SKKN Các biện pháp quản lý của Hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở trường THCS của huyện Lang Chánh - Tỉnh Thanh Hoá

doc 40 trang sangkien 9300
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Các biện pháp quản lý của Hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở trường THCS của huyện Lang Chánh - Tỉnh Thanh Hoá", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_cac_bien_phap_quan_ly_cua_hieu_truong_nham_nang_cao_cha.doc

Nội dung text: SKKN Các biện pháp quản lý của Hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở trường THCS của huyện Lang Chánh - Tỉnh Thanh Hoá

  1. Phần mở đầu Những vấn đề chung I. Lý do chọn đề tài: Quy luật của phát triển xã hội là giáo dục và đào tạo luôn đáp ứng các yêu cầu của sự phát triển kinh tế, xã hội. Trong thời kỳ nước ta chuyển từ nền kinh tế quan liêu bao cấp sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, mở cửa vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. GD-ĐT đã thực sự đổi mới và mang lại nhiều thành tựu trên các mặt xây dựng hệ thống cơ chế vận hành. Nghị quyết hội nghị lần thứ 2 ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII (Tháng 12/1996) đã định hướng chiến lược phát triển GD- ĐT trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nghị quyết đề ra 4 giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, trong đó đổi mới công tác quản lý giáo dục là một giải pháp quản lý quan trọng. Đảng đã khẳng định “Cùng với khoa học công nghiệp, GD-ĐT là quốc sách hàng đầu, nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”. Vì vậy ngành giáo dục cần tập trung sức lực nhằm tìm ra những biện pháp nâng cao chất lượng dạy học, trang bị đầy đủ kiến thức cần thiết đi đôi với việc tạo ra năng lực sáng tạo tiếp thu của học sinh. Trên cơ sở Nghị quyết Trung ương đảng lần này đảng ta đã khẳng định nguồn nhân lực người. GD-ĐT phải có trách nhiệm đào tạo, bồi dưỡng nguồn lực có đủ trình độ đáp ứng được sự phát triển của thế giới hiện nay. Trường THCS là một bộ phận trong hệ thống GD-ĐT là nơi trực tiếp vận dụng triển khai các nội dung, chủ trương đường lối, nghị quyết giá dục của Đảng. Việc đổi mới công tác quản lý nhà trường là một đòi hỏi, trong đó hiệu trưởng là hạt nhân ứng dụng khoa học quản lý để thực hiện mục tiêu quản lý nhà trường. Trường THCS phải củng cố, phát triển những nội dung đã học ở tiểu học bảo đảm cho học sinh có những hiểu biết cơ bản về Tiếng Việt, Toán, Lịch sử dân tộc, kiến thức khác về khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, pháp luật, tin học, ngoại ngữ, có những hiểu -1-
  2. biết tối thiểu về kỹ thuật và hướng nghiệp. Do đó vai trò quản lý của hiệu trưởng ở các trường THCS là cực kỳ quan trọng. Người hiệu trưởng phải có tinh thần trách nhiệm, phải quan tâm tới các biện pháp quản lý mà chủ yếu là quản lý hoạt động dạy học trong trường THCS, có như vậy mới nâng cao được chất lượng đào tạo. Hoạt động chủ yếu trong nhà trường THCS là hoạt động dạy học và một số hoạt động ngoài giờ nhưng hoạt động dạy và học là cơ bản, là trọng tâm của nhà trường. Do đó quản lý hoạt động dạy là nhiệm vụ hàng đầu, là trọng tâm trong quá trình quản lý của hiệu trưởng trường THCS. Thực tế thời gian qua cho thấy: Phong trào giáo dục của huyện Lang Chánh Tỉnh Thanh Hoá đã có nhiều bước tiến đáng kể, chất lượng dạy và học ở các trường THCS đã được nâng lên một bước song so với yêu cầu của sự phát triển của kinh tế - xã hội vẫn còn nhiều điều bất cập. Do đó việc nâng cao chất lượng đào tạo là đòi hỏi cấp bách. Muốn nâng cao chất lượng đào tạo THCS trước hết phải nâng cao chất lượng dạy của thầy. Mà chất lượng dạy của thầy phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó quan trọng nhất là việc quản lý của hiệu trưởng. Chính vì vậy chúng tôi chọn đề tài: “Các biện pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở trường THCS của huyện Lang Chánh - Tỉnh Thanh Hoá” II. Mục đích nghiên cứu: Mục đích của luận văn này là dựa trên cơ sở nghiên cứu về mặt lý luận và thực tiễn, đưa ra một cố biện pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên trong các trường THCS ở Lang Chánh - Tỉnh Thanh Hoá. III. Khách thể và đối tượng nghiên cứu: 1. Khách thể nghiên cứu: Quá trình quản lý của hiệu trưởng trường THCS đối với hoạt động dạy học của giáo viên. 2. Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng hoạt động dạy học ở trường THCS hiện nay. -2-
  3. 3. Địa bàn nghiên cứu: Một số trường THCS tại địa bàn huyện Lang Chánh - Tỉnh Thanh Hoá. IV. Giới hạn phạm vi của đề tài: Trọng tâm của đề tài là tập trung nghiên cứu các biện pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng hoạt động dạy của thầy trong nhà trường THCS. Ngoài ra đề tài củng đề cập thêm một số điều kiện phục vụ trong quá trình giảng dạy ở nhà trường THCS (không đi sâu vào quá trình quản lý việc học của trò). Do hạn chế về nguồn lực và thời gian nên tôi chỉ chọn một số trường THCS ở huyện Lang Chánh - Tỉnh Thanh Hoá làm địa bàn nghiên cứu của đề tài. V. Giả thuyết khoa học: Hoạt động dạy của thầy ở trường THCS là một hoạt động cơ bản trong nhà trường THCS: Chất lượng dạy phụ thuộc rất nhiều vào việc quản lý của hiệu trưởng, nên các biện pháp quản lý của hiệu trưởng không phù hợp thì chất lượng dạy sẽ bị hạn chế. Do đó hiệu trưởng cần phải có các biện pháp quản lý phù hợp, hữu hiệu mới có thể nâng cao chất lượng dạy. Trên cơ sở phân tích lý luận và thực tiễn của các trường THCS có thể đề ra được một số biện pháp quản lý cụ thể phù hợp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động dạy học. VI. nhiệm vụ nghiên cứu: - Xác cơ sở lý luận về các biện pháp QL quá trình dạy học ở trường THCS. - Tìm hiểu thực trạng các biện pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng một số trường THCS ở huyện Lang Chánh - Tỉnh Thanh Hoá hiện nay. - Đề xuất hoàn thiện một số biện pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng hoạt động dạy học ở trường THCS. VII. Phương pháp nghiên cứu: 1. Phương pháp nghiên cứu lý luận: + Phương pháp học và phân tích tổng hợp tài liệu có liên quan đến đề tài. + Phương pháp tổng kết kinh nghiệm. 2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: + Phương pháp quan sát thu nhập thông tin qua việc quan sát các hoạt động quản lý của hiệu trưởng và hoạt động giảng dạy của đội ngũ giáo viên. -3-
  4. + Điều tra bằng phiếu hỏi đối với một số hiệu trưởng các trường THCS ở huyện Lang Chánh tỉnh Thanh Hóa. + Phương pháp toạ đàm, hỏi ý kiến các chuyên gia giỏi. + Phương pháp xử lý kết quả điều tra bằng toán thống kê. Phần nội dung Chương I Lý luận chung về quản lý và quản lý giáo dục I. Quản lý và quản lý giáo dục: 1. Quản lý là gì? Quản lý là một chức năng tất yếu của lao động xã hội, nó gắn với sự phân công và phối hợp. Xã hội ngày càng phát triển các loại hình lao động phong phú, phức tạp, thì hoạt động quản lý càng có vai trò quan trọng. Để trở thành một khoa học có những chức năng đặc biệt của nó. Đã có một số tác giả đưa ra các khái niệm khác nhau về quản lý. + Người Nga cho rằng: Quản lý là hệ thống xã hội, là khoa học, là nghệ thuật, tác động vào khái niệm quản lý được nhiều nhà nghiên cứu lý luận cũng như thực tiễn trong và ngoài nước đưa ra. Khi đưa ra các định nghĩa, các tác giả thường gắn liền với các loại hình quản lý cụ thể hoặc phụ thuộc nhiều vào lĩnh vực hoạt động hay nghiên cứu của mình. W.Taylơr, người đầu tiên nghiên cứu quá trình lao động trong từng bộ phận của nó nên ra hệ thống tổ chức lao động nhằm khai thác tối đa thời gian lao động, sử dụng hợp lý nhất các công cụ và phương tiên lao động nhằm tăng lao động đã nêu: “Quản lý là biết được chính xác điều bạn muốn người khác làm và sau đó hiểu được rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất” Kưznetsorr I.V định nghĩa “Quản lý là sự hoạt động có mục đích đến tập thể con người để tổ chức và phối hợp hoạt động của họ trong quá trình sản xuất”. Theo Mác “Quản lý là một chức năng tất yếu của lao động xã hội, nó gắn -4-
  5. chặt với sự phân công và phối hợp. Nhưng khi nói đến sự phân công và phối hợp thì sự chủ hay thống nhất để đảm bảo sự đồng bộ ăn khớp trong hoạt động của các bộ phận cấu thành của hệ thống, điều chỉnh hoạt động của các bộ phận này trên cơ sở” Giáo sư Nguyễn Văn Lê định nghĩa: “Quản lý một hệ thống xã hội là khoa học và nghệ thuật tác động vào hệ thống đó mà chủ yếu là vào những con người nhằm đạt hiệu quả tối ưu theo mục đích đề ra”. Theo giáo sư Đặng Vũ Hoạt và giáo sư Hà Thế Ngữ “Quản lý là một quá trình định hướng, quá trình có mục tiêu, quản lý một hệ thống là quá trình tác động đến hệ thống nhằm đạt được những mục tiêu nhất định. Những mục tiêu này đặc trưng cho trạng thái mới của hệ thống mà người quản lý mong muốn” Từ đó ta có thể khái quát lại: Quản lý là một hệ thống, là một kho học, là một phương pháp thích hợp nhằm đạt được các mục tiêu đề ra cho quá trình hoạt động. Có thể nói quản lý là một chức năng xã hội từ lâu của xã hội loài người, chức năng này ngày càng phát triển theo quy trình phát triển không ngừng của xã hội. Về nội dung, thuật ngữ quản lý có những cách hiểu khác nhau, có người cho rằng quản lý là các hoạt động thực hiện nhằm đảm bảo sự hoàn thành công việc qua những nỗ lực của người khác. Nhưng cũng có tác giả lại cho rằng quả lý là công tác phối hợp có kết quả hoạt động của những người công sự khác nhau tuy cùng một tổ chức khác. Mác cũng khẳng định: Quản lý là một lao động để điều khiển lao động đó chính là điều kiện quan trọng nhất để làm cho xã hội loài người hình thành và vận hành phát triển. Quản lý phải bao gồm các yếu tố: Chủ thể quản lý, khách thể quản lý đồng thời phải có mục tiêu và quỹ đạo đặt ra cho cả đối tượng và chủ thể, chính mục tiêu này là căn cứ để chủ thể tạo ra các tác động quản lý. Ngày nay, trước sự phát triển phức tạp của khoa học kỹ thuật và những biến động không ngừng của nền kinh tế xã hội, công tác quản lý càng trở thành nhân tố quan trọng trọng sự thành bại của công việc, thậm chí ảnh hưởng đến cả vận mệnh quốc gia. Như vậy ta có thể khái quát: Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích -5-
  6. nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ hội của hệ thống để đạt tới mục tiêu đặt ra trong điều kiện biến động của môi trường. 2) Quản lý giáo dục là gì ? đã có nhiều công trình trong và ngoài nước nghiên cứu khoa học quản lý nói chung và quản lý giáo dục nói riêng, các công trình này đã nghiên cứu chủ yếu về mặt lý luận như các khái niệm quản lý và các chức năng quản lý về mối liên quan giữa kế hoạch quản lý giáo dục với những kế hoạch khác. Những kết quả của việc nghiên cứu trên đã được ứng dụng rộng rãi trong đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS và mang lại một số kết quả nhất định. Quản lý giáo dục là một bộ phận của quản lý xã hội, quản lý giáo dục bao gồm toàn bộ các bộ phận, là hệ thống giáo dục từ Trung ương đến địa phương gồm tất cả các ngành học, các phân hệ giáo dục đặc biệt là các trường học với mục đích: Thầy dạy tốt, trò học tốt , cán bộ phục vụ tốt. Quản lý giáo dục là hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch quy luật của chủ thể quản lý làm cho hệ vận hành theo đường lối nguyên lý của Đảng, thực hiện được tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học giáo dục thế hệ trẻ đưa hệ giáo dục tới mục tiêu dự kiến tiến lên trạng thái mới về chất lượng. Nếu ta hiểu giáo dục là các hoạt động giáo dục diễn ra trong nhà trường hay ngoài xã hội nói chung thì quản lý giáo dục là quản lý mọi hoạt động giáo dục trong xã hộ, lúc đó quản lý giáo dục được hiểu theo nghĩa rộng nhất, nếu ta chỉ nói đến các hoạt động giáo dục ở trong ngành GD ĐT thì lúc đó quản lý giáo dục sẽ được hiểu là quản lý giáo dục một cơ sở GD ĐT (là quản lý nhà trường) và quản lý một hệ thống các cơ sở GD ĐT ở một bộ phận hành chính nào đó ( huyện, tỉnh, toàn quốc) ta gọi là quản lý một hệ thống giáo dục. Quản lý giáo dục là một hệ thống giáo dục có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật chủ thể quản lý, nhằm cho hệ vận hành theo đường lối nguyên lý của Đảng, thực hiện được tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa việt Nam mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học thế hệ trẻ, đưa giáo dục đến mục tiêu dự kiến tiến tới -6-