Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh giải bài tập Vật lý 8

doc 32 trang sangkien 05/09/2022 5081
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh giải bài tập Vật lý 8", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • dochuong_dan_hoc_sinh_giai_bai_tap_vat_ly_8.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh giải bài tập Vật lý 8

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN KIM BÔI TRƯỜNG TIỂU HỌC VÀ TRUNG HỌC CƠ SỞ LẬP CHIỆNG HƯỚNG DẪN HỌC SINH GIẢI BÀI TẬP VẬT LÝ 8 Tác giả: BÙI VĂN NHUẬN Trình độ chuyên môn: Đại học Sư phạm Vật lý Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường TH&THCS Lập Chiệng Kim Bôi, năm học 2006 - 2017
  2. MỤC LỤC STT Nội dung Trang 1 Chương I : Tổng quan 1 2 Chương II : Mô tả sáng kiến 2 3 1. Vấn đề của sáng kiến 2 4 2. Các giải pháp thực hiện của sáng kiến 3 5 2.1. Dạng bài tập về chuyển động cơ học 3 6 2.1.1. Một số ví dụ có hướng dẫn học sinh 4 2.1.2. Những lưu ý về phương pháp giải bài tập về chuyển 7 8 động cơ học 8 2.2. Dạng bài tập về áp suất và lực đẩy Ac-si-mét 9 9 2.2.1. Một số ví dụ có hướng dẫn học sinh 10 2.2.2. Những lưu ý về phương pháp giải bài tập về áp suất 10 16 và lực đẩy Ac-si-mét 11 2.3. Dạng bài tập về công và công suất 18 12 2.3.1. Một số ví dụ có hướng dẫn học sinh 18 2.3.2. Những lưu ý về phương pháp giải bài tập về công và 13 20 công suất 14 2.4. Dạng bài tập về nhiệt học 21 15 2.4.1. Một số ví dụ có hướng dẫn học sinh 22 2.4.2. Những lưu ý về phương pháp giải bài tập về nhiệt 16 25 học 17 2.5. Tóm lược phương pháp giải bài tập vật lý 8 25 18 3. Khả năng áp dụng nhân rộng của sáng kiến 26 19 Chương III: Kết luận chung và đề xuất 27 20 1. Kết luận chung 27 21 2. Đề xuất 27 I
  3. DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT STT Cụm từ Viết tắt 1 Trung học cơ sở THCS 2 Tiểu học và trung học cơ sở TH&THCS 3 Trung học phổ thông THPT 4 Giáo viên GV 5 Học sinh HS 6 Tiểu học TH 7 Ban giám hiệu BGH 8 Hướng dẫn HD II
  4. CHƯƠNG I TỔNG QUAN Môn Vật lý có nhiệm vụ thực hiện nhiệm vụ chung của giáo dục THCS là giúp HS củng cố và phát triển những kết quả giáo dục tiểu học, có trình độ học vấn phổ thông cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học THPT, trung học chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động. Chương trình Vật lý 8 thuộc giai đoạn hai của chương trình Vật lý THCS. Chương trình Vật lý 8 có vị trí đặc biệt quan trọng vì lớp 8 là lớp kết thúc phần cơ học và nhiệt học ở cấp học này và do đó, nó có nhiệm vụ thực hiện trọn vẹn các mục tiêu đã được quy định chính thức trong chương trình môn Vật lý cấp THCS. Giải bài tập là một trong những hoạt động tự lực quan trọng của HS trong học tập môn Vật lý. Trong hệ thống bài tập vật lý ở trường THCS hiện nay, chủ yếu yêu cầu HS vận dụng những kiến thức đã học để giải thích, dự đoán một số hiện tượng trong thực tế hay tính toán một số đại lượng trong các trường hợp cụ thể. Nhưng những hiện tượng cụ thể đó thì rất nhiều, HS không thể nhớ hết được, điều quan trọng cần đạt được là HS phải biết cách lập luận, suy luận một cách chặt chẽ, chính xác, đúng quy tắc để có thể suy từ những kiến thức khái quát đã thu nhận được trong bài học lí thuyết để giải quyết các nhiệm vụ nêu ra trong bài tập, giáo viên cần hướng dẫn HS suy nghĩ, lập luận để tự tìm ra lời giải. Chính vì những lý do như trên, nên tôi xây dựng sáng kiến “Hướng dẫn học sinh giải bài tập Vật lý 8” để cùng các đồng chí, đồng nghiệp bàn về cách hướng dẫn học sinh suy nghĩ, lập luận để tìm ra lời giải cho mỗi dạng bài tập. Sáng kiến chú trọng đến một số bài tập điển hình thường gặp theo chương trình, chứ không có ý tuyển chọn những bài khó, lạ yêu cầu cao đối với HS. - 1 -
  5. CHƯƠNG II MÔ TẢ SÁNG KIẾN 1. Nêu vấn đề của Sáng kiến Môn vật lý là bộ môn khoa học tự nhiên trong nhà trường THCS. Nhiệm vụ chủ yếu của nó là nghiên cứu các hiện tượng vật lý tìm ra nguyên nhân, khám phá ra các định luật vật lý và từ đó vận dụng các công thức định luật đó để giải quyết các bài tập vật lý nhằm phục vụ lợi ích cho con người. Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật cũng như sự chuyển biến mạnh mẽ của kinh tế, xã hội, đối với ngành giáo dục để học sinh có một tri thức vững vàng, đòi hỏi người thầy phải sáng tạo tìm tòi ra những phương pháp dạy học sao cho học sinh tiếp thu một cách phù hợp nhất với từng địa phương cụ, thể để học sinh tiếp thu được những thành tựu khoa học của thời đại. Song thực tế hiện nay không có ít khó khăn trong việc giảng dạy bộ môn vật lý, đó là đồ dùng thí nghiệm còn chưa đầy đủ hoặc chất lượng đồ dùng chưa cao, kết quả thí nghiệm chưa sát thực tế nên các em tiếp nhận chưa thuyết phục hoặc chưa vận dụng tốt vào việc giải các bài tập. Vì vậy để chất lượng dạy và học được nâng cao, người thầy không chỉ đơn giản truyền thông tin đến cho học sinh một cách thụ động hoặc sơ lược hoặc theo kiến thức sách giáo khoa mà phải khai thác rộng hơn, sâu hơn và phải tổ chức hướng dẫn học sinh, định hướng cho học sinh học tập tích cực, hăng hái tham gia thực hành, suy luận hoặc xử lí số liệu sẵn có để rút ra kết luận từ đó HS có thể vận dụng giải bài tập một cách linh hoạt nhất. Muốn đạt được điều này người thầy phải đầu tư sáng tạo trong việc dạy và học. Sử dụng tốt các bước của phương pháp thực nghiệm và làm thí nghiệm trên lớp, để học sinh vận dụng kiến thức đã nắm được trên lớp vào việc giải bài tập một cách dễ dàng, gây hứng thú cho học sinh học tập và sự tò mò, tìm tòi sáng tạo của học sinh. Hiện nay tôi đang giảng dạy môn Vật lý 8 tại trường TH&THCS Lập Chiệng. Phần đa học sinh có chú ý nghe giảng, tích cực hoạt động tuy nhiên việc vận dụng lý thuyết vào làm bài tập còn chậm. - 2 -
  6. 2. Giải pháp thực hiện sáng kiến Giáo viên hướng dẫn cho học sinh từ việc nhớ lại các kiến thức đã học một cách lôgic cho đến việc vận dụng những kiến thức đó vào từng dạng bài tập cụ thể. Với mỗi bài tập đều có nhiều cách giải khác nhau. Vì vậy cần hướng dẫn HS thực hiện giải bài tập theo nhiều cách sau đó so sánh kết quả rồi mới đưa ra đáp số cuối cùng. 2.1. Dạng bài tập về chuyển động cơ học: Sự thay đổi vị trí của vật này đối với vật khác theo thời gian gọi là chuyển động cơ học. Nói một vật chuyển động hay đứng yên là phải nói rõ là chuyển động hay đứng yên đối với vật nào dùng làm vật mốc. Cùng một vật có thể là đứng yên đối với vật này nhưng lại là chuyển động đối với vật khác. Thông thường để cho tiện người ta lấy mặt đất làm mốc. Chuyển động cơ học là tương đối. Chuyển động thẳng đều là chuyển động trong đó vật đi được những quãng đường bằng nhau trong những khoảng thời gian bằng nhau bất kì. Vật tốc của chuyển động thẳng đều cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động và được xác định bằng (có số đo bằng) quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian. s Quãng đường đi Công thức vận tốc: v = = t Thời gian đi Đơn vị đo vận tốc phụ thuộc vào đơn vị đo đường đi và đon vị đo thời gian. Nếu s đo bằng mét (m), t đo bằng giây (s) thì v đo bằng mét trên giây (m/s) Nếu s đo bằng km, t đo bằng giờ (h) thì v đo bằng (km/h) Trong chuyển động thẳng đều vận tốc có giá trị không đổi. Đường đi trong chuyển động thẳng đều tỉ lệ thuận với thời gian đi: s = v.t trong đó v là một hằng số. Công thức này cũng đúng cho chuyển động đều trên một đường cong. Cùng một vật có thể chuyển động với vận tốc lớn (nhanh) đối với vật này và chuyển động với vận tốc nhỏ (chậm) đối với vật khác. Nói vật chuyển động - 3 -
  7. nhanh hay chậm là phải nói rõ đối với vật nào dùng làm vật mốc. Nói vật tốc của một vật cũng phải nói rõ đối với vật nào. Vận tốc cũng là tương đối. Với chuyển động không đều thì tỉ số s/t cho biết vận tốc trung bình trên s quãng đường đó: vtb = t 2.1.1. Một số ví dụ có hướng dẫn học sinh Ví dụ 1: Tính tương đối của chuyển động và đứng yên. Học sinh A ngồi trên một chiếc ô tô đang chạy và quan sát người lái xe và những cột điện bên đường và nói rằng: người lái xe ngồi yên còn các cột điện bên đường chuyển động lùi về phía sau ô tô. Học sinh B đứng dưới đường lại nói rằng: cột điện đang đứng yên còn người lái xe đang chuyển động. Tại sao hai nhận xét đó lại trái ngược nhau, ai đúng? * Các bước giải bài tập: Bước 1: Tìm hiểu đề bài: HD: - Hai học sinh có ở cùng một nơi để quan sát hay không? Các vật mà hai học sinh đó quan sát là giống nhau hay khác nhau? - Học sinh A ở vị trí nào và nói gì? - Học sinh B ở vị trí nào và nói gì? - Đề bài yêu cầu chúng ta phải làm gì? Bước 2: Giải bài tập: HD: - Căn cứ vào đâu để biết rằng một vật là chuyển động hay đứng yên? - Học sinh A chọn vật nào làm vật mốc? Khoảng cách từ người lái xe đến học sinh A có thay đổi theo thời gian không? Học sinh A cần nói thế nào cho đủ, cho rõ hơn về sự đứng yên hay chuyển động của người lái xe và cột điện? - Học sinh B chọn vật nào làm mốc? Cần phải nói như thế nào cho rõ hơn, đủ hơn về sự đứng yên hay chuyển động của cột điện và người lái xe? Bước 3: Kiểm tra kết quả. HD: Cần liên hệ thực tế để kiểm tra câu trả lời. - 4 -
  8. * Bài giải cụ thể: Muốn xét xem một vật đứng yên hay chuyển động ta phải xét xem khoản cách từ vật đó đến vật mốc có thay đổi hay không. Học sinh A lấy chính mình làm vật mốc. Khoảng cách giữa người lái xe với A không thay đổi, nên A thấy người lái xe đứng yên (đối với mình), còn khoảng cách từ cột điện bên đường đến A lại thay đổi theo thời gian, nên A thấy cột điện chuyển động (đối với chính A). Học sinh B cũng lấy chính mình làm vật mốc. Nên quan sát thấy khoảng cách giữa cột điện với B không thay đổi, vì thế B nói là cột điện đứng yên (so với chính B), còn khoảng cách từ người lái xe đến B thay đổi theo thời gian, nên nói là người lái xe chuyển động (so với chính B). Nhận xét của hai học sinh còn thiếu là chưa nói rõ chuyển động hay đứng yên so với vật mốc nào. Nếu nói rõ chuyển động hay đứng yên so với chính mình thì cả hai đều nói đúng. Ví dụ 2: Tính các đại lượng của chuyển động. Một người đi xe đạp chuyển động thẳng đều, đi 8km đầu tiên hết 30 phút. Hỏi sau 2 giờ đạp xe liên tục, đều đặn người đó sẽ đi được đoạn đường là bao nhiêu? * Các bước giải bài tập: Bước 1: Tìm hiểu đề bài: HD: - Chuyển động của xe là dạng chuyển động gì? - Thời gian đầu (t1) là bao nhiêu giờ, đi được đoạn đường (s1) bao nhiêu km? - Để đi được đoạn đường (s2) người đó phải mất khoảng thời gian (t2) là bao nhiêu giờ? - Đề bài yêu cầu tính đại lượng nào? Bước 2: Giải bài tập: HD: - Chuyển động của xe là chuyển động gì? - Tính vận tốc của chuyển động thẳng đều theo công thức nào? - Tính đường đi của chuyển động thẳng đều theo công thức nào? - 5 -