Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phương pháp gây hứng thú trong dạy học môn học Lịch sử ở trường THCS Trần Phú

doc 17 trang honganh1 15/05/2023 7121
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phương pháp gây hứng thú trong dạy học môn học Lịch sử ở trường THCS Trần Phú", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_su_dung_phuong_phap_gay_hung_thu_trong.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phương pháp gây hứng thú trong dạy học môn học Lịch sử ở trường THCS Trần Phú

  1. MỘT SỐ KINH NGHIỆM SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP GÂY HỨNG THÚ TRONG DẠY HỌC MÔN HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THCS TRẦN PHÚ I. PHẦN MỞ ĐẦU I.1 Lý do chọn đề tài Lịch sử là một trong những môn khoa học rất quan trọng, vì môn Lịch sử giúp các em biêt được quá trình phát triển của lịch sử loài người, nhất là biết được quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta qua bốn nghìn năm lịch sử. Đó là một quá trình lao động cần cù, sáng tạo và chiến đấu lâu dài, gian khổ, hi sinh của các thế hệ người Việt Nam. Qua việc học lịch sử, giúp các em hiểu được giá trị của cuộc sống và bồi dưỡng cho các em lòng tự hào dân tộc, sự biết ơn những người có công với nước, từ đó các em ý thức được trách nhiệm của mình đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tôi thấy học sinh trường Trần Phú quan tâm nhiều đến các môn như Toán, Lý, Hóa và Anh văn, còn môn Lịch sử và các môn khoa học xã hội nói chung, hầu như chỉ học để đối phó. Tình hình đó đã dẫn đến sự hiểu biết lịch sử của các em rất hạn chế, chất lượng bộ môn giảm sút so với nhiều năm trước. Vậy, làm thế nào để cải thiện chất lượng bộ môn! Tôi cho rằng, chỉ có cách duy nhất là giáo viên phải luôn tạo được sự hứng thú cho học sinh trong mỗi giờ Lịch sử. Trăn trở trước thực trạng đó đã nhiều năm, tôi đã học hỏi và rút ra một số kinh nghiệm về sử dụng phương pháp tạo hứng thú cho học sinh trong môn học Lịch sử, làm cho môn học không trở nên nặng nề, khô khan, nhàm chán, từ đó nâng cao dần chất lượng bộ môn. I.2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài Trong dạy học lịch sử cũng như các môn học khác, có rất nhiều phương pháp. Trong một bài giảng, giáo viên phải kết hợp nhiều phương pháp dạy học, nhưng sử dụng các phương pháp đó như thế nào cho phù hợp, cho hiệu quả, tạo được sự hứng thú cho các em là một vấn đề rất quan trọng. Trong điều kiện, hầu hết các phòng học của trường Trung học cơ sở Trần phú đã được lắp đặt máy vi tính và màn hình trình chiếu, nên tôi đã triệt để sử dụng phương pháp ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học. Tôi đã ứng dụng công nghệ thông tin để giới thiệu chân dung các nhân vật lịch sử, những thành tựu khoa học - kĩ thuật của con người; tường thuật diễn biến các chiến dịch, các trận đánh; sử dụng những đoạn phim tư liệu, phương pháp thảo luận nhóm, đồng thời kết hợp sử dụng các phương pháp truyền thống như miêu tả, tường thuật bằng phương pháp trình bày miệng của giáo viên và sử dụng thơ ca, âm nhạc vào giảng dạy lịch sử. I.3 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là sử dụng phương pháp tạo hứng thú cho học sinh trong môn học Lịch sử. I.4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu Đến năm học 2010 - 2011, ở khối 9 của trường THCS Trần Phú đã có lớp 9A và 9B lắp máy vi tính và màn hình trình chiếu, còn 9C và 9D chưa lắp đặt, nên đề tài GV: Đào Thị Xuân – Trường THCS Trần Phú Trang 1
  2. này tôi nghiên cứu về việc sử dụng một số phương pháp dạy học nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong môn học Lịch sử, trong đó có ứng dụng công nghệ thông tin. Đề tài được thực hiện ở lớp 9A và 9C năm học 2010-2011. I.5 Phương pháp nghiên cứu Bước 1. Lập thư mục Để làm đề tài nay, tôi đã sử dụng một số tư liệu sau: Sổ điểm lớp 9Avà 9C năm học 2010 - 2011 trường THCS TRần Phú Sách giáo khoa Lịch sử 9. NXB giáo dục Sách Phương pháp học tập và nghiên cứu lịch sử . Phan Ngọc Liên - Nguyễn Thị Côi - Đặng Văn Hồ. NXB Giáo dục Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS chu kì III. Đỗ Thanh Bình - Đào Thị Hồng - Phan Ngọc Liên - Nguyễn Xuân Trường. NXB Giáo dục Bước 2. Đọc tài liệu và ghi chép tư liệu Sau khi đã lập thư mục, tôi xem lướt qua các tài liệu, xác định những vấn đề cơ bản có liên quan đến đề tài và đọc kĩ, ghi chép lại những vấn đề đó. Bước 3. Thu thập và xử lí tư liệu Sau khi đọc và ghi chép tư liệu, tôi thu thập những tư liệu cần thiết và phân tích các tư liệu đó xem có khách quan, xác thực không. Bước 4. Quan sát, thực nghiệm Bước quan sát: Tôi đã tiến hành quan sát để ghi nhận một cách đầy đủ và chuẩn xác thực trạng học sinh ngại học lịch sử, không hứng thú với môn lịch sử ở trường Trung học cơ sở Trần Phú. Bước thực nghiệm: Sau khi đã quan sát thấy thực trạng trên là đúng, tôi đã áp dụng các phương pháp dạy học hiện đại như ứng dụng công nghệ thông tin vào trình chiếu hình ảnh, cho nghe những bài hát có liên quan đến bài học, tổ chức trò chơi, kết hợp với các phương pháp truyền thống như miêu tả, tường thuật, sử dụng văn học và âm nhạc vào thực tế giảng dạy làm thay đổi thực trạng trên. Bước 5. Giải quyết vấn đề và trình bày vấn đề nghiên cứu. Sau khi đã tiến hành thực nghiệm, cho thấy việc sử dụng các phương pháp dạy học trên đã giúp học sinh hứng thú hơn và có hiểu biết nhiều hơn về lịch sử, chất lượng đại trà của môn Lịch sử được naag lên. Vì vậy, tôi quyết định trình bày vấn đề đã nghiên cứu để các đồng nghiệp cùng tham khảo. II. PHẦN NỘI DUNG II.1 Cơ sở lí luận Môn lịch sử ở trường phổ thông nhằm giúp học sinh có được những kiến thức cơ bản, cần thiết về lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới, góp phần hình thành ở học sinh thế giới quan khoa học, giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, truyền thống dân tộc, cách mạng, bồi dưỡng các năng lực tư duy, hành động và thái độ ứng xử đúng đắn trong cuộc sống xã hội. Vì vậy phương pháp dạy học môn Lịch sử rất phong phú, đa dạng, bao gồm các phương pháp hiện đại (thảo luận nhóm, đóng vai ) và GV: Đào Thị Xuân – Trường THCS Trần Phú Trang 2
  3. các phương pháp truyền thống (trực quan, kể chuyện ). Để việc dạy học có hiệu quả, người giáo viên phải biết lựa chọn các phương pháp phù hợp với bài học, với đối tượng học sinh nhằm tạo cho học sinh hứng thú học tập. Theo luật giáo dục Việt Nam, "Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tư duy, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tư tưởng tình cảm đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh" II.2 Thực trạng a. Thuận lợi, khó khăn Thuận lợi: Về đội ngũ giáo viên: Trường Trung học cơ sở Trần Phú có đủ giáo viên dạy Lịch sử, được đào tạo chính quy. Giáo viên có ý thức tự học, tự rèn, nhiệt tình trong công tác giảng dạy. Về học sinh: Học sinh được trang bị đầy đủ sách giáo khoa, đồ dùng học tập, phần lớn có ý thức học tập. Về thiết bị đồ dùng dạy học của giáo viên: được trang bị đầy đủ, đặc biệt có 2/4 lớp 9 có lắp đặt máy vi tính và màn hình trình chiếu. Khó khăn: Do đặc điểm của bộ môn Lịch sử là học sinh phải tìm hiểu những gì đã diễn ra trong quá khứ; lịch sử lại gắn liền với thời gian; các kiến thức lịch sử ít khi lặp lại như kiến thức của các môn Toán, Lý, Hóa, vì vậy học sinh không được củng cố thường xuyên nên rất khó ghi nhớ. Từ đặc điểm của bộ môn dẫn đến tâm lí các em ngại học lịch sử, không hứng thú khi phải tiếp xúc với các kiến thức lịch sử, kể cả những học sinh chăm học, có ý thức tốt. Mặt khác, do yêu cầu thực tế của cuộc sống, một bộ phận phụ huynh muốn hướng các em vào việc học tốt các môn khoa học tự nhiên và Anh văn, để làm cơ sở thi đại học và tìm kiếm việc làm sau này. Tất cả những yếu tố trên đã làm cho các em không có hứng thú học lịch sử. Năng lực ứng dụng công nghệ thông tin của giáo viên vào dạy học lịch sử còn có những hạn chế nhất định. b. Thành công - hạn chế Thành công: Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học lịch sử đáp ứng được yêu cầu cung cấp hình ảnh đẹp, sinh động, giúp các em nắm bắt kiến thức dễ dàng và nhớ lâu. Việc sử dụng các phương pháp như miêu tả, tường thuật (kể chuyện), thơ ca và âm nhạc cũng phù hợp với tâm lí lứa tuổi học sinh. Ở tuổi đó, các em tiếp thu tương đối đầy đủ về sự kiện, hiện tượng được miêu tả, tường thuật và cảm thụ được tương đối tốt về thơ và nhạc, nên có tác động tích cực đến tư tưởng, tình cảm của các em. Hạn chế: Nếu giáo viên không biết chọn lọc những thông tin cần thiết mà tham lam, ôm đồm, đưa quá nhiều hình ảnh; sử dụng quá nhiều tài liệu tham khảo; miêu tả, tường thuật dài dòng dễ dẫn đến tình trạng không đảm bảo thời gian cho giờ dạy. c. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động Trong những năm gần đây, do có nhiều hoạt động vui chơi giải trí ngoài trường học, ngoài giờ học như : phim ảnh, trò chơi điện tử nên các em bị chi phối mất GV: Đào Thị Xuân – Trường THCS Trần Phú Trang 3
  4. nhiều thời gian và sức lực. Ngoài ra còn do cha mẹ lo làm ăn không quan tâm đến việc học của con em mình và còn do nhận thức chưa đúng về ý nghĩa, tầm quan trọng của môn Lịch sử. II.3 Giải pháp, biện pháp a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp Mục tiêu của các giải pháp, biện pháp mà tôi đưa ra nhằm cải thiện thái độ học tập của học sinh đối với môn Lịch sử, giúp các em yêu thích môn Lịch sử và có hứng thú học tập, từ đó nâng cao chất lượng dạy và học lịch sử. b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp * Phương pháp ứng dụng công nghệ thông tin Theo số liệu khoa học mà tổ chức UNESCO đã công bố: Học sinh chỉ nhớ 15% thông tin khi nghe, 25% thông tin khi nhìn nhưng nếu được kết hợp giữa nghe và nhìn thì thông tin thu nhận được đạt tới 65%. Như vậy khi ứng dụng công nghệ thông tin với kênh hình, kênh chữ và các ứng dụng khác sẽ giúp học sinh học tập chú ý hơn, tạo được cảm xúc, tìm tòi, nhận thức và khái quát hóa sự kiện, hiện tượng. Qua thực tế và kinh nghiệm giảng dạy của tôi, có thể khẳng định rằng: việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hỗ trợ dạy học là phương pháp đem lại hiệu quả cao. Ứng dụng công nghệ thông tin vào hình thành kiến thức cho học sinh trong dạy học lịch sử sẽ làm cho giờ học trở nên sinh động không bị khô khan, tẻ nhạt, lôi cuốn được học sinh tham gia học tập tích cực, chủ động, tạo cho các em động cơ và không khí học tập thoải mái. Đây là nền tảng cho việc tiếp thu kiến thức khoa học lịch sử một cách hiệu quả, qua đó giáo dục và phát triển toàn diện học sinh và nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. Công nghệ thông tin làm nhiệm vụ hỗ trợ cho các phương pháp dạy học khác, cho nên giáo viên có thể ứng dụng nó để hỗ trợ cho việc tường thuật, hoặc miêu tả các sự kiện, hiện tượng lịch sử kết hợp với lời trình bày sinh động của giáo viên. Giáo viên cũng có thể chiếu một đoạn phim tài liệu hoặc tư liệu tham khảo để các em đọc và tìm hiểu. Sau đây là một số phương pháp ứng dụng công nghệ thông tin. - Ứng dụng công nghệ thông tin để tường thuật diễn biến một sự kiện lịch sử. Ví dụ 1. Bài 25 - Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 - 1950) ( Lịch sử 9), khi dạy về chiến dịch Việt Bắc Thu - Đông năm 1947, tôi sử dụng lược đồ chiến dịch Việt Bắc có kí hiệu, hình ảnh với hiệu ứng sinh động thể hiện hướng tiến công của quân bộ, quân thủy và quân dù của Pháp; hướng tiến công của ta và nơi ta bao vây, tiêu diệt địch Dựa vào lược đồ, chiếu đến đâu, tôi tường thuật diễn biến của chiến dịch đến đó, tôi thấy học sinh rất chú ý theo dõi. Ngày 7/ 10/1947, từ sáng sớm một binh đoàn dù đổ quân xuống chiếm thị xã Bắc Cạn và chiếm thị trấn Chợ Mới, Chợ Đồn. Cùng ngày hôm đó, một binh đoàn lính bộ từ Lạng Sơn đánh lên Cao Bằng, rồi từ Cao Bằng, một cánh quân khác đánh xuống Bắc Cạn, tạo thành gọng kìm bao vây phía đông và phía bắc Căn cứ địa Việt Bắc. Ngày 9/ 10/ 1947, một binh đoàn hỗn hợp lính bộ và lính thủy đánh bộ ngược sông Hồng, sông Lô và sông Gâm lên thị xã Tuyên Quang, Chiêm Hóa, Đài Thị (Tuyên Quang) bao vây phía tây Căn cứ địa Việt Bắc. GV: Đào Thị Xuân – Trường THCS Trần Phú Trang 4