SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ mầm non theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ mầm non theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_giao_vien_xay_dung_moi_truong.doc
Nội dung text: SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ mầm non theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm
- I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài. Mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt, chúng khác nhau về thể chất, tình cảm, xã hội, trí tuệ, hoàn cảnh gia đình, văn hóa và tâm lý. Do đó, mỗi trẻ em có hứng thú, cách học và tốc độ học tập khác nhau và chúng đều có thể thành công. Trẻ học bằng chơi tốt nhất khi có người lớn hỗ trợ và chúng cần một môi trường để được hoạt động trải nghiệm. Vì vậy có thể nói việc xây dựng môi trường giáo dục trong trường mầm non là thực sự cần thiết và quan trọng. Nó được ví như người giáo viên thứ hai trong công tác tổ chức, hướng dẫn cho trẻ nhằm thỏa mãn nhu cầu vui chơi và hoạt động của trẻ, thông qua đó nhân cách của trẻ được hình thành và phát triển toàn diện. Môi trường giáo dục trong trường mầm non là tổ hợp những điều kiện tự nhiên – xã hội cần thiết, trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non. Hiệu quả của những hoạt động này nhằm góp phần thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ. Môi trường giáo dục mầm non bao gồm môi trường vật chất và môi trường xã hội. Môi trường vật chất trong trường mầm non bao gồm các trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, không gian phục vụ cho việc tổ chức các hoạt động sinh hoạt hằng ngày của trẻ. Môi trường vật chất tạo cho trẻ những cơ hội tốt để trẻ thỏa mãn nhu cầu hoạt động và phát triển toàn diện về mặt thể chất, trí tuệ thẩm mĩ, đạo đức, xã hội. Môi trường xã hội được hiểu là toàn bộ những điều kiện xã hội như chính trị, văn hóa, các mối quan hệ giúp trẻ hình thành nhân cách của mình. Môi trường xã hội đặc biệt được nhấn mạnh ở đây là môi trường giao tiếp trong trường mầm non, bao gồm sự giao tiếp giữa cô và trẻ, giữa trẻ với trẻ và giữa trẻ với những người xung quanh. Môi trường này vừa mang tính chất sư phạm vừa mang tính chất gia đình. Năm học 2017 – 2018 phòng Giáo dục và Đào tạo Quận tiếp tục chỉ đạo các trường mầm non trong toàn Quận: “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm; tăng cường cho trẻ tiếp xúc với thiên nhiên, tổ chức các hoạt động thực hành trải nghiệm cung cấp kỹ năng cho trẻ”. Ngay từ đầu năm học Phòng Giáo dục đã hướng dẫn các nhà trường và xây dựng kế hoạch tổ chức Hội thi “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”; tổ chức tham quan các trường điểm của Thành phố; tổ chức các buổi tập huấn, các tiết kiến tập nhằm bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên các nhà trường để thực hiện tốt nội dung này. Nhà trường chúng tôi đã bám sát sự chỉ đạo của Phòng Giáo dục, tích 1 / 32
- cực tham quan, học hỏi, nghiên cứu tài liệu, tranh ảnh sách báo của ngành có liên quan đến xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ. Từ cơ sở lý luận và thực tiễn, từ những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ, là một Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn của nhà trường, tôi đã suy nghĩ, nghiên cứu tài liệu, tham mưu cho Đ/c Hiệu trưởng, bàn bạc trong Ban giám hiệu, chỉ đạo sát sao và cùng với đội ngũ giáo viên của trường mình thiết kế, xây dựng môi trường học tập cho trẻ và đã thu được kết quả đáng khích lệ. Tôi mạnh dạn chia sẻ với các bạn đồng nghiệp qua bản SKKN với đề tài: “Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ mầm non theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm”. 2. Mục đích nghiên cứu. Giúp đội ngũ giáo viên trong nhà trường thiết kế và xây dựng môi trường học tập cho trẻ theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm 3. Đối tượng nghiên cứu. Nghiên cứu các biện pháp nhằm thiết kế, xây dựng môi trường học tập cho trẻ mầm non theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm. 4. Phương pháp nghiên cứu. a)Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận - Phương pháp phân tích - tổng hợp tài liệu; b) Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp quan sát thực trạng; - Phương pháp đàm thoại, trao đổi kinh nghiệm; - Phương pháp thực hành; c) Phương pháp thống kê toán học 5. Phạm vi và thời gian nghiên cứu. - Phạm vi áp dụng đối với giáo viên đang giảng dạy trong trường mầm non. - Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9 năm 2017 đến tháng 3 năm 2018 2 / 32
- II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận. Một môi trường sạch sẽ, an toàn, có sự bố trí khu vực chơi và học trong lớp và ngoài trời phù hợp, thuận tiện có ý nghĩa to lớn không chỉ đối với sự phát triển thể chất của trẻ mà còn thỏa mãn nhu cầu nhận thức, mở rộng hiểu biết của trẻ, kích thích trẻ hoạt động tích cực, sáng tạo. Môi trường giao tiếp cởi mở, thân thiện giữa cô với trẻ, giữa trẻ với trẻ và giữa trẻ với môi trường xung quanh sẽ tạo cơ hội cho trẻ được chia sẻ, giãi bày tâm sự, nguyện vọng, mong ước của trẻ với cô, với bạn bè, nhờ vậy mà cô hiểu trẻ hơn, trẻ hiểu nhau hơn, hoạt động phối hợp nhịp nhàng nên hiệu quả hoạt động cũng cao hơn, trẻ yêu trường, yêu lớp, yêu cô giáo và bạn bè hơn. Đối với nhà giáo dục việc xây dựng môi trường giáo dục phù hợp sẽ là phương tiện, là điều kiện để họ giúp trẻ phát triển phù hợp với từng trẻ và từng lứa tuổi. Đối với phụ huynh học sinh và xã hội, quá trình xây dựng môi trường giáo dục sẽ thu hút được sự tham gia của các phụ huynh và sự đóng góp của cộng đồng xã hội để thỏa mãn sự mong đợi của họ đối với sự phát triển của trẻ trong từng giai đoạn và trong từng thời kỳ. 2. Cơ sở thực tiễn Trên thực tế hiện nay, cuộc sống hiện đại nơi đô thị với đa số là nhà cao tầng, không gian chật hẹp, trẻ ít được tiếp xúc với môi trường tự nhiên, diện tích đất để xây dựng trường mầm non chưa đủ rộng để đáp ứng được hết các nhu cầu của trẻ cũng như của phụ hynh học sinh nói chung, cha mẹ tấp nập lo công việc, ít có điều kiện quan tâm hướng dẫn trẻ tham gia các hoạt động trải nghiệm một cách bài bản và hiệu quả. Việc xây dựng môi trường học tập và hướng dẫn trẻ thực hành các hoạt động trải nghiệm một cách có hiệu quả nhất hoàn toàn trông cậy vào các cô giáo ở trường mầm non. Trường mầm non chúng tôi là một trường công lập, nhà trường thành lập đã được trên 30 năm, hiện nay nhà trường có 02 cơ sở, đóng trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Được sự quan tâm của UBND Quận, nhà trường đã được đầu tư đầy đủ các trang thiết bị hiện đại phục vụ cho sinh hoạt của trẻ ở trường. Thiết kế phòng nhóm, khu vệ sinh và các thiết bị đồ dùng có kích thước phù hợp với trẻ. Nhà trường đã được công nhận trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1; đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục mức độ 3. Hiện nay nhà trường có tổng số học sinh là 750 cháu chia làm 18 lớp, tổng số CBGVNV là 74 người. 3 / 32
- - Ban Giám hiệu: 03 người - Giáo viên: 49 người. - Nhân viên: 22 người. TT Khối Số lớp Số học sinh Giáo viên 1 Nhà trẻ 02 86 6 2 Mẫu giáo Bé 05 181 13 3 Mẫu giáo Nhỡ 05 188 13 4 Mẫu giáo Lớn 06 295 17 Tổng cộng 18 750 49 Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ “thiết kế xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” tôi nhận thấy có một số khó khăn và thuận lợi như sau: 2.1 Thuận lợi: - Nhà trường nhận được sự chỉ đạo sát sao và cụ thể của phòng Giáo dục và Đào tạo về thực hiện “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm; tăng cường cho trẻ tiếp xúc với thiên nhiên, tổ chức các hoạt động thực hành trải nghiệm cung cấp kỹ năng cho trẻ”. Phòng Giáo dục đã tổ chức cho các nhà trường tham quan trường điểm, tập huấn, kiến tập và cung cấp các tài liệu tạo điều kiện cho giáo viên thực hiện chuyên đề một cách thuận lợi. - Cả 2 điểm trường đều được UBND Quận đầu tư xây mới và cải tạo cơ sở vật chất, tạo môi trường an toàn thân thiện, xanh, sạch, đẹp. Thiết kế phòng nhóm, khu vệ sinh và các thiết bị đồ dùng có kích thước phù hợp với trẻ. - BGH nhà trường luôn chú trọng đầu tư cải tạo môi trường, thu hút sự quan tâm của các bậc cha mẹ trẻ. Cử CBGV tham gia đầy đủ các buổi tham quan, tập huấn, kiến tập, luôn quan tâm đến việc bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên về thiết kế và xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. - Đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng, có trình độ nhận thức tốt, có khả năng trong việc tiếp nhận cái mới và khéo léo trong trang trí xây dựng môi trường. 4 / 32
- 2.2 Khó khăn: - Nhà trường tuy đã được xây mới và cải tạo phòng nhóm nhưng khuôn viên chật hẹp, diện tích sân vườn nhỏ, điều kiện cho trẻ tiếp xúc với thiên nhiên còn hạn chế. - Qui hoạch sân trường khu vực từ cổng vào chưa tận dụng tối đa diện tích cho trẻ hoạt động, một số đồ chơi ngoài trời đã cũ, cồng kềnh, hiệu quả sử dụng thấp. Khu vui chơi của trẻ chưa có nhiều các hoạt động trải nghiệm. - Hệ thống biểu bảng đủ nhưng chưa đồng bộ, hệ thống biển chỉ dẫn chưa khoa học, biển lớp chưa có độ tuổi của trẻ. - Một số giáo viên trẻ chưa nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng và chưa nắm vững nguyên tắc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, xây dựng môi trường lớp học còn nhiều màu sắc, chưa có sự thống nhất chung trong tổng thể. 3. Các biện pháp chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ mầm non theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm. Là một cán bộ quản lý, bản thân tôi nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong việc thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ giáo dục trẻ. Đối chiếu với thực tiễn của nhà trường, đứng trước những thuận lợi, khó khăn, tôi đã nghiên cứu, sắp xếp lại, tham mưu với đồng chí Hiệu trưởng nhà trường, thống nhất trong BGH, đề ra một số biện pháp chỉ đạo giáo viên của trường mình, thiết kế xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm một cách hiệu quả, phù hợp nhất, tôi đã thực hiện các biện pháp để giải quyết vấn đề như sau: - Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên, nâng cao kiến thức và kỹ năng thiết kế xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm - Chỉ đạo giáo viên thiết kế xây dựng môi trường giáo dục ngoài trời - Chỉ đạo giáo viên thiết kế xây dựng môi trường giáo dục trong lớp - Xây dựng môi trường xã hội thân thiện- Sử dụng hiệu quả môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. 3.1 Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên, nâng cao kiến thức và kỹ năng thiết kế xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên là việc làm thường niên trong mỗi năm học của các nhà trường, tuy nhiên nếu không có kế hoạch hoặc nội dung 5 / 32