Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học Vật lý 8 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Thị Thanh Tâm
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học Vật lý 8 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Thị Thanh Tâm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_su_dung_so_do_tu_duy_trong_day_hoc_vat.doc
Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học Vật lý 8 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Thị Thanh Tâm
- SKKN :“Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học Vật lý 8” PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH OAI TRƯỜNG THCS PHƯƠNG TRUNG . Đề tài : “SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ 8” Người thực hiện:Nguyễn Thị Thanh Tâm Năm học :2016-2017 1/ 31
- SKKN :“Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học Vật lý 8” Phòng GD ĐT Thanh Oai Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trường THCS Phương Trung Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học 2016-2017 SƠ YẾU LÍ LỊCH Họ và tên : Nguyễn Thị Thanh Tâm Ngày, tháng , năm sinh: 9-12-1982 Năm vào ngành : 1-11-2012 Chức vụ : Giáo viên Đơn vị công tác : Trường THCS Phương Trung Trình độ chuyên môn : Đại học lý Hệ đào tạo : Từ xa Bộ môn giảng dạy: Vật lý 8 và vật lý 7 Trình độ Ngoại ngữ : Danh hiệu thi đua đã đạt : 2/ 31
- SKKN :“Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học Vật lý 8” PHẦN I. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài, thuận lợi và khó khăn Từ lâu, dạy học theo kiểu “đọc – chép” được coi là một phương pháp dạy học để truyền tải kiến thức cho học sinh và được sử dụng phổ biến ở nhiều trường trong cả nước. Ngành Giáo dục và Đào tạo cũng đã có nhiều cuộc hội thảo và cũng đã đưa ra nhiều phương pháp dạy học tích cực hơn nhưng hiện tại không ít giáo viên vẫn sử dụng cách dạy học theo kiểu “đọc – chép” Do một số bài học của chương trình có lượng kiến thức nhiều, trong một tiết học chỉ có 45 phút, mà đã mất 10 đến 15 phút ổn định tổ chức, kiểm tra bài cũ, dặn dò học, làm bài tập ở nhà Như vậy, chỉ còn khoảng 30 phút để giảng bài mới nên giáo viên chọn cách “đọc – chép”. Học sinh hiện nay khả năng tự ghi bài là rất chậm, rất hạn chế, thụ động trong học tập nên cũng có thầy cô chọn cách đọc bài, học trò chép bài. Học sinh về nhà chỉ cần học thuộc nội dung đã được ghi, khi kiểm tra bài chỉ cần đọc đúng, ghi đúng là được điểm cao Cũng còn một số giáo viên không chịu khó đầu tư cho việc thiết kế bài dạy sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh mình đang phụ trách, sợ mất sức, cứ sẵn giáo án mẫu đọc cho học sinh chép, khi cần thỉnh thoảng mới dừng lại ghi vài chữ lên bảng. Như thế, vừa không sợ sai kiến thức cơ bản, lại vừa không tốn sức. Trang thiết bị và các phòng học chức năng không đủ hoặc không có để đáp ứng nhu cầu dạy học theo hướng đổi mới, hiện đại hóa, học sinh không có nhiều điều kiện để thực hành hoặc học theo phương pháp trực quan sinh động. Khắc phục tình trạng đọc – chép là một yêu cầu cần thiết để nâng cao chất lượng dạy học đối với tất cả các môn học. Đó là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn phức tạp trong điều kiện hiện nay của nhiều trường. Thực hiện tốt việc chống dạy học theo kiểu “đọc – chép” là cả một quá trình lâu dài với sự cố gắng của nhiều đối tượng khác nhau trong đó sự tận tâm của thầy cô giáo là điều hết sức quan trọng mới có thể có kết quả. 3/ 31
- SKKN :“Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học Vật lý 8” Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chỉ thị bắt đầu từ năm học này (2011 – 2012) chấm dứt việc dạy học chủ yếu qua đọc chép và nhìn chép ở bậc trung học phổ thông,trung học cơ sở Đây là chủ trương phù hợp với tiến trình đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng sự mong đợi bấy lâu nay của nhiều giáo viên tâm huyết với giáo dục, giúp học sinh chủ động học tập và sáng tạo. Nhiều nhà nghiên cứu giáo dục và dư luận lên tiếng không đồng tình, thậm chí phản đối gay gắt và đề nghị chấm dứt việc dạy học theo kiểu đọc chép, nhưng có lẽ do còn nhiều việc phải giải quyết, nên mãi đến năm học này, Bộ Giáo dục và Đào tạo mới có ý kiến chính thức bằng văn bản. Thầy đọc, trò chép trên lớp, cộng với việc học quá tải liên miên khiến các em không đủ thời gian suy ngẫm và tự học, thì lấy đâu ra việc tìm tòi, suy luận để có kiến thức thực sự? Nhưng vấn đề đặt ra, thế nào là thầy không đọc, trò không chép? Không đọc kiến thức đã có sẵn trong sách giáo khoa, thì thầy sẽ nói gì để các em ghi lại và phát triển tư duy? Đội ngũ giáo viên hiện nay phần lớn cũng được đào tạo bằng phương pháp “đọc – chép” nên để thay đổi cách giảng dạy cũng khó có thể đạt kết quả một sớm một chiều. Trong khi đó, bộ sách giáo khoa bậc phổ thông đang tiếp tục được thay đổi và nội dung còn khá nặng nề cũng là một lực cản trong quá trình nói không với “đọc – chép”. Trong giai đoạn hiện nay, xu hướng dạy học hiện đại với sự kết hợp những thành tựu công nghệ thông tin đã và đang diễn ra một cách khá phổ biến ở các ngành học, cấp học. Công nghệ thông tin với tư cách là một phương tiện hỗ trợ cho việc dạy học đang chứng tỏ những ưu thế và hiệu quả trong quá trình dạy học nói chung và đối với bộ môn Vật lý nói Đầu năm học 2016 – 2017 Hiệu trưởng Trường THCS tôi triển khai chỉ thị năm học mới của Bộ GD&ĐT trong đó có nêu lên chỉ thị “chấp dứt hoàn hoàn việc đọc – chép hoặc nhìn – chép ở trường THCS” và cô Hiệu trưởng .Từ đó tôi mới tìm hiểu và áp dụng theo phương pháp “Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học Vật lý 8” và bài trả lời cho câu hỏi làm thế nào để đổi 4/ 31
- SKKN :“Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học Vật lý 8” mới phương pháp dạy học “không đọc – chép ; không nhìn – chép” theo chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo mà tôi trăn trở băn khoăn bấy lâu nay đã có cách để giải quyết Qua một năm học áp dụng cho học sinh lớp 8 và lớp 7 ở trường tôi, tôi nhận thấy đây là cách dạy mang lại hiệu quả cao nếu giáo viên biết vận dụng các kĩ năng CNTT vào tiết dạy thì sẽ giúp học sinh hứng thú, yêu thích tiết học hơn so với một tiết dạy bằng giáo án điện tử thông thường. 2. Mức độ nghiên cứu đề tài Năm học 2011 – 2012 là năm học đầu tiên Bộ GD – ĐT triển khai thực hiện “Chấm dứt hoàn toàn việc đọc – chép; nhìn – chép ở các trường THCS,THPT”. Vì trong năm học này tôi chỉ được phân công giảng dạy Vật lý lớp 7 và lớp 8 nên tôi chỉ tập trung nghiên cứu hai khối lớp của mình phụ trách. Trong phạm vi nghiên cứu đề tài này, mức độ nghiên cứu chỉ giới hạn trong vấn đề lớn : “Hướng dẫn học sinh ghi bài theo sơ đồ tư duy”. 3. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu + Đối tượng nghiên cứu : “Soạn giảng bộ môn Vật lý 7 và 8 theo sơ đồ tư duy và chuẩn KTKN được điều chỉnh giảm tải trong năm học 2011 – 2012”. + Khách thể nghiên cứu : Môn Vật lý lớp 7 và lớp 8 ở trường THCS + Phạm vi nghiên cứu : Hướng dẫn học sinh ghi bài theo sơ đồ tư duy. 4. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Để góp phần tạo nên sự chuyển biến trong dạy học bộ môn, đáp ứng yêu cầu phát triển xã hội, và để “Nói không với đọc chép”, giáo viên cần lưu ý một số điểm sau đây: Trước hết, giáo viên phải nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của việc dạy học Vật lý là phải cung cấp cho học sinh một hệ thống kiến thức cơ bản về Vật lý, qua đó giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức, truyền thống cho học sinh. Nghĩa là phải vừa khai trí vừa khai tâm cho các em. Hai nhiệm vụ này luôn gắn chặt và tương hỗ với nhau. Để “Nói không với đọc chép”, đòi hỏi 5/ 31
- SKKN :“Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học Vật lý 8” giáo viên phải có tâm huyết với nghề nghiệp, phải luôn thấy được trách nhiệm và uy tín cá nhân của mình trước hết là đối với học sinh. Mỗi phương pháp dạy học có một giá trị riêng, tuỳ theo nội dung kiến thức và đối tượng mà lựa chọn phương pháp cho phù hợp nhằm tạo biểu tượng, hình thành khái niệm, khắc sâu kiến thức cơ bản cho học sinh. Việc học sinh tham gia trực tiếp vào việc giải quyết những yêu cầu của bài học vừa có tác dụng phát triển tư duy vừa gây hứng thú học tập. Tất nhiên vai trò dẫn dắt của người thầy là hết sức quan trọng. Dạy học là một nghệ thuật, bằng tâm hồn, sự hiểu biết và nghệ thuật của giáo viên, những “phần xác” Vật lý sẽ được “phả hồn” vào một cách sinh động và đẹp đẽ, giúp các em cảm nhận tốt hơn, yêu thích hơn bộ môn Vật lý. Phương tiện dạy học bằng sơ đồ tư duy ngày càng trở nên phóng phú và được các nước tiên tiến trên thế giới sử dụng đạt hiệu quả cao. Nếu biết khai thác tốt sơ đồ tư duy sẽ hỗ trợ đắc lực cho giáo viên trong quá trình giảng dạy. Lý luận dạy học đã chỉ ra rằng, học sinh vừa là đối tượng, vừa là chủ thể của quá trình dạy học. Dạy học theo lối đọc chép có nghĩa giáo viên đã thủ tiêu mất vai trò chủ thể của học sinh, đưa các em vào trạng thái hoàn toàn thụ động, bị nhồi nhét một cách đáng thương. Việc tạo ra mô hình dạy học sử dụng sơ đồ tư duy trong đó học sinh có điều kiện trao đổi với thầy với bạn, sẽ phát huy tốt tính tích cực, chủ động của các em, giúp các em vươn lên chiếm lĩnh tri thức.Thay đổi mô hình dạy học theo sơ đồ tư duy là một yêu cầu không thể thiếu được. Nó vừa phát huy tốt ưu thế của bộ môn, vừa tạo được sự hấp dẫn, hứng thú đối với học sinh. Cần chú ý mô hình dạy Vật lý theo sơ đồ tư duy, giảm dần tính biên niên trong dạy học. 5. Kết cấu của đề tài sáng kiến kinh nghiệm -Phần I : Mở đầu. -Phần II : Mô tả và giới thiệu các nội dung, biện pháp chính. -Phần III : Kết quả, bài học kinh nghiệm và kiến nghị 6/ 31
- SKKN :“Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học Vật lý 8” PHẦN II.NỘI DUNG 1 . Nêu thực trạng của vấn đề 1.1 Thuận lợi khi thực hiện đề tài SKKN Năm học 2011 – 2012 Bộ Giaó dục và Đào tạo giảm tải nội dung sách giáo khoa tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên trong việc dạy và học hơn nững năm qua. Tôi được tham dự lớp tập huấn “Phương pháp dạy học mới” và những năm qua đã soạn giảng khá tốt bộ giáo án điện tử lớp 7 và lớp 8 nên có thuận lợi hơn khi áp dụng đề tài hướng dẫn học sinh bậc THCS thực hiện ghi bài theo sơ đồ tư duy. Trường THCS nơi tôi đang giảng dạy được Sở GD&ĐT đâu tư xây dựng thành đơn vị Trường THCS chất lượng cao của huyện và tiến tới sang năm lên trường chuẩn quốc gia, đã xây dựng xong phòng học bộ môn.Học sinh các lớp bước đầu đã được làm quen với cách ghi bài theo sơ đồ tư duy nên các em tiếp thu cách học mới dễ dàng hơn. Một số phần mềm sơ đồ tư duy được phổ biến rộng rãi nên đã hỗ trợ cho giáo viên và học sinh khi trình bày sơ đồ tư duy trên máy chiếu. 1.2. Khó khăn khi thực hiện đề tài SKKN Khi dự giờ các tiết dạy giáo viên còn theo bảng chấm điểm cũ, hầu như đa số giáo viên của các trường THCS đều chưa giảng dạy học sinh theo phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy vào trong một tiết dạy. Giáo viên ở các trường THCS không hướng dẫn kỹ cách thực hiện cho học sinh và chưa nêu rõ tầm quan trọng của việc dạy học theo phương pháp mới này nên tôi phải cho học sinh lớp 7 và lớp 8 xem phim minh họa, hướng dẫn học sinh cách sử dụng phần mềm, cách vẽ sơ đồ tư duy lại từ đầu. 2 . Mô tả và giới thiệu các nội dung, biện pháp chính 2.1. Thực trạng và giải pháp: 2.1.1 Giảng dạy theo sơ đồ tư duy tăng cường tính tích cực của học sinh 7/ 31