doc 11 trang sangkien 9040
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp học sinh khắc phục khó khăn khi thực hiện giải các bài toán có lời văn đối với học sinh Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_khac_phuc_kho_khan_khi_t.doc

Nội dung text: SKKN Một số biện pháp giúp học sinh khắc phục khó khăn khi thực hiện giải các bài toán có lời văn đối với học sinh Lớp 1

  1. đặt vấn đề I.mở đầu Hiện nay mục tiêu giáo dục đòi hỏi ngày càng cao, cho nên nội dung chương trình ngày càng được cải tiến, phù hợp với nhu cầu đó. Vì thế chương trình tiểu học đã hoàn tất việc thay sách giáo khoa nhằm đổi mới phương pháp dạy học. Một vấn đề hoàn toàn mới lạ đối với học sinh lớp 1 đó là có thêm dạng toán giải toán có lời văn trong hệ thống kiến thức môn toán, nên việc tìm ra biện pháp giúp học sinh khắc phục khó khăn trong giải toán có lời văn là cần thiết, cấp bách. Trong dạy học toán, giải toán có vị trí hết sức quan trọng. Khi giải toán, đòi hỏi học sinh phải tư duy lô gíc, tích cực và nhạy bén. Các em phải huy động thích hợp các kiến thức và kỹ năng đã có vào các tình huống khác nhau. Nhiều khi, học sinh còn phải tư duy có chiều sâu, có sự sáng tạo mới tìm ra những dữ kiện mà bài toán không cho trực tiếp. Do đó có thể coi giải toán là một trong những biểu hiện năng động nhất của hoạt động trí tuệ đối với học sinh. Phương pháp học và dạy cũng từng bước được đổi mới. Điều kiện, phương pháp giúp thầy trò chiếm lĩnh tri thức vẫn còn hạn chế. Cơ sở vật chất đầu tư cho dạy học đã có nhưng vẫn còn thiếu nhiều đối với địa bàn nơi tôi công tác. Đối với học sinh lớp 1, tư duy logic chưa phát triển, cơ bản là tư duy cụ thể, cho nên việc giải toán có lời văn đối với các em là việc làm khó khăn, tỷ lệ đúng còn ít và chưa chặt chẽ. Trong thực tế ở trường tiểu học, việc giải các bài tập, bài toán có lời văn ở lớp 1, học sinh còn lúng túng là khá phổ biến. Đa số các em đọc đề là làm ngay, bỏ qua bước giải toán có lời văn. Tỷ lệ tóm tắt bài toán thấp, cách giải nghèo nàn, thậm chí là bế tắc khi giải bài tập và 1
  2. có trường hợp là tính toán sai. Nguyên nhân chính của kết quả trên là: Các em chưa nắm được đường lối cơ bản chung để giải một bài tập, học sinh chưa có ý thức rèn tính cẩn thận, kiên trì trong giải toán, tư duy logíc của các em còn chưa phát triển. Phương pháp giảng dạy của giáo viên một mặt còn chưa phù hợp với trình độ và tâm lý học sinh, còn máy móc, cứng nhắc chưa phát huy được óc sáng tạo của học sinh. Vậy những biện pháp khắc phục khó khăn giải những bài toán có lời văn cho học sinh lớp 1 trong giai đoạn hiện nay là vấn đề rất cần thiết. Khi chúng em chiếm lĩnh được tri thức khoa học, các em có một cách nhìn, cách nghĩ một vấn đề đầy đủ Từ đó nâng cao chất lượng dạy học toán ở tiểu học. Do những tồn tại và kết quả việc giải toán có lời văn ở lớp 1 và do yêu cầu của giáo dục tiểu học hiện nay, Tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu thuộc lĩnh vực toán : “ Một số biện pháp giúp học sinh khắc phục khó khăn khi thực hiện giải các bài toán có lời văn đối với học sinh lớp 1”. II.Thực trạng của vấn đề nghiên cứu 1. Thực trạng Trong thực tế dạy học ở trường tiểu học Xuân Lâm hiện nay việc dạy môn toán còn gặp rất nhiều khó khăn, đòi hỏi người giáo viên phải có một trình độ kiến thức và khả năng sư phạm nhất định để tổ chức hoạt động học tập của học sinh, giáo viên là người cầm lái giúp các em chiếm lĩnh được tri thức khoa học. Đối với học sinh Tiểu học và nhất là học sinh lớp 1 kiến thức về tự nhiên xã hội còn nghèo nàn, trí nhớ của các em chưa bền vững chỉ dừng lại ở phát triển tư duy cụ thể, tư duy trừu tượng kém phát triển, nên khi gặp các bài toán có lời văn dù đơn giản hay phức tạp thì các em đều thể hiện sự ngại khó. Từ những khó khăn đó dẫn đến kết quả học tập của các em chưa cao. 2
  3. Dạy giảng toán có lời văn là sự vận dụng tổng hợp điểm cao các tri thức, kỹ năng toán học, từ các dạng khác nhau của bài toán, các phép tính cộng, trừ khi sử dụng tính toán từ chỗ đơn giản là hình vẽ cho đến lời văn thì giáo viên phải hướng dẫn cho các em làm quen và dần hình thành kỹ năng giải toán cho các em. Việc giải toán có lời văn luôn luôn được gắn vào các gìơ học về số và phép tính. Đối với học sinh lớp 1 việc giải toán có lời văn chỉ dừng lại ở dạng toán đơn ( chỉ có 1 phép tính). Nhưng đối với học sinh lớp 1 thì đây là một vấn đề không đơn giản nhất là học sinh ở địa bàn trường tôi, các em chỉ được học ở trên lớp còn về nhà sự quan tâm của gia đình rất ít cho nên các em học rồi lại quên ngay. Chính vì vậy mà giáo viên phải vận dụng những phương pháp dạy tốt nhất để làm sao cho các em nắm chắc được kiến thức ngay trên lớp. 2. Kết quả của thực trạng nghiên cứu. Trước tình hình như vậy tôi tiến hành khảo sát Kết quả khảo sát như sau: Sĩ số học sinh: 30 em Lớp Giỏi Khá Trung bình Yếu Sl % Sl % Sl % Sl % 1B 2 6.6 5 16.5 13 43.9 10 33 Qua kết quả khảo sát cho thấy chất lượng của học sinh rất thấp, hơn nữa việc dạy giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1 lại càng khó khăn đòi hỏi người giáo viên phải biết vận dụng các biện pháp dạy học linh hoạt. chính vì vậy tôi đã tiến hành các biện pháp sau: 3
  4. B. giải quyết vấn đề I. Các giải pháp Trong chương trình toán lớp 1 hiện nay có hai dạng toán giải toán có lời văn đó là dạng: tìm tổng khi biết hai số hạng và dạng: Tìm hiệu khi biết số bị trừ và số trừ. Thực tế đây chính là hai dạng toán thuộc toán đơn giản nhất của kiểu bài: Giải toán có lời văn nhưng đối với học sinh lớp 1 thì cũng không phải là đơn giản vì các em mới được làm quen với dạng toán này, cách đặt lời giải làm sao cho thích hợp với phép tính, chính vì vậy giáo viên khi dạy cần khắc sâu cho học sinh biết mối quan hệ giữa các thành phần trong đề toán, từ đó các em tìm ra thành phần chưa biết dựa trên thành phần đã biết, như thế là đã giúp học sinh trả lời được câu hỏi của đề toán. Trong thực tiễn học sinh khi học giải toán có lời văn các em còn rất lúng túng trong việc ghi tóm tắt đề toán, cách trình bày bài giải và nhất là tìm lời giải thích hợp với mỗi đề toán, chỉ có 10 – 15% học sinh có thể tự ghi toma tắt và tìm được câu trả lời thích hợp, còn đa số các em không tóm tắt được mà dập khuôn từ một dạng nào đó áp dụng vào giải các bài tập nên kết quả chưa cao Chính vì vậy giáo viên cần hướng dẫn cho các em biết cách tóm tắt cho từnh bài cụ thể, trước hết phải đọc kỹ đề toán và hướng dẫn các em xác định được đâu là cái đã cho và đâu là cái phải tìm, cách tóm tắt có thể là tóm tắt bằng lời hoặc tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng, biết phân tích tổng hợp, biết tìm ra phép tính thích hợp từ tóm tắt trên. Học sinh phải thuộc bảng cộng trừ trong phạm vi 100 để các em thuận tiện khi tính. Nắm được các bước giải cụ thể cho từng bài II Các biện pháp cụ thể. 1/ Các bước tiến hành khi dạy giải toán có lời văn đối với học sinh lớp 1. 4
  5. Khi dạy giải toán có lời văn giáo viên phải cho học sinh thực hiện qua 4 bước cơ bản sau: 1/ Đọc – Tìm hiểu đề bài. 2/ Tóm tắt bài toán. 3/ Phân tích các đại lượng có liên quan. 4/ Thực hiện lời giải Bước 1: Yêu cầu học sinh đọc kỹ bài toán, tìm hiểu để biết được cái đã biết và cái phải tìm, đây là điều quan trọng không thể bỏ qua được, giáo viên cần nhắc nhở các em tránh tình trạng đọc đề xong là làm luôn như vậy không thể không tránh khỏi sự bế tắc khi giải các bài toán hoặc làm lạc đề toán. Để giúp học sinh hiểu rõ đề hoặc tránh việc học sinh bỏ qua việc tìm hiểu đề giáo viên có thể đưa ra các câu hỏi giúp học sinh hiểu đề hơn. Ví dụ:Bài toán cho biết những gì? Hay bài toán bắt ta tìm gì? Cũng có thể bắt học sinh nhắc lại đề toán mà không cần nhìn sách. Nếu các em nói lại được thì có nghĩa các em cũng đã hiểu. Bước 2: Tóm tắt bài toán: Đây là bước quan trọng, nó là kết quả ban đầu của bước 1, lúc này bài toán được tóm gọn lại, chủ yếu bằng lược đồ đơn giản nhò đó mà mối quan hệ giữa các số đã cho và số phải tìm dễ hiểu hơn. Học sinh cần phải tóm tắt được bài toán, biết phân tích tổng hợp, xác định được yêu cầu của bài ra, tìm ra cách giải thích hợp. ở chương trình lớp 1 giáo viên dạy cho các em các cách tóm tắt như sau: a. Tóm tắt bằng chữ: Ví dụ:Mai gấp được 6 cái thuyền, Hà gấp được 3 cái thuyền. Hỏi cả hai bạn gấp được mấy cái thuyền? Tóm tắt: Mai gấp: 6 cái thuyền 5
  6. Hà gấp: 3 cái thuyền Có tất cả cái thuyền b.Tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng Ví dụ: 6 cái thuyền 3 cái thuyền ? cái thuyền c.Tóm tắt bằng chữ và dấu; Ví dụ: Lan có 10 điểm 9 và 8 điểm 10. Hỏi lan có tất cả bao nhiêu điểm 9,10? Tóm tắt: Có: 10 điểm 9 điểm 9,10 Có: 8 điểm 10 Như vậy có thể hướng dẫn học sinh nhiều cách tóm tắt bài toán, nhưng đối với học sinh lớp 1 thì tóm tắt bằng chữ là chủ yếu nhất và thông dụng nhất, cách tóm tắt giúp học sịnh dễ hiểu nhất và khi học sinh đã tóm tắt được bài toán các em dễ dàng tìm ra cách giải. Bước 3: Phân tích đề bài toán: Đây là bước quan trọng trong quá trình giải toán tập trung cao độ tư duy của học sinh. Để lập được các mối quan hệ giữa các đại lượng, bước này người thầy phải giúp học sinh để các em biết suy luận. Muốn biết được yêu cầu của đề bài thì ta phải làm như thế nào? Để thực hiện được điều đó giáo viên cần phải tổ chức cho học sinh đọc kỹ đề toán hiểu rõ các từ khoá quan trọng như: “ Thêm, và, tất cả ” hoặc : “bớt, bay đi, ăn mất, còn lại ” 6
  7. Trong thời kỳ đầu khi ccác em mới làm quen giáo viên nên cho học sinh tóm bằng cách đàm thoại: Bài toán cho ta biết gì? Hỏi gì? và dựa vào câu hỏi học sinh viết tóm tắt sau đó học sinh dựa vào tóm tắt để nêu lại đề toán, đây là cách tốt nhất để học sinh ngầm phân tích đề toán: Ví dụ: Nhà An có 5 con gà, mẹ mua thêm 4 con gà. Hỏi nhà An có tất cả mấy con gà? Giáo viên có thể phân tích như sau: Bài toán cho biết gì? ( Nhá An có 5 con gà) Còn cho biết gì nữa? ( mẹ mua thêm 4 con gà) Bài toán hỏi gì? ( Nhà An có tất cả mấy con gà) Vậy muốn biết nhà An có tất cả mấy con gà ta làm như thế nào? Học sinh nêu cách tính và phép tính Trong bước phân tích bài toán giáo viên cần hướng dân học sinh qua các câu hỏi cụ thể để đi đến yêucầu cần được giải quyết tránh tình trạng lan man, thiếu trọng tâm và hướng đilệch vấn đề. Bước 4: Trình bày bài giải. Đây là bước cụ thể hoá của quá trình tư duy trên nó được thể hiện rõ nét kỹ năng, kỹ xảo giải bài tập của học sinh. Học sinh dựa vào sơ đồ phân tích trên để viết bài giải, nó được chuyển dịch tư duy ngược lại khi phân tích. Nhìn vào bảng tóm tắt phân tích ví dụ trên để trình bày bài giải như sau: Bài giải Nhà An có tất cả số gà là: 5 + 4 = 9 ( con gà) Đáp số: 9 con gà. Khi giải bài toán có lời văn thông thường các em chỉ cần viết bước 4 cón lại các bước khác các em suy nghĩ và làm miệng, nhưng cũng cần phải 7