SKKN Hướng dẫn học sinh Lớp 4 học Tiếng Việt theo mô hình trường học mới VNEN

doc 41 trang sangkien 01/09/2022 11440
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Hướng dẫn học sinh Lớp 4 học Tiếng Việt theo mô hình trường học mới VNEN", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_huong_dan_hoc_sinh_lop_4_hoc_tieng_viet_theo_mo_hinh_tr.doc

Nội dung text: SKKN Hướng dẫn học sinh Lớp 4 học Tiếng Việt theo mô hình trường học mới VNEN

  1. Một số biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 4 học Tiếng Việt theo mô hình trường học mới (VNEN) I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Để đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội trong thời kỳ hội nhập, con người cần được phát triển một cách toàn diện. Chính vì điều đó mà giáo dục không ngừng được cải cách, đổi mới. Trong những năm gần đây, nền giáo dục nước ta đang có những bước đổi mới đáng quan tâm, đặc biệt là đối với bậc tiểu học, có nhiều phương pháp, mô hình mới được áp dụng để đổi mới phương pháp, hình thức dạy học nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng phát triển năng lực người học như phương pháp Bàn tay nặn bột, Chương trình công nghệ Tiếng Việt lớp 1, mô hình trường học mới VNEN, dạy học Mỹ thuật theo phương pháp Đan Mạch Bước đột phá này là một bước tiến vô cùng quan trọng để gặt hái được những thành quả trong giáo dục đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay. Mô hình VNEN kế thừa những mặt tích cực của mô hình dạy học truyền thống, kết hợp với đổi mới về mục tiêu đào tạo, đảm bảo cho học sinh được rèn luyện một cách toàn diện, không chỉ học kiến thức mà cả kỹ năng sống, năng lực tự quản và đặc biệt là học sinh được hình thành kỹ năng tự học để học tập suốt đời. Điểm nổi bật của mô hình này là sự đổi mới quá trình sư phạm với việc học sinh tự tìm hiểu, tiếp cận kiến thức trong mỗi giờ học tại lớp. Sự học của học sinh theo chương trình VNEN đi từ tri thức, kỹ năng đã biết, kinh nghiệm bản thân đến trí thức mới rồi thực hành. Qua đó, chúng ta thấy vai trò chủ thể của học sinh được phát huy cao độ, các em không còn thụ động nghe giáo viên giảng bài nữa. Đó là xu thế tất yếu của dạy học, là hình thức dạy học đặt học sinh vào môi trường học tập tích cực, chủ động trong đó học sinh được tổ chức thành nhóm. Sự hợp tác giữa các thành viên trong nhóm giúp các em rèn luyện và phát triển kĩ năng làm việc, kĩ năng giao tiếp, tạo điều kiện cho các em cởi mở, thân thiện, 1
  2. Một số biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 4 học Tiếng Việt theo mô hình trường học mới (VNEN) học hỏi lẫn nhau, phát huy vai trò trách nhiệm, tính tích cực xã hội trên cơ sở làm việc cùng hợp tác. Qua hoạt động nhóm, các em có thể cùng giải quyết những công việc mà một mình không thể tự làm được trong một thời gian nhất định. Đối với lứa tuổi học sinh Tiểu học, việc rèn cho các em các kỹ năng hợp tác nhóm là hết sức quan trọng, tạo điều kiện để các em có nhiều cơ hội giao lưu, giúp đỡ lẫn nhau, học hỏi lẫn nhau góp phần vào việc hoàn thiện nhân cách. Thực tế cho thấy môn Tiếng Việt là một trong những môn học có tầm quan trọng trong các môn học ở Tiểu học (được xem là môn học công cụ). Bởi lẽ Tiếng Việt không những dạy cho các em biết kiến thức về ngôn ngữ trong giao tiếp mà còn giúp các em giữ gìn tiếng mẹ đẻ, Tiếng Việt có nhiệm vụ làm giàu vốn từ cho học sinh và trang bị cho các em một số kiến thức về từ, câu, cách sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp. Để học sinh nắm vững và có nhiều cơ hội thực hành giao tiếp về Tiếng Việt cần có sự đổi mới nhất là mặt tổ chức lớp học, phương pháp dạy học và mô hình VNEN là một cơ hội để chúng ta biến lý luận thành thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục. Trong năm học 2014 - 2015 vừa qua, trường tôi là một trong những trường thực hiện mô hình trường tiểu học mới VNEN, là một trường ở vùng chiêm trũng còn gặp nhiều khó khăn về điều kiện vật chất, con người nhưng chúng tôi đã tạo được sự chuyển biến lớn ở học sinh về chất lượng toàn diện. Chúng tôi xác định rằng phương pháp dạy học này coi quá trình tự học của học sinh là trung tâm hoạt động giáo dục, giáo viên là người hướng dẫn, đồng hành cùng học sinh, giúp học sinh tự tìm hiểu và lĩnh hội kiến thức. Nó có sự thay đổi từ nội dung sách giáo khoa đến hình thức tổ chức và không gian lớp học. Đặc biệt là ở các môn Toán, Tiếng Việt, Tự nhiên và Xã hội. Trong các môn hc đó tôi phân vân nhiều đến môn Tiếng Việt bởi vì học tốt môn học này sẽ giúp học sinh có rèn được các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, 2
  3. Một số biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 4 học Tiếng Việt theo mô hình trường học mới (VNEN) trình bày, chia sẻ, nêu ý kiến, tư duy tốt thì mới áp dụng được vào các môn học khác. Vậy giáo viên phải tổ chức dạy học Tiếng Việt như thế nào để đáp ứng được yêu cầu đó? Qua thực tế dạy học ở trường tôi nói riêng và một số trường Tiểu học dạy mô hình VNEN nói chung tôi thấy vẫn còn giáo viên chưa thực sự nắm bắt tốt phương pháp dạy học Tiếng Việt theo mô hình này, còn mang nặng phương pháp dạy học truyền thống, vẫn còn lúng túng trong quá trình thực hiện tổ chức dạy học. Bên cạnh đó việc học tập theo nhóm của học sinh có lúc, có khi vẫn còn hình thức. Năm học 2015 - 2016 này, tôi được phân công giảng dạy lớp 4 (lớp học theo mô hình VNEN). Trong quá trình thực hiện, bản thân tôi không khỏi lo lắng: Nội dung kiến thức lớp 4 có thể nói là khá nhiều, liệu phương pháp dạy - học mới này có hiệu quả hơn cách dạy và học truyền thống hay không? Liệu tôi có hoàn thành tốt mục tiêu sau mỗi tiết dạy học, môn học? Từ thực tế dạy học, tôi luôn suy nghĩ làm thế nào để học sinh học theo phương pháp dạy học VNEN có hiệu quả? Làm thế nào để chất lượng học môn Tiếng Việt nói riêng và các môn học khác nói chung ở lớp tôi được đảm bảo? Đó là điều tôi luôn trăn trở, băn khoăn. Từ đó tôi đã tập trung nghiên cứu và áp dụng một số giải pháp để hướng dẫn học sinh học Tiếng Việt nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt theo mô hình trường học mới VNEN, xin được giới thiệu cùng đồng nghiệp. 2. Mục tiêu của việc nghiên cứu - Giúp học sinh biết cách tự học môn Tiếng Việt, có kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả, từ đó hình thành kĩ năng tự học để học tốt môn Tiếng Việt và các môn học khác. 3
  4. Một số biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 4 học Tiếng Việt theo mô hình trường học mới (VNEN) - Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, góp phần vào sự thành công trong việc thực hiện mô hình trường học mới ở tiểu học. 3. Đối tượng nghiên cứu - Học sinh lớp 4 trường tôi đang tham gia giảng dạy và công tác. - Chương trình, nội dung, tài liệu hướng dẫn học mô hình trường học mới VNEN. 4. Phạm vi, nhiệm vụ nghiên cứu Trong khuôn khổ sáng kiến kinh nghiệm này tôi tập trung nghiên cứu những nội dung để “Hướng dẫn học sinh lớp 4 học Tiếng Việt theo mô hình trường học mới VNEN” 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp quan sát. - Phương pháp điều tra, thực nghiệm, so sánh kết quả. - Phương pháp thống kê, mô tả. 6. Giả thuyết khoa học Nội dung sáng kiến đã được bản thân tôi áp dụng tại lớp học của mình từ việc nghiên cứu tài liệu và đúc rút kinh nghiệm trong thực hiện giảng dạy theo mô hình VNEN và đã gặt hái được thành công trong việc nâng cao chất lượng học môn Tiếng Việt. Bản thân tôi nghĩ nếu áp dụng các giải pháp của nội dung đề tài vào giảng dạy sẽ nâng cao được chất lượng dạy học góp phần thực hiện thành công mô hình trường học mới VNEN. Tuy nhiên tùy vào tình hình thực tế của mỗi lớp học, mỗi trường và bản thân mỗi giáo viên thì các giải pháp của bản thân tôi chỉ mang tính tương đối, phù hợp với 4
  5. Một số biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 4 học Tiếng Việt theo mô hình trường học mới (VNEN) tình hình lớp tôi chủ nhiệm. Chính vì vậy tôi đề nghị các đồng nghiệp nghiên cứu, thảo luận và chia sẻ thêm để cùng góp phần nâng cao chất lượng dạy học của mô hình trường học mới VNEN. 7. Dự báo những đóng góp mới của đề tài Đề tài đề cập đến các biện pháp nâng cao chất lượng dạy học đối với từng phân môn trong môn Tiếng Việt; Đề tài giới thiệu về phương án điều chỉnh tài liệu hướng dẫn học môn Tiếng Việt. Góp phần cải tiến phương pháp dạy học, trang bị thêm cho giáo viên vốn kiến thức, kỹ năng về thực hiện dạy học theo mô hình VNEN nhằm thực hiện mô hình có chất lượng, hiệu quả tốt. 8. Thời gian nghiên cứu - Tõ th¸ng 8/2015 ®Õn th¸ng 12 n¨m 2015 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở khoa học 1.1. Cơ sở lí luận Văn kiện Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ XI định hướng phát triển giáo dục và đào tạo trong giai đoạn tới là: Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo. Thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo. Đổi mới chương trình nội dung, phương pháp dạy và học, phương pháp thi kiểm tra theo hướng hiện đại; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt là coi trọng giáo dục lí tưởng, giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, đạo đức lối sống, năng lực sáng tạo, kĩ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội. Xây dựng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng. Đề cao trách nhiệm của gia đình và xã hội phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong giáo dục thế hệ trẻ 5
  6. Một số biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 4 học Tiếng Việt theo mô hình trường học mới (VNEN) Thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Hội nghị Trung ương Đảng khoá XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo, một trong những nhiệm vụ, giải pháp đó là tập trung đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của Giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học; Đổi mới căn bản hình thức thi và kiểm tra và đánh giá. Thực hiện Mô hình trường học mới VNEN đã góp phần vào việc đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, tập trung phát triển các năng lực của người học. Tuy nhiên do đây đang là mô hình mới nên người giáo viên trực tiếp giảng dạy mặc dù đã được tham dự các đợt tập huấn nhưng vẫn có những lúng túng nhất định và học sinh tuy bước đầu tuy đã hình thành được cách học theo mô hình VNEN nhưng nếu giáo viên không biết hướng dẫn học sinh học tập thì hiệu quả không cao. Mặt khác Tài liệu hướng dẫn học đang là tài liệu thử nghiệm nên vẫn còn những chỗ chưa phù hợp. Chính vì thế Bộ Giáo dục đã có định hướng và tổ chức tập huấn, hướng dẫn các nhà trường và giáo viên thực hiện điều chỉnh Tài liệu hướng dẫn học giúp học sinh học tập theo mô hình VNEN đạt kết quả cao. 2. Cơ sở thực tiễn Mặc dù đã được giáo viên rèn các kỹ năng học tập theo nhóm nhưng khi trực tiếp thực hiện các hoạt động tìm hiểu, chiếm lĩnh kiến thức của từng bài học ở các tiết học môn Tiếng Việt học sinh vẫn gặp khó khăn, lúng túng, dẫn đến việc chậm tiến độ, chưa kể đến việc một số nhóm làm qua loa để báo cáo nhanh và như thế là chất lượng học tập của học sinh không đạt yêu cầu đề ra. Bên cạnh đó tài liệu hướng dẫn học có một số chỗ chưa phù hợp nên phần nào cúng gây khó khăn cho học sinh trong việc tiến hành tự học dẫn đến việc các em 6